Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ngọc trúc (Liên trúc, tây trúc)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Ngọc trúc (Liên trúc, tây trúc). Vật phẩm này là giống lá trúc, mà sáng như ngọc, rễ có nhiều đốt, nên gọi ngọc trúc.

– Còn gọi: Liên trúc, tây trúc (Quảng Đông trung dược). Vĩ sâm (Hồ Nam dược vật chí). Hồ lợi hoa (Hắc Long giang trung dược). Sơn khương hoàng mạn thanh (Sơn Đông tru dược). Sơn linh tử thảo, linh đang thái, đăng lung thái, Sơn bao mê (Đông Bắc dược thực chí). Uy sâm, ngọc truật (Điền Nam bản thảo). Ủy nhụy, mã luân (Biệt lục). Nữ ủy (Bản kinh)…

– Tên khoa học: Polygonatum odoratum (Mill) Druce var pluriflorum (Mig) ohwi. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng:

Một số loại ngọc trúc thường dùng

1) Nhiệt hà hoàng tinh:

Polygonatum macropodium Turcz.

2) Tiểu ngọc trúc: Polygonatum involucratum Maxim.

3) Mao đồng ngọc trúc: Polygonatum inflatum Komar. 4) Ngọc trúc: Polygonatum officinale All. 

5) Điểm hoa hoàng tinh: Polygonatum punctatum Royle ex Kunth.

Ngọc trúc (Rhizoma polygonati officinalis) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây ngọc trúc được dùng làm thuốc.

– Hình thái:

a) Theo Trung Quốc dược học đại từ điển:

Ngọc trúc là loại cỏ mọc nhiều năm nơi đất ẩm ướt chốn khe núi, tháng xuân nảy thân, to có 3 cạnh, khoáng dọc thân sắc tía, đốt của thân thì sắc tía đen, cao từ 0,6 – 1.6m lá mọc xen kẽ hình bầu dục dài sắc xanh nhạt, đầu lá nhọn, gân dọc theo chiều dài của lá, nách lá nở 1 – 2 đóa hoa dạng ống mé dưới hoa nở dạng chuông, màu xanh trắng, hoa quả cùng toàn hình giống như hoàng tinh, thân rễ ngầm nằm dưới đất hình tròn dài, mặt ngoài sắc vàng nâu dài 6 – 7cm, lâu năm dài đến hơn 30cm, to như ngón tay, có râu rễ vị ngọt hơi cay.

b) Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.

Ngọc trúc là loại cỏ sống dai cao 40 – 60cm thân rễ mọc ngang màu vàng trắng nhạt, đường kính 0,5 – 1,5m, trên thân rễ có nhiều rễ con, lá mọc so le, từ giữa thân trở lên, không có cuống cứng dai, hình trứng rộng, dài 6 – 12cm, rộng 3: 6cm, mặt dưới màu trắng nhạt. Hoa mọc ở kẽ lá có cuống dài 1 – 1,4cm, mỗi kẽ mọc 1 – 2 hoa màu trắng hình chuông, nếu 2 hoa thì có 1 cuống chung và 2 cuống con riêng. Quả mọng hình cầu, đường kính 1 – 7mm. Khi chín có màu tím đen.

– Bào chế: Ngọc trúc.

Trừ bỏ tạp chất, rửa sạch đất cát, ngâm nước đến lúc trong ngoài độ ướt như nhau rồi cắt miếng phơi khô. Ngọc trúc hấp: .

Lấy ngọc trúc đã rửa sạch đất cát đặt vào chõ đồ xôi, đồ nóng 2 – 3 lần đến lúc trong ngoài đều hiện sắc đen làm mức, lấy ra, phơi đến khô 50%, cắt miếng, lại phơi đến đủ khô.

2. Tác dụng dược lý

1) Tác dụng đối với huyết áp:

Thuốc ngâm lá và rễ và thuốc sắc (chủng loại chưa nêu) đối với thỏ nhà và chó đều có tác dụng giáng áp ngắn tạm, cắt đứt 2 bên thần kinh mê tẩu cùng tiêm Atropin, sau đó tác dụng giáng áp có giảm yếu. Nhưng lấy ngọc trúc ở lao sơn thanh đảo, bất luận là lượng nhỏ hay lượng lớn đều khiến huyết áp thỏ dần dần lên cao, mà đối với chó gây mê thì lượng nhỏ không ảnh hưởng, liều lượng thuốc tương đối lớn có thể khiến cho huyết áp tạm thời xuống thấp.

2) Tác dụng mạnh tim: 

Thuốc sắc, cồn thuốc (tinctura) ngọc trúc núi Lao Sơn dùng lượng nhỏ có thể làm tim ếch đã tách rời cơ thể đập nhanh hơn, lượng thuốc lớn thì khiến tim đập giảm yếu, thậm chí ngừng đập. Có người nói rễ, thân, nước quả có hàm chứa glucozit mạnh tim giống như linh lan (Convallarin và convallamarin) cho nên có tác dụng mạnh tim.

3) Đối với ảnh hưởng đường huyết:

Thỏ nhà dùng 0,5g/kg thuốc ngâm đem tiêm bắp có thể khiến đường trong máu tăng lên, mà miệng uống cao ngâm thì đường huyết trước lên sau xuống, đối với adrenalin dẫn sinh ra cao đường huyết thì có tác dụng ức chế rõ ràng. Đối với đường glucoza, và alloxan làm dân sinh ra cao đường huyết của chuột lớn cũng có tác dụng ức chế.

4) Tác dụng khác:

Như trong liều lượng nuôi hàm chứa 2,5% ngọc trúc, có thể khiến giáng thấp tỷ lệ tử vong do lao trong thực nghiệm đối với chuột trắng nhỏ, nhưng đối với bệnh biến chí hơi một chút giảm nhẹ, nồng độ tăng cao ngược lại lại vô hiệu. Dùng thuốc sắc cho uống đối với toàn thân cùng chi dưới con ếch, có thể khiến huyết quản co bóp; đối với huyết dịch ngưng đọng cố kết của chó đều không ảnh hưởng, cũng không có tác dụng dung huyết; đối với tử cung đã tách rời cơ thể của chuột trắng nhỏ thì hơi có tác dụng kích thích. Đối với sự hoạt động của ống ruột thì trước thêm mạnh sau thong thả trì hoãn. Nước ngoài có dùng bên ngoài để chữa xuất huyết dưới da cùng với phát ban, mọc sởi.

Vị thuốc Ngọc trúc

Vị thuốc Ngọc trúc

3. Vị thuốc Ngọc trúc theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, bình, không độc. 

– Quy kinh: Vào kinh phế, vị.

– Công hiệu:

Nhân táo, bổ khí huyết; phù chính, trừ phong thấp, dùng làm thuốc trị phong thấp eo lưng đau. cùng với làm thuốc chữa “lan huyền phong” chữa nốt đen sạm mặt.

Nhân dân ta dùng làm thuốc bí khi cơ thể suy nhược, mồ hôi ra nhiều, tiểu nhiều lần, di tinh. Theo tài liệu cổ thì ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi lạnh, vào 2 kinh phế vị. có tác dụng tư âm nhuận táo, sinh tân khỏi khát. Chữa táo nhiệt miệng khát, phong thấp sinh ho phát sốt, mồ hôi trộm hư lao mà sốt. Người dương suy âm thịnh tỳ vị đờm thấp ứ trệ không dùng được.

– Chủ trị

Trúng phong, bạo nhiệt không thể quay trở mình, mọi không đủ do gân thịt rách mất, uống lâu trừ mặt sạm đen, đẹp nhan sắc nhuận da, nhẹ mình không già (Bản kinh) chủ khí kết ở tâm bụng, hư nhiệt thấp độc, eo lưng đau, trong ngọc hành lạnh, cùng mắt đau, lỗ mắt nhòe, nước mắt ra (Biệt lục).

* Lượng dùng: 5g – 10g

* Kiêng kỵ: Phàm có đờm tích ứ trệ thi cấm dùng, kiêng sắt, ghét nước muối (halogen) và muối.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

Trương Sơn Lôi nói:

Ngọc trúc vị ngọt nhiều dầu là vật phẩm nhu nhuận, bản thảo tuy không nói lạnh, song cái mà nó trị đều là bệnh táo nhiệt, thì lạnh như thế nào? Người xưa do phong nhiệt bởi vì nhu nhuận có thể tắt phong vậy. Cái chất âm lạnh không thể trị cái phong tà từ ngoài lại, phàm nhiệt tà hun đốt, cái bênh hóa thịnh sinh phong thì rất nên. Nay chỉ lấy trị phế vị táo nhiệt, tân dịch khô cạn, miệng khát họng khô… mọi chứng mà vị hỏa bốc thịnh, rao khát, tiêu cơm, ăn nhiều dễ đói, càng có công hiệu nhanh chóng.

Thiên Kim cùng với Chu Quăng dùng làm thuốc chủ yếu chữa phong ôn, chính vì bệnh phong, nóng trong chưng đốt, do nhiệt mà sinh phong, vốn không phải ngoại cảm mà thế nhiệt rất thịnh tân dịch dễ bị tổn thương cho nên lấy ngọc trúc làm thuốc chủ yếu. Ngõa Quyền bảo đầu không yên thêm dùng ngọc trúc ấy, cũng là chỉ can hỏa cuồng sướng, cái váng đầu do phong dương quấy nhiễu lên trên, ngọt lạnh nhu nhuận chính là vật dụng rất tốt cho tắt phong thanh hỏa, há có thể nói là ngọc trúc có thể thông trị đau đầu ư? Lại nói: Bản kinh nói 3 chữ “Chư bất túc” tức là mọi cái không đủ, là tổng kết câu văn trên mọi câu bạo nhiệt. Ông Trương Ẩn Am nói rất phải, đó là người xưa lầm cho rằng rông chỉ mọi cái hư không đủ, cho nên Ngõa Quyền thì nói: Bên trong bổ cái không đủ. Tiêu Bính thì nói: Bố trung ích khí. Nhật Hoa thì bảo: Bổ hư tổn của chứng ngũ lao thất thương[mfn]Ngũ lao thất thường: Ngữ lao là 5 chứng lao: Tâm lao, can lao, tỳ lao, phế lao, thận lao. Năm chứng lao làm tổn thương là: Nhìn lâu hại máu, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân. Thất thương là: Ăn no hại tỳ, giận dữ lớn khí nghịch hại gan, gắng sức mang vác nặng, ngồi lâu nơi đất thấp tổn thương thận, thân thể rét uống lạnh hại phổi, lo sầu nghĩ ngợi hại tâm, gió mưa nắng lạnh hại hình thể, sợ hãi không tiết độ hại chí đó là thất thương. Ngoài ra còn sách y học nhập môn, sách y giám, sách sào nguyên phương đề ra thất thương có đôi chút khác nhau tôi không nêu ở đây[/mfn].

Diên Hồ thì nói: Chủ trị tỳ vị hư thiếu, con trai đái nhanh luôn, mất tinh, các loại hư tổn. Vả lại còn bảo trị hư lao lúc nóng lúc lạnh cùng các chứng không đủ. Dùng thay sâm, kỳ không lạnh, không táo, rất có công lạ. Hầu như lấy ngọc trúc làm vị thuốc thần khởi tử hồi sinh cho người lao sái (ho lao). Vốn biết cái tính nhu nhuận dùng chữa thuần âm đã đủ để tàn phá cái cơ sức sống, huống chi bệnh hư lao, âm dương đều thiếu, giả sử có hư hỏa bốc lên cũng không có phép dùng lạnh mát để bẻ gẫy, lại há có cái chất âm, lạnh, nhầm, trệ mà có thể có lý bố trung ích khí ư? Cái thuyết của mọi nhà đều là cái lỗi: Lầm đọc 3 chữ “mọi không đủ” của kinh bản thảo, mà Lý Diên Hồ lại sáng tác ra một tà thuyết, càng hoang đường hơn, sao  không thấy ông Trương Ẩn Am  trong bản thảo chú đã từng nói: Ngọc trúc chất nó âm nhu, há chịu gánh vác được việc nặng.

Người xưa ngoài việc chữa phong nhiệt tuyệt không dùng gì khác. Từ khi họ Lý có lời bàn không lạnh không táo, mà thầy thuốc đương thời tin là thuốc bổ, chứng hư mà dùng vị này thì trăm người không sống một. Trần Tu Viên cũng đã bàn rõ. Người gần đây còn không giác ngộ bèn dùng cho mọi bệnh ho hắng do hư nhiệt, dùng bừa bãi những vật phẩm âm nhu béo trệ, quyến luyến tà giúp cho đờm, vô tình ám hại tỳ thổ, rõ ràng là đem cái bệnh nhẹ bệnh nhỏ, ra sức đuổi vào cửa quỷ, bao nhiêu trường hợp như thế, nói chung đều là lầm ở chỗ đó thật đáng thở dài mà than thở. Trương Thạch Ngoan còn bảo ngọc trúc tuy nhuận mà không tốn hại tỳ tiết tả, tôi thì bảo rằng cái vật phẩm âm hàn không cái nào không trở ngại trung tiêu. Thuyết này của Thạch Ngoan không thể tin được, lại nữa ở Kinh Sơ Trọng Thuần rất tán dương vật này, đây cũng là cái dòng tựa Diên Hồ cả, vả lại còn bảo giúp đỡ khí dương càng thuộc loại không có gì chứng minh được.

5. Phối hợp ứng dụng vị Ngọc trúc

1) Trị mắt đỏ xít đau dùng: Ngọc trúc, Xích thược, Đương quy, Hoàng liên lượng bằng nhau, sắc nước xông rửa. (Vệ sinh bảo giảm phương)

2) Thang cam lộ:

Trị mắt thấy hoa đen, đậu đỏ mờ tối, dùng ngọc trúc sấy khô 128 gam mỗi lần uống 6,4 gam, nước 1 chén cho vào 2 lá bạc hà, 1 lát gừng tươi, chút ít mật cùng sắc còn 7/10 chén, lúc đi nằm uống ấm ngày 1 lần. (Thánh Lễ tổng lục phương)

3) Trị trẻ thốt nhiên đái rắt nhỏ giọt mà sót đau (lâm):

Dùng: ủy nhụy 32 gam, rễ chuối tiêu (củ) 128 gam, nước 2 bát to sắc còn 1 bát rưỡi, cho vào 10 gam hoạt thạch chia 3 lần uống.(Thánh huệ phương)

4) Trị phát sốt miệng khô, tiểu tiện sáp xít: Dùng ngọc trúc 5 lạng (160 gam) sắc nước uống. (Ngoại đài bí yếu phương)

5) Trị vú cứng như đá, phát sốt:

Ngọc trúc 3 lạng (96 gam), cam thảo nướng 2 lạng (64 gam), sừng tê giác 1 lạng (32 gam), nước 4 lít nấu còn 1,5 lít, chia 3 lần uống.

(Thánh huệ phương)

6) Trị sau động kinh bị sưng do hư, trẻ con sau khi bị động kinh khỏi, huyết khí (bốc lên) hư ở trên, nóng ở da dẻ, mình mặt đều sưng:

Dùng: ngọc trúc, quỳ tử, long đởm, phục linh, tiều hồ, lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3,2g sắc nước uống. (Thánh huệ phương) 

– Lâm sàng báo cáo

Chữa sức tâm suy kiệt dùng Ngọc trúc làm chính, chữa bệnh tạng tâm kiểu phong thấp, bệnh tạng tam xơ cứng dạng cháo động mạch nhũ, bệnh tạng tâm gốc phổi dẫn sinh ra lực tâm suy kiệt độ 2 độ 3 gồm: 5 giường, sau uống thuốc phân biệt trong 5 – 10 ngày chứng tâm suy nhược khống chế. Trong đó 3 giường dùng dương địa hoàng quá mẫn cảm, dùng 1 chút lượng thì xuất hiện rõ ràng phản ứng quá liều dương địa hoàng, đổi dùng ngọc trúc để chữa thấy tâm suy đuợc khống chế, từ đó chưa phát sinh phản ứng xấu nào,

Cách dùng:

Ngọc trúc 5 đồng cân, mỗi ngày 1 thang sắc uống, 5 giường đầu ngừng dùng dương địa hoàng, chỉ phối hợp ứng dụng aminophylline cùng với dihydrochlorothiazide .

6.  Điều cần chú ý

Tôi viết 2 cách mô tả cây ngọc trúc trên đầy kỹ càng để mọi người tìm kiếm miền biên giới phía Bắc nước ta có loại ngọc trúc này không? Vì ở Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây có mọc.

– Mặt khác để phân biệt kỹ càng ngọc trúc và hoàng tinh cho khỏi lầm lẫn.

1) Theo Đỗ Tất Lợi thì hoàng tinh cũng có loại lá mọc so le, phiến lá hình trứng, nhưng “TQDHDTV” thì nói hoàng tinh là hoàn toàn mọc vòng.

2) Tên cây khoa học thì Đỗ Tất Lợi cho rằng ngọc trúc chủ yếu là loài polygonatum officinale. Còn hoàng tinh thì chủ yếu là loài: Kingianum, P. sibiricum, P. multiflorum, P.cirrhifolium.

Nhưng “TQDHĐTĐ thì cho hoàng tinh cũng cùng họ với ngọc trúc. Hoàng tinh: Polygonatum canaliculatum.

3) Nhìn hình vẽ Trung Quốc mô tả hoàng tinh chỉ có mọc vòng, quăn ở đầu là loài thứ 2, còn loài thứ 1 là lá hình mác nhỏ mọc đối. Còn ngọc trúc thì không có mọc đối, mà là mọc xen kẽ..

Dược TQ còn mô tả thân nổi trên mặt đất của ngọc trúc có hình 3 cạnh, mà Đỗ Tất Lợi thì không.

Về chủ trị chữa ngọc trúc và hoàng tinh có khác nhau nên không nên sử dụng thu hái lẫn lộn.

7. Tư liệu tham khảo

a) Bản thảo biện nghi nói:

Đời nay bảo hoàng tinh đều là ngọc trúc vậy. Cửa hàng được bán cũng không phải hoàng tinh. Đại để rễ to, đốt cao, sắc vàng là hoàng tinh, Đốt bằng thắng đốt thấp dài mà kiêm sắc vàng trắng là ngọc trúc.

b) Thảo bản đồ thuyết nói:

Ngọc trúc thân rễ to kiêm sắc sám tía, có góc cạnh, lá là hình bầu dục dài, chất dầu mà không trơn sáng, rễ sắc trắng hơi giống rễ hoàng tinh nhưng dài mà đi ngang, kết đốt cũng không rõ ràng. Quả có thể làm thuốc cho mửa. Rễ ngọt hơi cay, dùng ngoài trừ nét mặt có chấm đen rạng đỏ, lại phơi khô nghiền bột, cùng nước tường vi làm thuốc tốt giữ cơ nhục hình thái được mỹ lệ.

c) Hòa hán dược khảo nói:

Ngọc trúc cùng hoàng tinh là thực vật cùng loài khác giống, người đời luôn luôn lẫn lộn, nhưng ngọc trúc thì thân đi ngầm dưới đất, thân đi ngang mà dài, vả lại kết đốt không rõ ràng, đó là điểm không giống nhau.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ