Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Mạch môn đông (Duyên giới thảo)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Mạch môn đông (Duyên giới thảo). Tên gọi Mạch động, cây lan tiên. – Tên khoa học: Ophiogogon japonicus ker. Gawl. Thuộc họ Hành tỏi (liliaceae). 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Mạch môn là rễ cây Mạch môn 

– Hình thái

Cây thảo Sống lâu năm, có củ, lá xếp hai dãy, dạng lá cây họ lúa, hình dải hẹp có ngọn cong xuống, màu lục sẫm, dài 15 – 30cm rộng 2 – 4mm, nhăn, hơi có răng ở mép: 5 – 7 gân. Cụm hoa hình chùm nằm ở đầu một cán trần dài 10 – 20cm, hoa nhỏ, màu xanh nhạt, có cuống ngắn, xếp 1 – 3 cái một ở nách, những lá bắc màu trắng. Bao hoa có 6 mảnh hình trái xoan thuôn. Nhi 6, có chỉ nhị ngắn và bao phấn, hình mũi mác. Bầu hạ, 3 ô; vòi nhụy, ba đầu nhụy. Quả mọng màu tím, chứa 1 – 2 hạt. Ra hoa đầu mùa hạ; có quả vào mùa thu, loại này phổ biến nhiều ở miền Nam miền Bắc có ở Phùng Hà Tây, Nghĩa Trai Hải Hưng, Ninh Hiệp Hà Nội. Củ mạch môn hình thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài 10 – 15mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt.

– Bào chế: Chọn bỏ tạp chất dùng nước rửa sạch vớt ra, sau khi làm mềm nhuận rồi rút ruột đi, lại rửa sạch phơi khô.

2. Tính chất dược lý của Mạch môn

1) Ảnh hưởng đối với đường huyết:

Thỏ nhà dùng thuốc sắc 50% mạch đồng tiêm bắp (1ml/kg cơ thể) có thể tăng cao đường huyết. Ngoài ra cho thỏ bình thường miệng uống nước sắc mạch đông, dùng cồn chiết xuất 0,2g/kg cơ thể thì có tác dụng giáng thấp đường huyết. Đối với thỏ bị bệnh đái đường kiểu alloxan, dùng 0,5g/kg/ngày, liên tục 4 ngày cũng có tác dụng giáng đường huyết, đồng thời xúc tiến khiến khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy, hepatic glycogen (con đường nguyên) so với tổ đối chiếu có xu thế tăng thêm.

2) Tác dụng kháng khuẩn: 

Bột mạch đồng đối với staphylococcus (bồ đào cầu lan) sắc trắng khi ở ngoài cơ thể và Bacillus coli (khuẩn trụ đại tràng, có một vài tác dụng kháng khuẩn (dược lý hạng loại mạch đồng trên chưa qua giám định phẩm chất hạng loại).

Vị thuốc Mạch môn đông Bắc

Vị thuốc Mạch môn đông Bắc

3. Vị thuốc Mạch môn đông theo Đông y

– Tính vị: Ngọt, hơi đắng, lạnh. 

– Về kinh: Vào kinh phế, vị, tâm

– Công dụng chủ trị:

Nuôi âm nhuận phế, thanh tâm trừ phiền, ích vị sinh tân dịch, trị phế táo ho khan, nôn máu, khạc ra máu, phế nuy, phế ung, hư lao phiền nóng, tiêu khát, bệnh nhiệt tổn thương tân dịch, họng khô, miệng ráo, tiện bí.

+ Bản kinh:

Chủ khí kết ở vùng tâm bụng, tổn thương trung tiêu, tổn thương vì no, đường lạc của vị mạch tuyệt gầy gò ngắn hơi.

+ Biệt lục:

Chữa mình nặng mắt vàng, dưới vùng tâm chi mãn, hư lao khách nhiệt, miệng khô phiền khát, ngừng nôn mửa, khỏi nuy quyết, mạnh âm ích tinh, tiêu cơm điều hòa trung tiêu, bảo vệ thần, định yên khí phế, lên 5 tạng khiến người béo khỏe.

+ Dược tính luận: Trị độc nhiệt, ngừng phiền khát, chủ trị bệnh thủy nặng mắt mặt chân tay khớp đốt phù sưng, đại tiện ra nước trị phế nay (yếu liệt) nôn ra mủ, chủ trị tiết tinh.

+ Bản thảo thập di: Trị cơ thể lao lúc nóng lúc lạnh, hạ đờm ẩm. + Nhật Hoa tư bản thảo: Trị 5 chứng lao, 7 chứng tổn thương, bên hồn định phách, bệnh thời khí làm nóng như cuồng, Cầu đau, ngừng ho..

+ Bản thảo khiên nghĩa: Trị hư nhiệt tâm phế. 

+ Chân châu nang: Trị trong phế có hỏa nằm phục, sinh ra mạch, bảo vệ thần.

+ Y học khải nguyên: Chủ trị bí quyết nói: Trị kinh khô nước sữa không xa. 

+ Dụng dược tâm pháp: Bổ khí tâm không đủ, cùng trị huyết đi càn.

+ Nam Kinh dân gian dược thảo: Trị đàn bà thấp lâm.

+ Phúc Kiến dân gian dược thảo: Có thể thanh tâm ích gan, lợi niệu giải nhiệt, trị trẻ Con bị đái cái dắt, trẻ con gan nóng.

+ An huy được tài: Trị họng hầu sưng đau.

+ Vân Nam trung dược lư nguyên danh lục:

Mạch đông: Ophiopogon japonicus (Linn f) Ker – GawL.

Tên trung dược: Mạch môn đông. Biệt danh: Duyên giới thảo. 

Bộ phận dùng: Rễ củ..

Tính vị: Ngọt, hơi đắng, lạnh. 

Công dụng:

Tư âm nhuận phế, sinh tân ngừng ho, thanh tâm trừ phiền.  Trị bệnh nhiệt tổn thương tân dịch, tâm phiền miệng khát, họng khô, phế nhiệt ho hắng, lao phổi.

* Cách dùng lượng dùng:  Uống trong: Sắc uống 6g – 12g/ngày, hoặc làm hoàn tán.

* Kiêng kỵ: 

Phàm người tỳ vị hư hàn tiết tả, vị có đờm ẩm thấp đục, đột ngột bị cảm phong hàn ho hắng ấy đều kiêng uống. .

+ Bản thảo kinh tập chú: Địa hoàng xa tiền làm sứ, ghét khoản động khổ biều, sợ khổ sâm, thanh nhương.

+ Dược tính luận: Ghét khổ phu, sợ mộc nhĩ. 

+ Cương mục: Người khí yếu vị hàn tất không thể ăn.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị táo làm tổn thương phần âm phế vị, hoặc nóng hoặc ho:

Sa sâm 3 đ.cân; Mạch đông 3 đ.cân; Ngọc trúc 2 đ.cân; Sinh cam thảo 1 đ.cân; Đông tang diệp 1,5 đ.cân; Biển đậu 1,5 đ.cân; Thiên hoa phấn 1,5 đ.cân. Nước 5 bát sắc còn 2 bát ngày 2 lần uống.

(“Ôn bệnh điều biện” Sa sâm mạch đông thang)

2) Trị nôn ra máu, mũi ra máu cam không ngừng:

Nước mạch đông tươi 5 hợp. Nước tía tô gai tươi 5 hợp, nước địa hoàng tươi 5 hợp, cùng trộn lẫn đóng nồi đun qua, mỗi lần uống 1 bát con hòa bột phục long can 1 đồng cân uống.

(“Thánh huệ phương” Mạch môn đông ấm tử) . 

3) Trị máu cam không ngừng:  Mạch môn đông – Địa hoàng tươi, mỗi lần uống 1 lạng sắc nước uống. (“Tế sinh phương” Mạch môn đông ấm tử).

4) Trị khe răng ra máu thành sợi: Nhân sâm 8 phân – Phục linh 1 đ.cân – Mạch đông 1 đ.cân. Sắc nước uống ấm. (Tô thí mạch môn đông thang)  

5) Trị phế liệt nóng trong xương, tứ chi phiền nóng, không thể ăn, miệng khô khát:

Mạch môn (bỏ lõi sấy); Địa cốt bì đều 5 lạng. Hai vị trên giã thô mỗi lần uống 5 gam. Trước lấy nước 2 bát sắc 1 hợp tiểu mạch, đến 1,5 bát, bỏ mạch môn vào thuốc sắc còn 1 bát, bỏ bã chia 2 lần uống ấm, bụng đói sau bữa ăn đều uống một lần.

(“Thánh Lễ tổng lục” Mạch môn đông thang).

6) Trị phế ung hắt hơi nhổ rãi bọt, nôn ra mủ như cháo:

Mạch đồng (bỏ lõi) 2 lạng; Cát cánh (bỏ bẹ đầu) 5 lạng; Cam thảo (nướng cắt) 3 phân, Ba vị trên giã thô mỗi lần uống 3 gam, nuớc 1 bát, 10 lá nõn thanh cao cùng sắc còn 7/10 bó bã uống ấm. Bị nhẹ thì uống với nước cháo cũng được.

(“Thánh Lễ tổng lục” Mạch môn đông thang).

7) Trị hỏa nghịch khí xốc lên, họng hầu không thông lợi:

Mạch môn đông 7 thăng; Bán hạ 1 thăng; Nhân sâm 2 lạng; Cam thảo 2 lạng; Ngạnh mẽ 3 hợp; Đại táo 12 quả. Sáu vị trên lấy nước 1 đấu 2 thăng nấu còn 6 thăng ngày 3 lần đêm 1 lần uống.

(“Kim quỹ yếu lược” Mạch môn đông thang)

8) Trị hư nhiệt công lên, tỳ phế có nhiệt, họng hầu sưng lở loét:

Mạch môn 1 lạng; Hoàng liên 5 đ.cân. Cùng nghiên nhỏ, cùng một viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên trước bữa ăn nước mạch môn điều uống.

(“Phổ tế phương” Mạch môn đông hoàn)

9) Trị mắc bệnh nhiệt tiêu khát: 

Hoàng liên 1 thăng; Mạch môn (bỏ lõi) 5 lạng. Cùng nghiền nhỏ dùng nước sinh địa, nước qua lâu căn cùng sữa bò đều 3 hợp trộn lẫn làm viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 25 viên ngày 2 lần uống, dần tăng đến 30 viên,

(Ngoại đài bí yếu phương)

10) Trị tiêu khát, hầu khô không chịu nổi, uống nước không ngừng, bụng đầy chướng gấp:

Mạch môn đông (bỏ lõi sấy) 2 lạng; Ô mai (bỏ hột, sao) 2 lạng. Giã thô, mỗi lần uống 3 gam. Nước 1 chén sắc còn 1/2 chén, bỏ bã, sau bữa ăn uống ấm, ngày 2 lần.

(“Thánh Lễ tống lục” Mạch môn đông thang) .

11) Trị bệnh ôn dương minh, không có chứng ở thượng tiêu, vài ngày đại tiện không thông, nên cho đi đại tiện. Nhưng người bệnh âm vốn đã hư không thể dùng thừa khí:

Nguyên sâm 1 lạng; Mạch đông 8 đ.cân; Sinh địa 8 đ.cân. Nước 8 bát nấu lấy 3 bát, cùng uống khiến cho hết, không đi đại tiện lại uống nữa. (Ôn bệnh điều biện” Tăng dịch thang) 

12) Trị sốt rét tổn thương vị âm, không đói, không no, không đại tiện, sốt cơn, ăn vào thì phiền nhiệt càng tăng, tân dịch không phục hồi:

Mạch đông (cả ruột) 5 đ.cân; Hỏa ma nhân 4 đ.cân; Sinh bạch thược 4 đ.cân; Hà thủ ô 3 đ.cân; Ô Mai nhục 2 đ.cân; Tri mẫu 2 đ.cân

Nước 8 bát nấu lấy 3 bát, chia 3 lần uống. (‘Ôn bệnh điều biện” Mạch đông mà nhân thang)

Mạch môn đông Nam

Vị thuốc Mạch môn đông (Nam)

13) Trị táo tổn thương vị âm: 

Ngọc trúc 3 đ.cân; Mạch đông 3 đ.cân; Sa sâm 2 đ.cân; Sinh cam thảo 1 đ.cân. Nước 5 bát nấu còn 2 bát chia 2 lần uống. (Ôn bệnh điều biện” Ngọc trúc mạch môn đông thang)

14) Trị nhiệt làm tổn thương nguyên khí, chi thể (chân tay mình mẩy) mỏi mệt, hơi ngắn, lười nói, miệng khô gây khát, mồ hôi ra không ngừng, tân khô dịch kiệt, chân mềm yếu mắt hoa đen.

Nhân sâm 5 đ.cân; Mạch môn (bỏ lõi) 3 đ.cân; Ngũ vị tử (đập dập) 2 đ.cân. Sắc nước uống ấm không kể lúc nào. (“Thiên kim phương” Sinh mạch tán) .

5. Các nhà bàn luận

1) Bản thảo dựng ngôn:

Vị thuốc Mạch môn đông là thuốc thanh tâm nhuận phế vậy. Chủ trị khí tâm không đủ, kinh quý chính xung, hay quên hoảng hốt, tinh thần thất thủ; hoặc phế táo phế nhiệt, tiếng ho phát ra liên tục, phế nuy lá phổi sém, ngắn hơi hư suyễn. Hỏa phục trong phổi khạc ra máu, ho ra máu. Hoặc hư lao khách nhiệt, tân dịch khô ít. Hoặc tỳ vị táo khô cố kết, hư bí, đại tiện khó. Đó đều là chứng nguyên hư hỏa. uất của tâm phế thận tỳ vậy. Song mà vị ngọt khí bình có thể ích phế kim. Vị đắng tính hàn có thể giáng tâm hỏa, thể nhuận chất bổ có thể nuôi thận tủy, có công chuyên chữa người hư nhiệt lao tổn là phần nhiều. Như đời tiền cổ chủ trị khí kết ở vùng tâm bụng, tổn thương trung tiêu tốn thương vì nó quá, đường lạc của vị mạch bị tuyệt, gầy gò ngắn hơi thì thuộc về lao tổn rõ lắm.

2) Dược phẩm hóa nghĩa: 

Mạch đồng nhuận phế thanh phế. Bởi vì phế khổ vì khí ngược lên, nhuận đi, thanh đi, khí phế được bảo vệ nếu như họ hắng liền tiếng, nếu khách nhiệt hư lao, nếu phiền khát, nếu chân yếu liệt đều thuộc về phế nhiệt không ai không khỏi hết. Cùng sinh địa khiến tâm phế thanh thì khí thuận, khí kết tự được phóng thích, trị người hư nguyên khí không vận chuyển, ngực bụng khí hư bị đầy, cùng đàn bà nước kinh khô, sữa không ra đều nên dùng. Cùng hoàng cầm thì giúp kìm chế mộc trị cổ chướng phù thũng. Cùng Sơn chi thì thanh kim lợi thủy, trị chi mãn hoàng đản. Lại cùng tiểu hà tiền, thanh và nuôi đởm phủ để giúp sinh khí thiếu dương. Vào với “Cố bản hoàn” để tư dưỡng âm huyết, khiến tâm hỏa giáng xuống, thủy thận đi lên có cái nghĩa tâm thần cùng giao. 

3) Bản kinh sơ chứng:

Vị thuốc Mạch môn đông, vị nó trong ngọt kiêm có đắng, lại hợp cái hay từ vị đến tâm, vì thế vị được mạch môn mà có thể thu nhận tinh mà đi lên, phế được mạch môn mà có thể phân bố khắp 4 tạng, rửa sạch cái cũ của 5 phủ, khí kết tụ đó tiêu tan, mạch lạc từ đó được liên tục, ăn uống được làm ra cơ phu, thần Cơm gạo lượng mà khí theo đó đây đủ vậy. Hương Nham họ Diệp nói rằng: Biết đói mà không thể ăn là vị âm tổn thương vậy. Thái âm thấp thổ được dương mới vận chuyển, dương minh táo thể được âm mới yên, cái phương để chế và bổ ích vị âm bèn cùng cái nghĩa lấy thuốc ngọt điều đi của Trọng Cảnh hợp vậy. Thương hàn luận, kim quỹ yếu lược dùng mạch đông ấy có 5 phương, chỉ có bài Thự dự hoàn dược vị nhiều, không thấy được công hiệu ngoài khác, Thang chích cam thảo có thể thấy trong dương âm hư, đường mạch xác xít; Thang trúc diệp thạch cao có thể thấy là vị hỏa còn thịnh, thần cơm gạo (cốc thần) chưa vượng, Thang mạch môn đông có thể thấy là khí nhân hóa mà ngược lên; Thang ôn kinh có thể thấy là nhân hạ tiêu thực mà thành ra thượng tiêu hư.

Tuy nhiên, chứng thực hạ tiêu không thấy bàn tay phiền nóng, môi miệng khô ráo thì không thể dùng vậy. Khi ngược lên nhân vì phong, nhân vì đờm, không nhân do hỏa, họng hầu thông lợi ấy, không thể dùng vậy. Người hư yếu gầy gò ít hơi không có khí ngược lên muốn nôn, ngược lại lại đi đại tiện lợi, không thể dùng mạch môn vậy. Người mạch không phải kết đại, nhỏ mà muốn tuyệt ấy không thể dùng vậy. Bởi vì công của mạch đông là nâng lên cái âm tinh của người bệnh vị, nhuận trạch tâm phế để thông đường mạch, để hạ khí ngược lên, để trừ phiền nóng, nếu không phải chứng thượng tiêu thì không nên cho vào.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ