Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Hồi hương – Còn gọi: Bát giác hồi hương, đại hồi, đại hồi hương bát giác.

– Tên khoa học: Illicium verum HooK. F. Thuộc họ Hồi (Illiciaceae). 

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Quả của cây Hồi hương

Mô tả dược liệu: Quả gồm 8 quả đại hóa gỗ, dai, xếp thành hình sao, khi chín mở thành một kẽ nứt dọc ở phía trên. Mỗi lá noãn chứa một hạt nhăn, màu hung đỏ bóng nhoáng. Ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6, có quả vào tháng tám. Cây trồng ở Đồng Đăng, Na Sầm, Mẫu Sơn, Thất Khê và một số nơi khác ở Lạng Sơn.

Quả dùng làm gia vị và cất tinh dầu hồi ngoài ra còn dùng làm thuốc.

Thu hái: Thu hái khi quả gần chín. Nếu già quá, vỏ quả chuyển sang màu vàng, lúc này rất dễ rụng

Bào chế: Sau khi hái về đem phơi khô ngay rồi bảo quản. Có thể chế biến sao tẩm tùy vào mục đích sử dụng

2. Tác dụng dược lý của vị thuốc Hồi hương

– Tác dụng với hệ tiêu hóa

Tinh dầu Hồi hương có tác dụng tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch của dạ dày và ruột. Đồng thời kích thích trung tiện lúc đầy bụng.

Một số nghiên cứu cho rằng nó còn có tác dụng chống co thắt. Cải thiện đáng kể các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (IBS) …

Ngoài ra: tinh dầu Hồi hương còn có khả năng chống loét dạ dày nhẹ.

– Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Nghiên cứu ống nghiệm cho thấy Tiểu hồi có các đặc tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gram âm và gram dương.

Ngoài ra, người ta còn thấy nó có hiệu quả kháng nấm cao hơn so với Clotrimazole 

– Tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa

Dùng đường uống chiết xuất từ ​​Tiểu hồi có tác dụng ức chế các phản ứng viêm cấp tính và bán cấp, chống dị ứng và giảm đau. Hiện nay sử dụng chiết xuất methanolic của Tiểu hồi trong việc làm giảm viêm.

– Giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Theo một số nghiên cứu, Tiểu hồi đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh như cơn bốc hỏa; khô âm đạo; rối loạn giấc ngủ.

Vị thuốc Hồi hương

Vị thuốc Đại hồi hương

3. Vị thuốc Hồi hương theo Đông y

– Tính vị: Cay, ấm.

– Quy kinh: Can, tỳ, vị, thận

– Công dụng: Âm trung tiêu đưa khí xuống, mạnh vị ngừng nôn, trừ phong trừ đờm, chấn đau. Trị nôn mửa, bụng chướng, bụng đau, đau sán khí.

+ Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có nói về hồi hương rằng:

Tiểu tính ôn mà đại tính cấp.

Nhất thì 8 cạnh (bát giác) nhị 6 đây.

Đại hội mở vị, ngừng nôn mửa.

Cùng với ôn trung ấm vỵ ngay.

Sưng buốt bàng quang, đại rất mạnh.

Bụng đau lưng mỏi tiểu (hồi) ai tàu

Khi dùng nên nhớ sao với muối. (tiểu hồi)

Còn đại (hồi) đừng sao mà mất hay.

Sán khí đều dùng cả đại, tiểu.

Muốn bình cước khí đại hội này.

* Lượng dùng: 4-8g/ngày

* Kiêng kỵ: Phàm người âm hư hỏa vượng dương đạo cất luôn, không được dùng.

Theo Trung Quốc dược học đại từ điển

Đại hồi hương: Tên khoa học: Illicium verum HooK. F

+ Tính chất: Cay, bình, không độc. 

+ Công dụng: 

Trừ hàn thấp, trị đau sán khí, trị tiêu hóa không tốt do thần kinh, có công năng kích thích huyết quản của vị tràng khiến tinh thần hưng phấn, toàn thân tăng thêm sự chuyển động của huyết dịch, cho nên có thể dùng làm thuốc mạnh dạ dày và trừ trùng.

+ Chủ trị: Mọi bệnh rò rỉ lậu hoắc loạn cùng rắn cắn.

4. Từng thời đại đã dùng vị Hồi hương

1) Đời Đường. Mã Chí dùng trị khí lạnh ở khoảng bàng quang và dạ dày, cùng với nuôi khí của ruột, điều hòa trung tiêu giảm đau nôn mửa.

2) Đời Tống. Đại Minh nhật hoa chư gia bản thảo bàn về đại hồi rằng: Trị cước khí khô và cước khí ướt. Thận lao, đồi; sán. Đau vùng âm hộ, mở vị hạ khí.

3) Đời Nguyên. Lý Đông Viên dùng chữa: Bổ mệnh môn không đủ.

4) Đời Thanh. Hoàng Cung Tủ bản thảo cầu chân bàn về hồi hương rằng:

Đại hồi hương cay, ngọt, tính nóng, cứ theo sách chép công của nó chuyển vào gan ráo thấp. Phàm các loại trầm, hàn, cố lãnh mà thấy hoắc loạn, đồi, sán, âm hành sưng, eo lưng đau, cùng với bệnh can thấp cước khí, kinh can có hỏa từ bên trái xung lên đầu mặt mà dùng đều có công hiệu tốt. Bởi vì hồi hương, nhục quế, ngô thù du thuộc loại thuốc táo của kinh quyết âm, nhưng ngô thù du thì chạy vào tràng vỵ, quế thì vào gan thận, còn hồi thì thể nhẹ nên vào kinh lạc vậy. Cần phải có muối để dẫn vào thận cho phát ra tà âm, cho nên có thể trị bệnh sán khí có công hiệu vậy.

(Lời bàn nay có điều hơi ngược với Lãn Ông. Lãn Ông bảo chỉ sao muối tiểu hồi còn đại hồi thì không sao).

Vị thuốc tiểu Hồi hương

Vị thuốc tiểu Hồi hương

5. Phối hợp ứng dụng 

Phương tễ trứ danh “Phụ tử hồi hương tán”

Trị khí hư tích lạnh, tâm bụng nhói đau dùng:

Phụ tử 1 củ Nhục đậu khấu 1 lạng
Can khương 1 lạng Hồi hương 1/2 lạng
Mộc hương 1/2 lạng Bạch truật 1/2 lạng
Nhân sâm 1/2 lạng Cam thảo 1/2 lạng
Bạch linh 5 đ.cân Đinh tử 5 đ.cân

Nước sắc uống.

1) Thuốc ngon cơm. (Khai vị tiến thực).

Đại hội 2 lạng; Gừng tươi 4 lạng.

Cùng giã lẫn đảo đều, cho vào lọ đựng lấy giấy ướt đậy 1 đêm, sau lấy chảo bằng bạc, hay bằng đá, đất nung, đun lửa đều đều sao vàng cháy nghiền nhỏ, hòa rượu hồ viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10 viên đến 25 viên, uống với rượu ấm. (Phương kinh nghiệm) 

2) Trị sốt rét chướng đầu.

Sốt rét do chướng khí vùng rừng núi, phát sốt đau đến cả vai gáy. Giã hồi hương hòa nước uống. Phương này của Tôn Chân Nhân.

3) Trị đại tiểu tiện bế, cố chướng, khí ngắn gấp. Dùng:

Đại hồi hương 7 quả; Vừng nửa lạng; Hành tươi 3 – 7 củ. Cùng nghiền nhỏ sắc uống. cùng với bột Ngũ linh tán ngày 1 lần.

4) Trị thương hàn (cảm nặng) thoát dương, tiểu tiện không thông dụng: Bột hồi hương, nước gừng tươi giã nhỏ đắp trên đùi, bên trong dùng bột đại hồi pha với chi nguyên tán uống.

5) Trị bệnh “Thận tiêu” tiêu khát do thận, uống nước nhiều, đái ra như dầu mỡ:

Hồi hương sao; Xuyên luyện tử sao. Lương bằng nhau, nghiền nhỏ. mỗi lần trước bữa ăn uống 2 đ.cân (10 gam)(Bảo mạnh tập phương) 

6) Trị thận hư eo lưng đau.

Hồi hương sao nghiền, lấy cật lợn bổ đôi ra, thấm bột trên vào trong, lấy giấy ướt gói nướng chín, lúc đói ăn chiêu thuốc bằng nước rượu hoặc nước muối. (Đới Nguyên Lễ vếu quyết phương).

7) Trị tiểu tràng sán khí, đau không nhịn nổi. Dùng:

Đại hội, hạt vải sao đen lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, mỗi lần | uống một động cân (5 gam), rượu ấm điều uống (Tôn thị tập hiệu phương)

8) Trị bàng quang sán khí gây đau.

Hồi hương 1 lạng; Hạnh nhân 1 lạng; Hành trắng sấy khô 5 đ.cân. Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần rượu lông 2 đồng cân, nhá hồ đào nuốt nước.

9) Trị bàng quang, tiểu tràng đau sán khí.

Hồi hương sao muối; Vãn tàm sa sao muối. Lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, luyện mật viên bằng đường kính quả táo ta, mỗi lần uống 1 viên, rượu ấm điều thuốc. (Tập yếu phương) 

10) Trị hàn thấp thành bệnh sán khí

Hồi hương sao rượu Xuyên luyện tử
Hạt vải Nhục quế
Hạt quất Xương truật
Mộc qua Ngưu tất

 Lương bằng nhau nghiền nhỏ mỗi lần uống 5 – 6 gam, ngày 2-3 lần.

(11) Trị dưới sườn đau như đâm.

Tiểu hồi 1 lạng; Chỉ xác (sao) 5 đ.cân. Sao lúa nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân. (10 gam nước muối rượu điều uống. Thần hiệu. (Tu chân phương) 

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm