Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Tang bạch bì (Rễ dâu)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Tang bạch bì (Rễ dâu) Còn gọi: Tang bạch bì (Dược tính luận), Tang căn bạch bì (Bản kinh), tang căn bì, tang bì (Mạnh Tiên), bạch tang bì (Sơn Tây trung dược chí).

1. Bộ phận dùng thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Đây là rễ cây dâu có tên khoa học: Morus alba L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). 

– Thu hái bào chế

Mùa đông đảo về rửa sạch, cạo bỏ vỏ vàng nâu bên ngoài, bổ dọc, lấy đồ gỗ đập nhẹ, khiến vô cùng lõi phân tách nhau, bóc lấy vỏ trắng phơi khô.

2. Tác dụng dược lý

1) Tác dụng lợi niệu

Thỏ nhà dùng thuốc sắc tạng bạch bì 2g/kg rót vào dạ dày, trong 6 giờ thấy lượng bài tiết nước tiểu cùng chloride (lục hóa vật) đều có tăng thêm rõ rệt, 7 – 24 giờ khôi phục bình thường.

2) Tác dụng giáng áp

Từ rất sớm người Nhật đã báo cáo dùng nước sắc cây dâu cho động vật uống có tác dụng giáng áp nhẹ và chậm. Lại bảo cần dùng rễ hoặc vỏ cành mới có hiệu quả giáng áp, rễ cùng lá ngọn non thì không tác dụng. Dùng ether (ất mê) nước sôi hoặc methanol giáp thuần) ấm chiết xuất lấy dịch tiêm dưới da thỏ 1 gam (thuốc sống)/kg, có thể khiến huyết áp hạ xuống 15 – 25mmHg. Từ tang bạch bì chiết ra được 1 loại vật chất điểm dung hóa (phân giải) là 144°C] cho thỏ tiêm tĩnh mạch 10mg/kg huyết áp lập tức xuống thấp rõ rệt, cắt đứt mê tẩu thần kinh cổ hoặc đốt sống cổ, tác dụng này vẫn tồn tại. Nó có thể ức chế tim ếch đã tách rời cơ thể, hưng phấn ống ruột thỏ đã tách rời cơ thể, mọi loại tác dụng này đều có thể bị atropin (a thác phẩm) ngăn trở cắt đứt, cho nên đoán khả năng là dạng vật chất acetylcholine. Đối với ông máu tại thỏ có tác dụng dãn căng, đối với ống máu chi dưới ếch thì co bóp. Có thể hưng phấn tử cung thỏ đã tách rời cơ thể độ nhẹ xúc tiến tuyến dưới tai thỏ bài tiết. Tiêm động mạch hoặc tĩnh mạch) thuốc đối với màng nháy mắt mèo đều không ảnh hưởng, nhưng nếu trực tiếp đắp lên trên đốt thần kinh giao cảm cổ, thì có thể ức chế điện kích thích sợi xơ trước đốt dẫn đến co bóp màng nháy. Đối với cơ lưng đa dùng riêng thuốc vị này không có tác dụng. Nếu trước thêm eserine (y sắc lâm) sau đó lại dùng thì có thể khiến cơ lưng đỉa độ khẩn trương có tăng lên rõ rệt. Loại vật chất này đối với chuột con tiêm tĩnh mạch nửa số lượng dẫn đến chết là 32,7mg/kg. Căn cứ vào người Nhật báo cáo, Trung Quốc chiết xuất vật từ vỏ rễ dâu Trung Quốc trồng so với Nhật Bản sản xuất thì tác dụng giáng áp mạnh hơn, độc tính cũng lớn, thành phần hàm chứa dạng vật chất Acetylcholine (ất tiên đởm kiềm) tương đối nhiều. Ở ta đã có thí nghiệm chưa thì tôi chưa thấy được.

3) Tác dụng khác

Tang bạch bì chiết xuất lấy vật, dịch này đối với chuột con có tác dụng trấn tĩnh, ở trên mình con chó, sơ bộ chứng minh dùng dây khâu tang bạch bì khâu miệng vệt thương có thể không cần cắt dây.

Vị thuốc Tang bạch bì

Vị thuốc Tang bạch bì

3. Vị thuốc Tang bạch bì theo Đông y

– Tính vị:. Ngọt, lạnh, không độc.

+ Y học Khải nguyên: Khí lạnh, vị đắng chua.

– Vào kinh: Phế, tỳ, đại tràng. 

– Công dụng chủ trị:

Nhuận phế bình suyễn, hành thủy tiêu sưng, trị phế nhiệt suyễn ho, nôn máu, thủy thũng, cước khí, tiểu tiện không lợi.

+ Bản kinh: Chủ tổn thương trung tiêu, ngũ | lao lục cực gầy yếu, băng huyết, mạch tuyệt, bổ hư ích khí.

+ Biết lục: Trừ thủy khí trong phổi, nhổ ra máu, nhiệt khát, thủy thũng, bụng đầy chướng, lợi đường thủy, trừ sán, có thể khâu vết đâm chém.

+ Dược tính luận: Trị phế khí suyễn đầy thủy khí phù sưng, chủ thường tốn nhiều, lợi đường nước, tiêu thủy khí, hư lao khách nhiệt, đầu đau, trong bộ không đủ.

+ Mạnh tiên:  Vào thuốc tán dùng hạ các loại thủy khí phong khí.

+ Điền Nam bản thảo: Ngừng phế nóng ho. 

+ Cương mục: Tả phế, giáng khí, tan huyết. 

+ Bản thảo cầu nguyên: Trị cước khí, tý tê co quắp, mắt tối mờ, hoàng đạn thông nhị tiện, trị đái luôn.

+ Quý Châu dân gian phương dược tập: Trị phong thấp tê ngứa. 

* Lượng dùng: 6g-12g/ngày (dùng sống hay sao mật).

Dùng ngoài: Giã nước đồ hoặc sắc nước rửa. 

* Chú ý: Để lợi thuỷ dùng sống, để chỉ ho dùng chín: Không dùng cho người ho do phế hư không có hoả hoặc phế hàn. 

* Kiêng kỵ:

Người phế hư không hỏa, đái nhiều cùng phong hàn ho hắng kiêng dùng.

+Bản thảo kinh tập chú: Tục đoạn, quế tâm, ma tử làm sứ. 

+ Bản thảo kinh sơ: Phế hư không hỏa, do hàn xâm lấn mà họ hắng chớ uống.

+ Đắc phối bản thảo: Phế hư, tiểu lợi cấm dùng.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị trẻ con phế thịnh, khí cấp suyễn ho:

Địa cốt bì; tang bạch bì (sao) đều 1 lạng; Cam thảo (nướng) 1 đ.cân, tán qua. Cho gạo nếp 1 năm, nước 2 bát con sắc còn 7 phân, uống trước bữa ăn.

“Tiểu nhi dược chứng trực quyết” Tả bạch tán).

2) Trị ho hắng dữ, hoặc có nôn máu tươi:

Tang căn bạch bì 1 cân, ngâm nước gạo 3 đêm, cạo bỏ vỏ vàng, nghiền nhỏ, cho vào gạo nếp 4 lạng, sấy khô, cùng nghiền nhỏ, mỗi lần nước cơm điều uống 2 đồng cân. ” (Phương kinh nghiệm)

3) Trị thủy ẩm đình tụ ở phổi, chướng đầy suyễn gấp:

Vỏ trắng rễ dâu 2 đ.cân; Ma hoàng; Quế chi đều 1,5 đ.cân; Hạnh nhân 14 hạt (bỏ vỏ), tế tân, can khương đều 1,5 động cân sắc nước uống. (Bản thảo dựng ngôn)

4) Trị tiểu tiện không lợi, mặt mắt phù sưng:

Tang bạch bì 4 đ.cân; Đông qua nhân 5 đ.cân; Đình lịch tử 3 đ.cân. Sắc nước uống.

(Thượng Hải thường dụng trung thảo dược)

5) Trị thốt nhiên tiểu tiện nhiều, tiêu khát: 

Tang căn bạch bì (nướng vàng đen) giã qua, lấy nước sắc đặc, tùy ý uống, cũng có thể cho ít gạo, nhưng không dùng muối. (Trửu hậu phương) 

6) Trị bệnh đái đường:

Tang bạch bì 4 đ.cân. Câu kỷ tử 5 đ.cân. Sắc nước uống. (Thượng Hải thường dụng trung thảo dược)

7) Trị viêm gan kiểu truyền nhiễm:

Tang bạch bì tươi 2 lạng. Đường trắng vừa phải sắc nước chia 2 lần uống. (Phúc Kiến trung y dược (3): 26,1961)

8) Trị sau đẻ đại tiểu tiện ra máu không ngừng: Tang bạch bì nướng nấu nước uống. (Trửu hậu phương)

9) Trị trẻ con bắt đầu từ 2 đùi, đến khoảng rốn, chạy vào âm đầu, đều sắc đỏ:

Nước 2 thăng, Tang bì cắt vụn 2 thăng, nấu nước, tắm. (Thiên kim phương)

10) Trị thạch ung, nhọt rắn như đá, không gây mủ:

Tang căn bạch bì, phơi râm, nghiền nhỏ. Nấu như keo, hòa rượu đắp chỗ sưng. (Thiên kim phương) 

11) Trị độc rết cắn: Tang căn bạch bì giã nhừ đắp, hoặc sắc nước rửa. (Hồ Nam dược vật chí) 

12) Trị ngã ngựa thương tổn: Tang căn bạch bì 5 cân. Nghiền nhỏ, nước một thăng, sắc thành cao, đắp chỗ đau. (Kinh nghiệm hậu phương) 

13) Thuốc chủ yếu trị ho:

Tang bạch bì; Thiên môn đông; Khoản đông hoa; Mạch môn đông; Bách bộ; Bạc hà; Cam thảo; Sa sâm; Bối mẫu; Tỳ bà diệp; Ngũ vị tử. Sắc uống. 

14) Thuốc thần trị thủy thũng: 

Tang bạch bì; Thược dược; Ý dĩ; Mộc qua; Phục linh; Quất bì; Xích tiểu đậu. 

15) Trị râu tóc rụng:

Tang bạch bì 3 thăng, ngâm nước, nấu sôi 5 – 6 dạo, bỏ bã, tắm gội tự không rụng nữa (Thánh huệ phương)

16) Trị trẻ bị trùng thiệt: Tang căn bạch bì nấu nước đồ trên vú và uống. (Tử mẫu bí lục phương)

17) Trị trẻ bị chảy rãi, tỳ nhiệt vậy, ngực và cách mô có đờm: Tơ trắng vỏ rễ dâu tươi, giã lấy nước tự nhiên đồ, rất công hiệu. Nếu khô sắc nước đồ và uống.

18) Trị trẻ bị thiên điếu, kinh giản, khách tạc: Rễ phía đông cây dâu nhà giã uống nước.

5. Các nhà bàn luận

1) Lý Hãn:

Tang bạch bì, ngọt để bền chặt nguyên khí không đủ mà bổ hư, cay để tả cái khí phế có thừa mà ngừng ho. Lại tang bạch bì tả hế, song tính không thuần lương, không nên dùng nhiều.

2) Cương mục: 

Vị thuốc Tang bạch bì, giỏi lợi tiểu thủy, bệnh thực thì tả cạn vậy. Cho nên trong phổi có thủy khí cùng phế hóa có thừa nên dùng. Thập Tễ nói: Táo có thể trừ thấp, đó là loại xích tiểu đậu, tang bạch bì vậy. Thầy thuốc đời Tống ông Tiền Ất trị phế khí nhiệt thịnh, ho hắn, mà sau suyễn, mình nóng mặt sưng, dùng tả bạch tán, … tang bạch bì, địa cốt bì đều có thể tả hỏa từ tiểu tiện đi, cam thảo tả hỏa mà hòa trung tiêu, ngạnh mễ thanh phủ mà nuôi huyết. Đó là chuẩn mực của các phương tả phế vậy. Thầy thuốc đời Nguyên La Thiên Ích nói tả cái  phục hỏa ở trong phế mà bố chính khí, tả tà để bố chính vậy. Nếu phế hư mà tiểu tiện lợi thì không nên dùng. 

3) Dược phẩm hóa nghĩa:

Tang bì, tan nhiệt, chủ trị suyễn đầy ho hắng, đờm nhiệt nhổ ra máu, đều do thực tà uất yết, khiếu phế không được thông sướng, mượn vị này thấm mà làm tan đi, để lợi khí phế, mà mọi chứng tự khỏi. Cho nên nói rằng tả cái có thừa của phế, không tang bạch bì không được. Dùng nó trị cái thủy khí ngoài mô trong da, trị cái phù sưng cùng tà nhiệt ở cơ phu, phù phong táo ngứa tất thảy có thể bỏ đi.

Cùng cam cúc, biến đậu để thông mũi tắc nhiệt ủng tắc, hợp với sa sâm hoàng kỳ ngừng tràng hồng đại tiểu tiện ra máu càng công hiệu.

4) Bản thảo đồ kinh nói: 

Tang căn bạch bì làm dây khâu vết đâm ruột lòi ra, lấy thêm máu gà nóng đồ vào. Đời Đường An Kim Tàng phẫu bụng dùng phép này bèn khỏi.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm