Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Đại hoàng còn gọi: Dược dụng đại hoàng, mã đề hoàng, xuyên đại hoàng. Tướng quân, ngưu thiệt đại hoàng, cẩm văn, xuyên văn. 

– Tên cổ trong sách cổ: Hoàng lương (Bản kinh). Tướng quân (Lý thị dược lục). Hỏa sâm, phu như (Ngô phổ bản thảo). Phá môn, vô thanh hổ, cẩm trang hoàng (Hòa hán dược khảo). Ngưu thiết đại hoàng (Bản thảo cương mục)

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng

a) Rheum officinale Baill. 

Tên Trung dược: Đại hoàng. Thuộc họ: Rau răm (polygonaceae)

+ Biệt danh: Dược dụng đại hoàng, mã đề hoàng.

+ Bộ phận dùng: Rễ. Tính vị: Đắng, lạnh. 

+ Công dụng: Phá tích trệ thồng hành máu ứ, trị thực nhiệt đại tiện bí, bệnh lý mới bắt đầu, ứ đình tụ kinh bến thủy thũng lâm trọc, mụn nhọt độc sưng, bị đầy chán ăn, đi đại tiện với một răn.

b) Fheum palmatum Linn Cùng họ Rau răm (polygonaceae)

Tên Trung được gọi: Đại hoàng, chương diệp đại hoàng.

+ Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ, thân rễ.

+ Tính vị: Đắng, lạnh. 

+ Công dụng: Thông hành máu ứ, tả thực nhiệt, phá tích trệ.

Vị thuốc này có màu vàng, rất vàng nên gọi đại hoàng. Nó có khả năng tống cái cũ đi sinh cái mới mạnh mẽ nhanh chóng dẹp loạn nên còn gọi Tướng quân.

– Hình thái

1) Loại đại hoàng (Rheum officinale Baill)

Là loại cỏ có rễ ngầm sống nhiều năm, thân thẳng đứng hình tròn, cao tới 1,2 – 1,8m, có tuyến rãnh. nhỏ bé, lá to mà mọc xen kẽ, có xẻ nông ở mép lá 2 mặt lá có lông mềm, cuống lá dài. Hoa nhỏ sắc vàng trắng, đa số là dạng bông, sau kết quả dài màu nâu, thân rễ nằm dưới đất tức đại hoàng, loại tốt là mặt ngoài cũng sắc vàng, làm hình cầu hoặc hình không tròn hoàn toàn. To khoảng 6 – 10cm, chất cứng rắn, hơi có mùi đắng thơm, bổ ra thực chất hiện sắc trắng, có sắc đỏ nâu, đồng thời kiêm có tuyến tủy trơn sáng. Nhai nó lạo sao như nhai cát có dính răng, dịch nước rãi thành chất nước vàng..

2) Loại đại hoàng: Chương diệp đại hoàng (Rheum palmatum Linn) Là một cây sống lâu, rễ thô to, thân cao tới 2m. Giữa rỗng, mặt thân nhẵn. Lá dưới to dài, có cuống dài, phiến lá cắt ở mép đến 3 – 7 thùy hình tim, mép thùy hơi có răng cưa, lá ở phía trên thân nhỏ hơn.

Hoa tự mọc thành chùm khi còn non, hoa màu tím đỏ. Cây này chủ yếu mọc hoang, Trung Quốc có trồng ở Tứ Xuyên, Cam Túc.

3) Ngoài ra còn Đường cổ độc đại hoàng (Rheum tanguticum Maxim ex Regel)

Cũng là một cây sống lâu năm, cao tới 2m, lá có phiến cắt rất sâu thành thùy, cây này mọc hoang ở Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, ngày nay Cam Túc có trồng một số. Nay bán ở phố Lãn Ông, Thuốc Bắc đa phần loại này. phụ thuộc hoàn toàn vào antraglucozit vì: có loại đại hoàng tỉ lệ antraglucozit thấp mà tác dụng tấy rất mạnh, có loại lấy bớt antraglucozit đi rồi mà tác dụng vẫn còn.

Vị thuốc Đại hoàng

Vị thuốc Đại hoàng

2. Tác dụng của Đại hoàng theo Đông y

Chủ trị. Cho máu ứ ra, thông máu bị bế tắc, khi nóng khi lạnh, phá trong hà tích tụ, chất ẩm lưu lại trong người, tiêu đi thức ăn cách đêm chưa tiêu, rửa sạch tràng vị, thay cũ đổi mới, thông lợi đường Cảm nước, điều hòa trung, tiêu hóa các chất ăn, yên ổn 5 tạng.

Bình lọ cho khí xuống, trừ đờm thực, nhiệt kết ở khoảng ruột, giải tâm bụng chướng đầu, Con gái máu lạnh bế tắc chướng đầu, bụng dưới đau, mọi huyết máu cũ lưu động kết lại, (Bản kinh và Biệt lục).

3. Phát minh của Trương Trọng Cảnh

Một vị thuốc Đại hoàng qua Trương  Trọng Cảnh thực nghiệm, cho rằng chủ trị thông lợi các độc kết lại, cho nên có thể chữa ngực bụng đầu, cùng với bí đại tiện, tiểu tiện không lợi. Thêm trị phát sinh vàng da máu ứ sưng mủ.

Nay liệt kê như sau:

1) Chứng của Thang đại hãm hung là: Từ dưới vùng tâm để 1 bụng dưới (thiểu phúc) cứng đầy mà đau (dùng đại hoàng 6 lạng, đó: 38,4 gam).

2) Chứng của Thang tiểu thừa khí là: Bụng hơi đầy thôi ỉa không thông.

3) Chung của Thang hậu phác tam vật là: đau mà bị tiện.

4) Chứng của Thang đại hoàng cam toại là: Bụng dưới (thiểu phúc) đầu như cái thúng, tiểu tiện hơi khó.

5) Chứng của Thang đại thừa khí là: Bụng đầy đau.

6) Chứng của Thang đại hoàng tiêu thạch là: Hoàng đản (vàng da, vàng mắt, đái vàng) bụng đầy, tiểu tiện không lợi.

7) Chứng của Thang đào hạch thừa khí là: bụng dưới cấp kết (kết rắn nhanh). 

8) Chứng của Thang đại hoàng mẫu đơn bì là: Bụng dưới bị tắc simg.

9) Chứng của Thang đại hoàng cam thảo là: Không đủ vậy.

10) Chứng của Thang điều vị thừa khí là: Bụng chướng đầu – Lại nói: Ta không thông.

Trên đây 9 phương đại hoàng đều 4 lạng (ước 25g6. Vì phân lạng 3 đời đến đời Hán so với ngày nay chỉ bằng 2/10).

11) Chứng của Thang đại hoàng phụ tử là: Dưới sườn cứng đau.

12) Chứng của Thang để đương là: bụng dưới cứng đầu.

13) Chứng của Thang đại hoàng hoàng liên tả tâm là: Dưới tâm bí ấn mềm.

14) Chứng của Thang quế chi gia đại hoàng là: Rất thực, đau. (Chứng thuộc thực hoàn toàn). .

Trên đây 4 phương đại hoàng | hoặc 3 lạng (ước 19,2g) hoặc 2 lạng (ước 12.8g) hoặc 1 lạng (ước 6,4g tức 32 x 2 : 10). .

Trải xem các phương trên thấy họ Trương dùng đại hoàng đặc biệt đế thông lại chất độc mà thôi, cho nên đều số lượng gấp bội thuốc chủ yếu mà không chỉ riêng dùng đại hoàng. 

Cách phối hợp.

+ Hợp hậu phác chỉ thực thì trị ngực bụng đầy. 

+ Hợp hoàng liên thì trị dưới vùng tâm bị.

+ Hợp cùng cam toại, a giao thì trị thủy cùng trị huyết.

+ Hợp cùng thủy điệt, manh trùng, đào nhân thì trị máu ứ.

+ Hợp cùng hoàng bá, chi tử thì trị phát vàng.

+ Hợp cam thảo thì trị cấp bách.

+ Hợp mang tiêu thì trị khối hòn rắn cứng.  

Học giả xét mọi phương của Trọng Cảnh dùng đại hoàng không chỉ riêng ở đây mà cần đọc kỹ để hiểu thấu cái vi diệu của nó mà học tập.  

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác dược phẩm dựng nếu nói về đại hoàng rằng:

– Vị rất đắng, khí rất lạnh mà không độc, vào kinh túc dương minh, túc thái âm, túc quyết âm, đồng thời vào kinh thư dương minh, âm ở trong âm, đi xuống vây. Hoàng cầm làm sứ, không sợ vị nào.

Chủ yếu dùng: Muốn chóng dùng sống muôn chậm dùng chín. Thay cũ đổi mới, rửa sạch tràng vị. tiêu máu ứ trị đờm lâu ngày, phá tích tụ, ngừng đau bĩ, tản nhiệt độc ung thũng, tiêu chất ấm lưu chính lại và thức ăn cách đêm không tiêu thanh đi cái đời thực nhiệt kết, tính thẳng chạy mà không thể cố thủ cho nên tả mọi thực nhiệt không thông.

Hợp dùng:

+ Cùng thược dược, hoàng cầm, mẫu lệ, tế tân, phục linh có thể chữa được kinh sợ. giận dữ, bực bội cùng khí run rẩy (quí) ảo nùng dưới tâm.

+ Cùng tiêu thạch, tử thạch anh, đào nhân chữa con gái huyết bế.

+ Cung hoàng cầm, hoàng liên trị, tâm khi sinh ra thổ nục (nôn máu mũi ra máu).

Cấm dùng:

+ Mọi chứng hư đều cấm dùng, và chứng hỏa hư cũng kiêng.

+ Nhiệt ở phần huyết mà cái tà có hình thực có thể hạ mới dùng, Còn nhiệt ở phần khí mà cái tà vô hình, không thể công được, vì sợ tổn thương nguyên khí nên cấm dùng.

+ Huyết khô mà sinh bế tắc máu trong, huyết hư mà huyết bế cùng chứng hư vô hình đều nên kiêng.

2) Đời Đường. Ngõa Quyền dùng thông kinh cho con gái, tiêu nước sinh phù thũng, lợi đại tiểu tràng, trừ nhiệt, sưng độc, trẻ con nóng lạnh, phiền nóng bệnh thời khí, hút mủ. (đắp vào chỗ có mủ, ăn mủ thôi). .

3) Đời Tống. Đại thông các loại khí điều huyết mạch, lợi khớp đốt, tiết cái ủng trệ thủy khí. chướng đầy do ôn độc sốt rét do nóng (ôn chướng nhiệt ngược)

4) Đời kim. Trương Nguyên Tố

Dùng tả mọi thực nhiệt không thông, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, tiêu thức ăn ở cách đêm, tả bĩ đầy dưới vùng tâm

5) Đời Thanh. Chân Thụ bàn về Đại hoàng rằng: – Tác dụng của đại hoàng người đời chỉ khái quát biết rằng nó có thể mở được cái trệ ở tỳ, thông bế tắc đẩy bỏ được tích tụ mà thôi, mà không biết được nó kiêm có thể hành hỏa vậy… và ông đề ra:

– Trừ huyết bế nóng lạnh dùng: Thang sài hồ gia long cốt mẫu lệ miết giáp tiễn hoàn.

– Hạ máu ứ dùng: Thang đào hạch thừa khí, Thang để đương. để đương hoàn, Thang hạ ứ huyết,

– Phá trưng hà tích tụ dùng: Đại hoàng giá trùng hoàn, Thang đại hoàng mẫu đơn bì..

– Trừ bỏ chất ẩm lưu động dùng:

Thang đại hãm hung, Đại hãm hung hoàn, Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn, Thang đại hoàng cam toại, Thang quế linh ngũ vị cam thảo gia Khương tân bán hạnh đại hoàng. – Đuổi thức ăn cách đêm dùng: Thang hậu phác thất vật, Thang hậu phác tam vật, Thang hậu phác đại hoàng.

5. Phối hợp ứng dụng vị thuốc Đại hoàng

1) Thang tiểu thừa khí

Đại hoàng, Chỉ thực, Hậu phác trị bệnh nhiệt do cảm mà tà kết ở trung tiêu tỳ vị. .

2) Trị thương hàn bệnh phát ở âm mà lại hạ, sinh ra vùng làm đầy mà không đau, ấn thấy mềm, đó là bị vậy. 

Dùng Thang đại hoàng hoàng liên tả tâm làm chủ yếu mà chữa.

Đại hoàng 12,8g; Hoàng liên 64g. Lấy đau đun nước sôi 2 lít ngâm, phút chốc vắt lấy nước, chia 2 lần uống ấm. .

3) Chữa người khỏe mạnh, mới bị khí hư đỏ trắng dùng:

Đại hoàng; Chỉ xác; Tân lang; Đương quy; Cam thảo; Hoạt thạch

Làm viên uống. Đó là phép đón mà cướp lấy (nghinh nhi đoạt chi) nhưng không thể quá dùng sợ hại khí của vị.

4) Trị tất cả các bệnh do đờm phát sinh thành bệnh lạ. Phàm người ăn vào nôn ngay là trong ngực có hỏa vậy.

 Dùng:  Đại hoàng 1 lạng; Cam thảo (nướng) 2,5 đ.cân

Nước 1 lít đun còn nửa lít, uống ấm. Đây là phương thực Cổn đờm hoàn vậy. Nếu cùng Hà thiên cao làm viên, càng tốt. (Trọng Cảnh kim quỹ ngọc hàm phương)

5) Trị thượng trung tiêu có đờm nhiệt do đó phát sinh “thiên đầu phong thống đau nửa đầu, mọi thuốc không khỏi, mắt bị tổn thương

Dùng: Đại hoàng tẩm mật cùng Trúc lịch 9 lần nấu 9 lần phơi rồi cùng bột hoàn viên như hạt vùng, nước bạc hà điều thuốc uống 3 đ.cân. Có công hiệu lạ.

Lại trị trung tiêu tỳ vị thấp nhiệt đi xuống, trú ở thận, dẫn đến sau khi nó đi nằm là di mộng tinh, lúc đi nằm lấy thăng ma trần bì làm thang, nuốt 3 – 4 đồng cân, thấp nhiệt đi, người bèn khỏi bệnh.. 

6) Trị nôn ra máu, mũi ra máu cùng với khí của tâm không đủ, dùng Thang tả tâm làm chủ yếu mà chữa

Dùng: Đại hoàng 2 lạng; Hoàng liên 1 lạng; Hoàng cầm 1 lạng. Nước 3 lít Nấu còn 1 lít chia 2 lần uống nóng, được lợi thì thôi. (Kim quĩ phương)

7) Trị nôn ra máu đau như dùi đầm

Dùng đại hoàng 1 lạng tán bột, mỗi lần uống 1 đ.cân, dùng nước Sinh địa 1 hợp, nước nửa chén, đun sôi 3 – 5 lần uống bất kể lúc nào. (Giản yếu tố chúng phương). 

8) Trị bệnh nóng cuồng nói mê

Dùng: Xuyên đại hoàng 5 lạng sao hơi đỏ làm bột dùng nước tuyết tháng chạp 5 lít (ta có thể dùng đá thay) sắc như cao. Mỗi lần uống nửa thìa, nước lạnh điều uống. (Thánh huệ phương)

9) Trị eo lưng, chân bị khí phong gây đau 

Dùng đại hoàng 2 lạng cắt như con cờ hoa chút dấm sao khô, chớ cho cháu, mỗi lần uống 2 đồng cân, lúc đói lấy nước 3 hợp, cho vào 3 lát gừng sắc sôi 10 dạo lấy nước điều uống, khi ỉa ra vật ác mủ lạnh thì đau bèn ngừng. (Hải thượng phương) 

10) Trị phong nhiệt tích trệ ủng tắc, hóa đờm rãi, trị bĩ muộn tiêu ăn hóa khí, dẫn huyết 

Dùng: Đại hoàng 4 lạng; Khiên ngưu tử nửa sao nửa sống 4 lạng, nghiền nhỏ, luyện mật viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10 viên, nước sôi điều uống, không hại người.

Nếu cần hơi lợi, uống thêm 10 – 20 viên.

Lại nữa như vệ sinh bảo giám dùng bồ kết nhào thành cao hòa viên, gọi là côn đờm hoàn, còn gọi Toàn chân hoàn. Kim tuyên tôn uống có nghiệm gọi tên là bảo an hoàn. . (Kinh nghiệm phương)

11) Trị trong bụng có hòn khối 

Dùng: Đại hoàng 10 lạng tán bột, dấm 3 tháng, mật 2 thìa cùng sắc rồi viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên, nước gừng sống chiêu thuốc, lấy nôn và đi đồng được làm mức. (Ngoại đài bí yếu phương)

12) Trị bụng sườn có tích khối

Dùng: Bột vôi đã bị phong hóa 1/2 cân, chảo sành sao cực nóng, dế dần nguội, cho vào bột Đại hoàng 1 lạng, sao nóng, cho vào bột Quế tâm 1/2 lạng. sao qua, cho dấm gạo đảo thành cao đắp vào.

Lại một phương: Đại hoàng 2 lạng; Phác tiêu 1 lạng. Cùng nghiền nhỏ, lấy tỏi cùng nhào như cao rồi đắp. Hoặc thêm A ngùy 1 lạng càng tốt. (Đan khê phương)

13) Trị người mắc bệnh tích tụ lâu, hai đường tiện đều không thông lợi, xông lên tâm bụng chướng đều sợ ăn

Dùng: Đại hoàng 2 lạng; Bạch thược 2 lạng. Cùng nghiền nhỏ, nước hoàn viên như hạt ngô, mỗi lần nước chiêu thuốc uống 40 viên, ngày 3 lần, lấy biết làm mức. (Thiên kim phương).

14) Trị 5 chứng lâm, đái đục, ra chất trắng đỏ 

Đại hoàng tốt nghiền nhỏ, mỗi lần uống 6 phân, lấy 1 quả trứng gà chọc thủng ở đỉnh, cho thuốc vào khuấy đều nấu chín, lúc đói ăn, không quá 3 lần ăn là khỏi. (Giản tiện phương)

15) Trị mọi lỵ mới mắc 

Dùng: Đại hoàng nướng chín, Đương quy đều 2 – 3 đồng cân, người khó 2 đều 1 lạng sắc nước uống, lấy thông lợi làm mức, hoặc thêm binh lang. (Tập giản phương)

16) Trị kiết lỵ nhiệt đới đi nhanh đi luôn ra nhà xí 

Dùng: Đại hoàng 1 lạng ngâm rượu 1/ 2 ngày sắc uống thông lợi thì thôi. (Tập giàn phương)

17) Trị bệnh hốt nhiên suyễn thở buồn bực muốn đứt hơi, không thể nói năng rãi chảy nôn ngược, răng lao động, khí ra bắt đầu chuyển thành to, đứt mà lại to, gọi là thương hàn kiểm sốt hoắc loạn

Dùng: Đại hoàng nhân sâm đều 1/2 lạng, nước 2 bát sắc còn 1 bát uống nóng có thể yên. (Nguy thị đắc hiệu phương)

18) Trị bệnh đàn bà có máu ứ thành tích gây đau 

Dùng: Đại hoàng 1 lạng; Rượu 2 lít. Nấu kỹ sôi 10 dạo, uống lợi thì thôi. (Thiên kim phương) 

19) Trị sau đẻ huyết cục 

Dùng: Bột đại hoàng 1 lạng; Dấm 1/2 lít nhào thành cao viên như hạt ngô, mỗi lần uống 1 viên, nước dấm nóng điều thuốc, lúc lâu sẽ đi ỉa. (Thiên kim phương) 

20) Trị huyết khô khí đau 

Dùng: Đại hoàng tốt ngâm rượu phơi khô 4 lạng nghiền nhỏ, dấm tốt 1 lít nhào thành cao như hạt khiếm thực, lúc đi nằm dùng rượu điều uống 1 viên, ỉa dễ 1 – 2 lần rồi chất rò rỉ đỏ tự ra. Đây là thuốc thánh để điều kinh vậu. Hoặc thêm hương phụ. (Huân thị tập nghiệm phương)

21) Trị đàn bà lấy chồng đau (giá thống) cửa mình (tiểu hộ) sưng đau.

Dùng: Đại hoàng 1 lạng; Rượu 1 lít nấu sôi uống. (Thiên kim phương).

22) Trị bệnh con trai bị (thiên trụy) hạt dái sa xuống, bên to bên nhỏ 

Dùng: Bột đại hoàng và dấm đắp vào, khô lại thay miếng đắp khác. (Mai sự phương).

23) Trị thấp nhiệt gây sây sẩm mờ mịt (huyễn vậng) không thể chịu nổi

Đại hoàng sao rượu nghiền nhỏ, nước trà trong điều uống 2 đ.cân đây là cấp thì trị ngọn vậy. (Đan khê phương)

24) Trị trẻ con não nóng, thường muốn nhắm mắt

Dùng:  Đại hoàng 1 phân; nước 3 hợp ngâm 1 đêm trẻ 1 tuổi uống 1/2 hợp, còn ngoài ra đắp lên thóp, khô lại thay. (Diêu hòa chúng chí bảo phương)

25) Trị đau mắt đỏ đột ngột 

Dùng: Thang tứ vật thêm đại hoàng sắc với rượu uống. (Truyền tín thích dụng phương)

26) Trị dạ dày bốc hỏa răng đau, ngậm đá một ngụm buốt răng

Lấy giấy cuộn tròn như 1 ống cho bột đại hoàng vào tùy theo răng bên nào đau thì thổi vào mũi bên đó. (Nho môn sự thân phương) 

27) Trị phong nhiệt răng đau

Súc miệng cho sạch, cho Đại  hoàng loại tốt vào chảo, rang sao tồn tính nghiền nhỏ. sớm tối xát ngậm nuốt đi.(Thiên kim phương) 

28) Trị vùng lợi của răng thường ra máu dần dần đến rơi rụng ra, cùng với miệng hôi 

Dùng:  Đại hoàng ngâm nước gạo cho mềm, sinh địa cắt miếng ngâm cùng. rồi đặt lên trên vùng lợi, một đêm thì khỏi, chưa khỏi lại đặt. kiêng nói, SỢ dẫn gió vào. (Bản sự phương) 

29) Trị bệnh miệng lở loét 

Dùng: Đại hoàng; Khô phàn lượng bằng nhau nghiền nhỏ xát vào, rãi chảy hoặc nôn ra rãi bọt. (Thánh huệ phương)

30) Trị trong mũi sinh lở loét 

Dùng: Đại hoàng sống, hạnh nhân đảo đều, hòa mỡ lợn đồ vào. Lại một phương: Đại hoàng sống, Hoàng liên đều 1 đ.cân; Chút ít; Xạ hương nghiền nhỏ hòa dầu thơm xát vào. (Thánh huệ phương)

31) Trị bệnh từ trên cao ngã xuống, gỗ đá đè phải bị thương. máu ứ ngưng đọng tích lại đau không chịu nổi

Dùng: Đại hoàng nấu với rượu 1 lạng, Hạnh nhân bỏ vỏ 37 hạt, nghiền nhỏ, rượu 1 chén, sắc còn 7/10, lúc gà gáy uống đến sáng ra được máu ứ là khỏi. (Tam nhân phương) 

32) Lại trị bị ngã, bị đánh bị đè lên nên có máu ở trong chướng đầy

Dùng: Đại hoàng, Đương quy lượng bằng nhau, sao nghiền, mỗi lần uống 4 đ.cân, rượu ấm điều uống, ỉa ra vật xấu là khỏi (Hòa tế phương)

33) Trị bị đánh đập tổn thương có vết tích ú máu bầm tím xung quanh hoặc sinh ra sốt cơn 

Dùng: Bột Đại hoàng hòa nước gừng đồ lên vết đau, 1 đêm vết đen biến thành màu tía, 2 đêm tía biến thành màu trắng vậy (Tập giản phương)

34) Trị gậy đánh sưng đau 

Dùng: Bột đại hoàng hòa dấm, hoặc nước tiểu trẻ em đắp lên nơi đâu. (Trích huyền phương)

35) Trị bị vết đâm chém phiền đau đại tiện không lợi 

Dùng:  Đại hoàng; Hoàng cầm lượng bằng nhau nghiền nhỏ, viên với mật, trước bữa ăn dùng nước chiêu thuốc 10 viên ngày 3 lần. (Thiên kim phương).

36) Trị lở loét đông kết rữa nát (đống sang): Bột đại hoàng hòa nước đắp (Vệ sinh bảo giám phương)

37) Trị bỏng lửa tổn thương: Đại hoàng sống đổ vào cùng trộn mật đảo đều, không những giảm đau, lại còn hết sẹo.

38) Trị hỏa độc, đơn đỏ sưng khắp người: Dùng: Đại hoàng mài nước bôi rửa (Cứu cấp phương) 

39) Trị mới bị độc sưng: Dùng: Đại hoàng, Ngũ bội tử, Hoàng bá lượng bằng nhau nghiền nhỏ. Hòa trộn nước mới múc đổ vào, ngày 4 – 5 lần.

40) Trị nhọt sưng rực nóng

Dùng: Bột đại hoàng hòa dấm đổ vào. Khô lại thay miếng khác, chẳng qua vài miếng thì bệnh lui, rất nghiệm, phương thuốc thần vậy: (Trừu hậu phương) 

41) Trị độc sưng ung vú

Dùng: Đại hoàng, Phấn thảo đều 1 lạng nghiền nhỏ, hòa rượu tốt nhào thành cao, lấy bằng buộc lên chỗ ung ở vú, nằm ngửa, nhưng trước khi đắp bằng lại phải uống một thìa to rượu ấm, sáng mai ỉa ra vật xấu dân khỏi. (Phụ nhân kinh nghiệm lương phương)

42) Trị mọi nóng của trẻ em

Dùng: Đại hoàng nướng chín, Hoàng cầm đều một lạng nghiền nhỏ, luyện mật viên to bằng hạt vừng, mỗi lần uống 5 – 10 viên. Cùng nước đường thêm hoàng liên gọi tam hoàng hoàn. (Tiền thị tiểu nhi phương)

43) Trị tích nhiệt nóng trong xương, dần dần người vàng và gầy

Dùng: Đại hoàng 4 phân, nước tiểu trẻ 5 – 6 bát sắc còn 4 bát, bỏ bã, bụng đói chia 2 lần uống, nếu thấy người mỏi như đi bộ 5 dặm thì lại uống nữa. (Quảng lợi phương) 

44) Trị mọi bệnh tâm bụng, thốt nhiên đột ngột gây trăm bệnh

Đại  hoàng, Ba đậu, Can khương đều 1 lạng nghiền nhỏ, hòa mật, đảo kỹ hàng nghìn lần, viên như hạt đầu xanh, mỗi lần uống 3 viên. 

Phàm trúng ác đột ngột thốt nhiên dạng tự động kinh nhưng mắt không nhìn ngược (khách tạc) vùng tâm bụng chướng đầu, đau như dùi đâm vào. Khí thở gấp miệng câm, thân thể đời ra đột ngột chết, lấy nước ấm hoặc rượu uống hoặc rót vào mồm.  

Lúc đó nếu chưa biết gì lại uống 3 viên, trong bụng chuyển reo hỗ nôn ra là khỏi. Nếu miệng cắn răng thì cậu răng ra đổ vào, vào được họng là khỏi. Đây là phương của Trọng Cảnh. Quan tư không Bùi Tú đổi làm thuốc bột dùng, không bằng viên vậy. (Độ kinh phương)

* Lúc dùng nên kiêng: Kỵ nước lạnh, sợ can tất (sơn ta khô). Hoàng cầm làm sứ..

* Kiêng kỵ: Phàm phần huyết không có nhiệt bị uất và tích bị kết lại thì cấm dùng.

5. Phương tễ trứ danh

1) Thang tam hoàng.

Trị tam tiêu thực nhiệt, các loại chứng hóa có thừa, đại tiện bí kết.

Đại hoàng; Hoàng cầm; Hoàng liên. Lượng bằng nhau, sắc uống. (Bản sự phương) 

2) Đại hoàng giá trùng hoàn

Chữa 5 chứng lao, người rất hư yếu gầy guộc, bụng không thể uống ăn, tổn thương vì ăn, vì lo, vì uống, vì phòng thất (ngủ với gái nhiều vì đói, vì nhọc, kinh lạc, doanh vệ. khí huyết đều tổn thương, trong người có máu khô, cơ phu gầy róc, tróc vảy, hai mắt quầng thâm, viên này chủ trị. Dùng:

Đại hoàng 10 phân nấu; Hoàng cầm 2 lạng; Cam thảo 3 lạng; Đào nhân 1 thăng; Hạnh nhân 1 thăng; Thược dược 4 lạng; Can địa hoàng 10 lạng; Tề tào 1 thăng; Can tất 1 lạng; Giá trùng 1 thăng.

Các vị nghiền nhỏ, luyện mật làm viên bằng hạt đậu xanh, rượu điều uống 5 viên ngày 3 lần. (Kim quỹ phương) 

3) Thang chi tử đại hoàng

Trị vàng da do rượu, trong tâm ảo nùng hoặc nóng đau  

Dùng: Chi tử 14 quả; Đại hoàng 1 lạng; Chỉ thực 5 quả; Đậu si 1 thăng. Nước 6 thăng đun còn 2, chia 3 lần uống khi ấm. (Kim quỹ phương) 

4) Lương cách tán

Trị tâm hỏa quá thịnh, trung tiêu táo thực, phiền táo miệng khát, mắt đỏ đầu quay cuồng, miệng loét môi nứt nẻ, nôn ra máu, mũi ra máu, bí đại tiểu tiện, mọi phong co quắp, phát ban phát cuồng, cùng với trẻ kinh phong, đậu hãm đen, lở loét.

Liên kiều 4 lạng; Đại hoàng tẩm rượu 2 lạng; Mang tiêu 2 lạng; Cam thảo 2 lạng; Hoàng cầm (sao rượu) 2 lạng; Bạc hà 2 lạng; Chi tử 2 lạng

Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 5 đ.cân. Gia thêm: Lá tre, mật sống sắc uống.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm