Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Đào nhân (Đào hạch)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Đào nhân (Đào hạch). Tên thường dùng:  Đào nhân nê, đào hạch, đơn đào nhân. Tên cổ trong sách cổ: Thoát hạch nhân, thoát hạch anh nhi (Hòa hán dược khảo).

– Tên nước ngoài: Fructus percics (La Tinh). Là nhân của hạt đào, có tên khoa học: Prunus persica. Set z var vulgaris Maxim.

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Đào nhân là nhân hạt Đào 

– Hình thái 

Đào là cây rụng lá trong thiếu các nơi, cao hơn 3m, lá mọc xen kẽ, hình mũi mác, mép lá có răng cưa nhỏ hoa nở trước lá, phổ thông là hoa 5 cánh màu hồng nhạt , có lúc nở màu trắng hoặc tía, Có loại cánh đơn (đơn ban) và cánh trồng khác nhau, quả là quả thật, giống hình viên đạn, thịt quả nhiều nước mềm mại, hiện lên sắc đỏ hoặ: sắc cam.

Vỏ hạt có rất nhiều tuyến rãnh ngắn, trong có nhân, nhân là hình tròn trứng nhọn phẳng bẹt hơi lệch có vỏ mỏng màu nâu nhạt, vả lại có ngấn dọc. Ra hoa tháng 1 – 2. Quả chín tháng 6 – 7.

– Thu hái: Tháng 7 lấy quả lấy nhân về phơi râm.

– Cách chế

Lý Thời Trân nói: đào nhân để hành huyết nên để cả vỏ và đầu nhọn dùng sống. Nhuận táo hoạt huyết nên ngâm nước bỏ vỏ và đầu nhọn, sao vàng dùng. Sao lúa hoặc sao tồn tính đều tùy theo phương thuốc. Loại có 2 nhân có độc, không thể ăn.

Vị thuốc Đào nhân

Vị thuốc Đào nhân

2. Vị thuốc Đào nhân theo Đông y

– Tính chất: Đắng, ngọt, bình, không độc. 

– Quy kinh: Vào kinh tâm can, đại tràng

– Công dụng: Phá huyết hành ứ, nhuận táo thông tiện, dùng trị ho đờm, ho tiếng, bệnh về huyết, đau do phong.

– Chủ trị:

Máu ứ, máu bế tắc, trưng hà, tà khí, giết trùng nhỏ (Bản kinh).

Trị ho ngược khí xốc lên, tiêu cứng rắn dưới vùng tâm, thông kinh ngừng đau tâm bụng, trị thốt nhiên đột ngột ra máu (Biệt lục).

* Lương dùng: 8g – 12g/ngày.

* Kiêng kỵ: 

– Phàm không ứ trệ cấm dùng.

– Không dùng cho phụ nữ có thai

– Đào nhân, Hồng hoa đều dùng chữa bệnh kinh nguyệt do huyết ứ, tiêu thũng chỉ thống, huyết ứ do sang chấn, ngoài ra Hồng hoa thiên về tán ứ chỉ thống, Đào nhân thiên về nhuận trường thông tiện.

3. Trương Trọng Cảnh phát minh

Một vị đào nhân qua Trương Trọng Cảnh thực nghiệm thấy rằng: Chủ trị máu ứ, bụng dưới đầy đau, cho nên kiêm trị ung ruột (tràng ung) cùng đàn bà kinh nguyệt không thông lợi. Dẫn chứng như sau:

+ Chứng của Thang đào nhân thừa khí là: Bụng dưới cấp kết.

+ Chứng của Thang đại hoàng mẫu đơn bì là: Bụng dưới sưng bị.

+ Chứng của Thang vi hành không đủ.

Ba phương trên đào nhân đều 50 hạt (ước 15 gam).

+ Chứng của Thang hạ ứ huyết rằng: Sản phụ bụng đau. Lại nói rằng: Kinh thủy không lợi, một thang trên đào nhân 30 hạt (ước 9 gam).  

+ Chứng của Đại giá trùng hoàn là: Bụng đầy. .

+ Chứng của Thang để đương là: Bụng dưới cứng đầy. Lại nói rằng: Đàn bà nước tinh không thông lợi, dùng khoảng 20 – 30 hạt (ước 6 – 9 gam).

Như thể thấy rõ đào nhân chủ trị máu ứ cấp kết, bụng dưới đây đau rõ lắm. Phàm độc kết ở bụng dưới thì tiểu tiện không lợi, hoặc như chứng lâm, nếu như thế sau hẳn có mủ tự ra, hoặc tả ra máu, hoặc đàn bà đường kinh không thông lợi, đó là máu ứ lâu vùng dưới rốn gây nên.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác dược phẩm đựng nếu nói: Trị máu | ứ máu bế tắc huyết ráo, huyết kết, thông hành máu kinh ngừng đau, nhuận đại tràng, trị tâm bụng đau rắn, đau sán, suyễn ho khí xốc lên, tệ dệt nửa người, Trưng hà, ngứa âm hộ, giã nhừ như bùn đắp vào âm hộ). Hợp dùng có thể chạy về phần huyết mà tính nhuận hoạt, cùng vừng đen đương qui trị táo kết như thần, nhưng tả nhiều bổ ít, lầm dùng quá thì ra máu không ngừng tổn thương nguyên khí nên phải cẩn thận..

2) Đời Kim. Trương Nguyên Tố dùng chữa huyết kết huyết bí, huyết táo, thông nhuận đại tiện, phá súc huyết.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị sau đẻ máu ứ, kết hòn gây đau, kiêm trị phụ nữ khỏe kinh bế không thông:

Đào nhân; Đương quy; Trạch lan; Thược dược; Diên hồ sách; Tô mộc; Ngũ linh chi; Hồng hoa; Ngưu tất; Sinh địa; Ích mẫu.

2) Trị đại tràng huyết táo, ỉa rắn không thông 

Dùng: Đào nhân; Đương qui; Ma nhân; Địa hoàng; Mạch môn; Thược dược Hoàng cầm; Nhục thung dung; Cam thảo.

3) Trị vùng trên bị tổn thương, máu ứ gây đau 

Dùng: Đào nhân; Dáng hương; Thông thảo; Sơn tra; Xuyên sơn giáp; Nhũ hương; Một dược; Hồng hoa; Tục đoạn; Đương qui 

4) Trị sốt rét lúc nóng lúc lạnh 

Đào nhân 100g; Hoàng đơn 3 đ.cân (15g); Đào nhân bỏ vỏ đầu nhọn, trong cối sành nghiền thành cao, không được dính nước lã, rồi cho 3 đồng cân bột hoàng đơn vào trộn đều, viên như hạt ngô, mỗi lần uống. viên, lúc phát cơn hướng phía bắc rượu ấm điều uống.

(Đường Thận Vi bản thảo phương)

5) Trị khí xốc lên ho hắng, ngực đầy khí suyễn

Dùng: Đào nhân 3 lạng bỏ vỏ đồ nhọn, lấy nước 1 lít nghiền thành nước hòa cùng 2 bát gạo nấu cháo ăn. (Thực y tâm kính phương)

6) Trị băng huyết ra khí hư không ngừng: Lấy hạt đào sao tồn tính rồi nghiền nhỏ, rượu điều uống một thìa xúc, (bằng thìa pha cà phê) ngày 3 lần. (Thiên kim phương) 

7) Trị sau đẻ, mình nóng như lửa, da nổi mẩn như hạt thóc: Dùng đào nhân nghiền nát như bùn, hòa mỡ lợn đắp, ngày thay 1 lần. (Thiên kim phương)

8) Trị lao cấp ho hắng phiền nóng: Dùng: Đào nhân 3 lạng; Gan lợn 1 cái. Nước tiểu trẻ khỏe 5 lít.

Lấy đào nhân bỏ vỏ đầu nhọn đi cùng 1 cái gan lợn cho vào 5 lít nước tiểu trẻ đun cho cạn, rồi dùng chày cối gỗ giã nhừ viên như hạt ngô, mỗi lần nước ấm điều uống 30 viên.  (Thánh huệ phương)

9) Trị lao thuộc hàn, kém ăn dần dần đến gần đen.

Dùng: Đào nhân 500 hạt, ngô thù du 3 lạng cùng cho vào chảo gang sao lửa một lúc lâu, đem đảo nhân bỏ vỏ, sao sắc vàng, rồi dần thêm lửa đời có chút khói ra, nhân lúc nóng cho vào một cái bình mới, lấy nút nhét kín, gói kỹ không cho hở hơi ra, mỗi ngày lúc đói lấy đào nhân 20 hạt nhai, rượu ấm điều uống. Người rất nặng uống 500 hạt là khỏi. (Thánh huệ phương) 

– Phương tễ trứ danh : Thang đào nhân thừa khí

– Công dụng:

Trị bệnh thái dương không giải nhiệt kết bàng quang, người như cuồng, bụng dưới cấp kết, cùng đàn bà bại huyết lưu kinh, hoặc kinh bế. 

– Dược phẩm: Đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) 50 hạt; Đại hoàng (tẩm rượu) 4 lạng; Mang tiêu 2 lạng; Cam thảo 2 lạng; Quế chi 2 lạng (có nơi 4 lạng).

Nước trong 7 lít nấu còn 2,5 lít, bỏ bã rồi cho mang tiêu vào, tăng lửa hơi sôi thì bớt lửa, trước bữa ăn uống ấm 5 hợp ngày 3 lần uống. Đến lúc hơi lợi, kinh nguyệt trầm trệ. Hoặc bỏ đại hoàng thêm: miết giáp, thanh bì, sài hồ, đương quy, xuyên khung. (Xem thêm trang 2093 Tạp luận TQYHÐTÐ).

6. Tư liệu tham khảo

1) Lý Hãn nói: Đào nhân đắng nặng hơn ngọt, khí bạc vị hậu, thuốc phần huyết kinh thủ tục quyết âm vậy. Đắng để tiết huyết trệ, ngọt để sinh huyết mới, cho nên phá máu đọng thì dùng. Công dụng có bốn:

1 là trị nhiệt vào nhà huyết. 

2 là tiết huyết trị đọng trong bụng

3 là trừ da dẻ máu nóng táo ngứa.

4 là thông hành máu ngưng trệ ở bì phu.

2) Để khỏi lẫn lộn trong cây đào. Người Trung Quốc thường dùng 3 loại đào nhân.

a) Sơn đào (đào núi). Tên Trung dược: Đào nhân.

Tên khoa học: Prunus davidiana (carr) Franch. Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).

(Trung Quốc gọi Rosaiceae là họ Tường vi). .

– Bộ phận dùng: Lá, quả, nhân.

– Tính vị: Lá: Đắng bình. Quả: Ngọt, chua, ấm. Nhân: Đắng, ngọt, bình.

– Công dụng: Lá: Trừ phong thấp, mát nóng, sát trùng. Trị đầu đau, đầu phong, phong tý, sốt rét, thấp chẩn, lở loét ngứa.

Quả: Sinh tân nhuận táo hoạt tràng, hoạt huyết, tiêu tích.

Hạt: Phá huyết thành ứ, nhuận phế, hoạt (trơn) tràng. Trị kinh bế, phong tý, vấp ngã đập đánh, sốt rét, ứ máu sưng đau, máu ráo, tiện bí.

b) Quang hạch đào (đào hột sáng) Tên khoa học: Prunus mira koehne (cùng họ)

– Tên trung dược: Đào nhân.

– Biệt danh: Đào Tây Tạng, đào khương.

– Bộ phận dùng: Nhân. 

– Tính vị: Đắng, bình.

– Công dụng: Phá huyết, trừ đờm, điều kinh trị kinh nguyệt không đều, bị khối.

c) Mạo đào (đào có lông) Giống như cây đào ta.

– Tên khoa học: Prunus persica (Linn) Bartsch. Cùng họ Hoa hồng (Rosaceae). – Tên trung dược: Đào nhân. – Biệt danh: Đào.

– Bộ phận dùng làm thuốc: Nhân, hoa, cành, vỏ cây, rễ, lá.

– Công dụng:

+ Nhân: Phá huyết thống kinh, thông tiện, giáng áp, ngừng ho, trị mụn nhọt, bế kinh, sau đẻ đau bụng, viêm ruột thừa, tiện bí, chó dại cắn bị thương.

+ Hoa: Lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện. Trị thủy thũng tiện bí.

+ Cành: Trị trẻ con mồ hôi trộm, lao phổi ho ra máu.

+ Vỏ cây: Trị bỏng lửa, bỏng nước.

+ Lá: Trị cảm mạo phát sốt, vỡ lở dạ dày, thấp chẩn, chân ngứa.

+ Nhựa cây: Trị đái ra cát sỏi, đái máu, bệnh lý..

+ Rễ: Trị hoàng đắn, nôn máu, mũi ra máu, kinh bế, ung thũng (nhọt sưng) trĩ lở loét.

Trong 3 cây đào trên đều có tên đào nhân, nước ta chỉ có cây đào nhân dân trồng ăn quả khắp nơi cách có tổ chức, thu mua rộng rãi. Miền có trồng nhiều đào, như Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn, Hà Giang. Dựa vào tính chất công dụng trên đầy mà chữa trị.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ