Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ngưu tất còn gọi: Bách bội (Bản kinh). Ngưu hành. (Quảng nhã), Sơn hiện thái (Cửu hoang bản thảo). Đối tiết thái (Bản thảo cương mục), Hoài ngưu tất (Bản thảo tiến độc). Kể giao cột (Mân Đông bản thảo).

– Tên khoa học: Ngưu tất : Achyranthes bidentata Blume. Thuộc họ Dền (Amaranthaceae)

Ta dùng rễ phơi hoặc sấy khô Radix Achiranthis bidentatae của cây ngưu tất. .

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Ích trí nhân là quả và hạt của cây ích trí

– Hình thái:

Cây thảo, thân mảnh hơi vuông, thường cao 1m, có khi tới 2m. Lá thuôn, nhỏ dần ở phần gốc, đầu lá rất nhọn, mọc đối, phiến lá nhẵn. Hoa học thành bông ở ngọn cành hay nách lá. Đài 5, gần bằng nhau. Nhị 5, chỉ nhị dính với nhau và dính cả với nhị lép. Nhị lép có răng rất bé. Bầu hình trứng. Ra hoa vào tháng 6, có quả vào tháng 12. Cây mọc dại trên các rừng có độ cao hơn 1000m, hiện nay ở ta cũng có trồng nhiều, nhưng trông ở Trung Quốc rất nhiều, dùng xuất khẩu. Cách chữa dùng ngưu tất xem dưới đây, Ngưu tất chủ yếu dùng rễ, còn thân và lá cành cũng dùng để làm thuốc. 

– Thu hái:

Rễ ngưu tất đào về cuối đông khi dọc lá khô héo, bỏ hết rầu rễ con đất cát, phơi đến lúc xoăn có ngấn, dùng lưu hoàng hun vài lần, sau đó đem đỉnh chót rễ cắt cho bằng, phơi khô. 

– Bào chế:

Ngưu tất: chọn bỏ tạp chất, rửa sạch, nhuận mềm, bỏ xơ tướp bên ngoài, cắt đoạn phơi khô. 

Tửu ngưu tất: lấy ngưu tất đã cắt đoạn, dùng rượu ngon phun như bụi nước trộn đầu, sau khi phun đã nhuận mềm đặt trong nồi sao đến hơi khô, lấy ra để nguội. (Cứ 100 cân đoạn ngưu tất dùng rượu ngon 10 cân).

+ Lôi Công bào chích luận:

Khi dùng ngưu tất bỏ đầu và đất cát, dùng nước vắt ở hoàng tinh ra ngâm 1 đêm, vớt ra, sấy khô dùng.

+ Cương mục:

Ngưu tất, nay chỉ lấy rượu ngâm vào thuốc, muốn đi xuống thì dùng Sống, muốn tự bổ thì dùng sao, hoặc phun rượu sao qua dùng.

2. Tác dụng dược lý

1) Tác dụng đối với tử cung:

Tác dụng ngưu tất đối với cơ tử cung do chủng loại động vật không giống nhau, cùng với có mang hay không có mang thai mà khác. Cao ngâm hoặc thuốc sắc đối với tử cung thỏ nhà đã tách rời cơ thể dù có mang hay chưa có mang, đều có thể phát sinh co bóp. Đối với tử cũng đã tách rời cơ thể của chuột con co bóp không có sức thì khiến nó co bóp tăng cường 

– Đối với tử cung chưa có mang của mèo thì biểu hiện tác dụng chậm thong thả, mà đối với tử cung đã có mang thì phát sinh có có sức mạnh. Đối với tử cung to có mang hoặc chưa có mang thì phần nhiều biển hiện tác dụng trì hoãn, đối với tử cung chó thì tác dụng không nhất định. Cũng có người cho rằng có thể khiến tử cung chuột lớn co bóp, thành phần hữu hiệu là saponin (tạo đại).

2) Tác dụng đối với ống ruột:

Thuốc sắc đối với ống ruột đã tách rời cơ thể của chuột con biểu hiện tác dụng ức chế. Ngưu tất đối với ống ruột của chuột lớn có tác dụng tăng cường co bóp. Tiêm tĩnh mạch đối với chó gây mê cùng chó bình thường hoặc với dạ dày vận động của thỏ đã gây mê thì sau khi hưng phấn tạm thời chuyển vào ức chế.  

3) Tác dụng đối với tâm huyết quản: 

– Dùng thuốc sắc tiêm tĩnh mạch thỏ, mèo, chó đã gây mê hoặc chất dịch dùng cần chiết xuất đều có tác dụng giáng áp ngắn tạm, lúc huyết áp xuống thấp kiêm có hưng phấn hô hấp, không có hiện tượng găng chịu cấp tốc, tác dụng giáng áp chủ yếu cùng với histamine thích phóng có quan hệ. Ngoài ra, đối tạng tâm bị ức chế, ống máu xung quanh bên ngoài dân rộng cũng dấu lên tác dụng nhất định.

4) Tác dụng ngưng đau:

Dùng potassium antimony trate- (tửu thạch toan thê giáp) tiêm vào xoang bụng chuột con, hoặc dùng acetic axit tiêm sản sinh ra hương pháp vặn xoay (Torsive) chứng minh lúc tiêm vào xoang hung thuốc sắc thì có tác dụng ngừng đau nhất định nhưng kém xa morphine.

5) Tác dụng khác

Đối với thỏ cùng chó đã gây mê lấy thuốc sắc tiêm vào tĩnh mạch, hoặc dùng còn chiết xuất lấy dịch thì đều có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Đối với strychine (thổ địch ninh), cardiazol (mậu tứ đạm) cùng cafein làm cho chuột con kinh quyết (sợ hãi co quắp), tiêm vào xoang bụng thuốc sắc với liều 24g/kg thân thể, không có tác dụng đối kháng. 

Vị thuốc Ngưu tất

Vị thuốc Ngưu tất

3. Vị thuốc Ngưu tất theo Đông y

– Tính vị: Ngọt đắng chua, bình. 

+ Bản kinh: Vị đắng chua, 

+ Biệt lục: Chua, bình, không độc. 

+ Bản thảo chính: Vị đắng ngọt, khí hơi mát. 

– Về kinh: Can, thận, 

+ Cương mục: Vào túc quyết âm, thiếu âm. 

+ Bản thảo đựng ngôn: Vào kinh túc tam âm.

– Công dụng chủ trị:

Dùng sống tan máu ứ, tiêu nhọt sưng, trị bệnh lâm đái máu, kinh bế, trưng hà, khó đẻ, rau thai không ra, sau đó máu ứ bụng đau, hầu tắc, nhọt sưng, đánh đập vấp ngã tổn thương.

Dùng chín thì bổ can thận, mạnh gân cốt, trị eo lưng đầu gối xương đau, tứ chi co quắp, liệt tê.

+ Bản kinh: Chủ hàn thấp liệt tắc, tứ chi co quắp, đầu gối đau không thể co, trục huyết ứ, tổn thương vì nhiệt lửa thối rữa, ra thai. 

+ Biệt lục:

Chữa tổn thương trung tiêu ít khí lực, con trai thận âm tiêu, người già không đái được, bổ trung nối đứt, điện lấp xương tủy, trừ não đau cùng eo lưng cột sống đau, đàn bà kinh nguyệt không thông, máu kết đọng, ích tinh, lợi khí âm, ngừng tóc trắng.

+ Dược tính luận: Trị âm nuy, bổ thận điều tinh, đuổi máu xấu đọng kết, giúp 12 kinh mạch.

+ Nhật Hoa tử bản thảo:

Tri eo lưng đầu gối mềm yếu. lạnh đau, phá trưng kết, bài tiết mủ ngừng đau, sau để tâm bụng đau đồng thời sâu sẩm, ra thai, mạnh dương.

+ Bản thảo khiên nghĩa: Cùng nhục thung dung ngâm rượu uống, bổ ích thận, gai tre gỗ vào thịt, giã nhừ đắp bèn ra.

+ Trương Nguyên Tố: Mạnh gân. 

+ Bản thảo khiên nghĩa bổ dị: Có thể dẫn mọi thuốc đi xuống.

+ Điền nam bản thảo:

Ngừng gân cốt đau, mạnh gân thư ruỗi gân, ngừng eo lưng đầu gối tê buốt, phá ứ trụ thai, tan hạch kết. Công loa lịch mọi hạch, lui mụn nhọt, ghẻ, rụng lông tóc do ngứa, huyết phong, ngứa da trâu, ố mủ.

+ Cương mục:

Trị sốt rét lâu lúc nóng lúc lạnh, 5 chứng lâm đái ra máu, đau trong ngọc hành, hạ lỵ, tắc hầu, miệng lở loét, răng đau, nhọt sưng lở ác, bị thương dập gãy..

+ Bản thảo chính:

Chủ trị huyết nóng chân tay yếu mềm bế tắc, huyết táọ co quắp, thông bí xấp bàng quang, đại tràng khô kết, bổ tủy điền tinh, ích âm hoạt huyết.

+ Bản thảo bị yếu: Nấu với rượu thì bổ ích can thận, mạnh gân xương, trị eo lưng đầu gối xương đau, chân mềm gân co, âm nuy mất đái, sốt rét lâu, hạ lỵ tổn thương trung tiêu ít khí, dùng sống thì tan máu xấu, phá trưng kết, trị mọi đau tâm bụng, đái máu, kinh bế khó đẻ, hầu tắc răng đau, mụn nhọt lở ác.

+ Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục:

Hoài ngưu tất: Achyray thes bidentata BL.

Tính vị: Đắng, chua, bình

Công dụng: Dùng sống tại máu ứ, tiêu nhọt sưng. Trị họng hầu sưng đau, bệnh cao huyết áp, bế kinh, rau thai không ra, nhọt sưng, đánh đập vấp ngã tổn thương, chế với rượu bổ tỳ, thận mạnh gân cốt. Trị gan thận không đủ, eo lưng đầu gối nhức đau, tứ chi không thông lợi, phong thấp thấp khớp.

+ Trung Quốc được học tại từ điển

Tính chất: Đắng, chua, bình, không độc. 

Công dụng:

Bổ gan thận, mạnh chân gối, tan máu xấu, trị chân yếu mềm, dùng trị khớp đốt đau nhức cùng làm thuốc chữa bệnh lâm.

Chủ trị:

Hàn thấp yếu liệt tế tắc, tứ chi có rút, đầu gối đau không co duỗi được, đuổi huyết khí xấu, bỏng lửa nhiệt rạn nứt, trụy thai, sống lầu nhẹ minh, quên già. (Bản kinh) 

Chữa tổn thương ở trung tiêu ít hơi, con trai âm tiêu, người già mất đái, bổ trung nối đứt, ích tinh lợi âm khí, điển bổ xương tủy, ngừng tóc trắng, trừ đau trong não, cùng eo lưng cột sống đau, đàn bà kinh nguyệt không điều, huyết kết.

* Cách dùng lượng dùng: 

+ Uống trong: Sắc nước : 6g – 12g/ngày , ngâm rượu ngào cao hoặc cho vào hoàn tán.

+ Dùng ngoài: Giã đắp. 

* Kiêng kỵ:

Phàm trung khí hãm xuống, tỳ hư tiết tả, hạ nguyên không bền chặt, mộng di thất tinh, kinh nguyệt quá nhiều, cùng đàn bà có mang kiêng dùng.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị tiểu tiện không lợi, trong ngọc hành đau muốn chết, kiêm trị đàn bà huyết kết bụng cứng đau: Ngưu tất 1 nắm to cả lá, không kể nhiều hay ít, nấu với rượu uống. (Trừu hậu phương)

2) Trị thất nữ kinh nguyệt không thông, dưới rốn cứng đau, lớn như cái chén, phát sốt đi lại, hạ lỵ gầy gò, đó là chứng huyết hà:

Can tất (sao hết khói); Ngưu tất (tẩm rượu một đêm) đều 1 lạng sáu (nghiền nhỏ); Sinh địa hoàng 4 lạng 8 đ.cân, lấy nước, lửa nhỏ sao, viên như hạt ngô đồng. Lúc đói nước cơm hoặc rượu ấm điều uống 2 viên ngày 2 lần. Chớ tăng bừa bãi, bệnh tan thì ngừng thuốc.

(Tam nhân phương Vạn bệnh hoàn)

3) Trị bạo trưng, trong bụng có vật như đá, đau như cắt, ngày đêm kêu gào:

Ngưu tất 2 cân – Rượu 1 đấu, ngâm, đậy kín, để trong chỗ tro lửa nóng thấy mùi bốc hơi ra, uống 5 hợp đến 1 tháng, tùy sức mà uống. (Bổ khuyết trừu hậu phương) 

4) Trị rau thai không ra:  Ngưu tất 8 lạng; Qui tử 1 lạng; Nước 9 thăng, sắc còn 3 tháng, chia 3 lần uống. (Mai sư tập nghiệm phương) 

5) Lấy thai ra:

Dùng thể ngưu tất 1 lạng – Xạ hương 1 đ.cân giã đều, dung hóa với sáp ong thành 1 thỏi dài, cho vào âm hộ thì có thể ra thai. (Dược giám). 

6) Trị hầu tý, nhũ nga:

Rễ ngưu tất tươi mới 1 nắm, lá ngải 7 lá giã, hòa sữa người, lấy nước rót vào trong mũi, phút chốc đờm rãi từ miệng mũi ra, không ngải cũng có thể được.(Cương mục)

7) Trị nhọt đã vỡ chưa liền miệng:

Rễ ngưu tất gọt bỏ vỏ ngoài, đút vào lỗ còn hở chưa kín miệng để hở đầu ngưu tất ở ngoài chừng 2cm, lấy lá quất non cùng địa miên thảo cũng giã nhừ đáp trên mặt vết chưa liền đầy, tùy khô đến đâu thay ngưu tất lại đắp. Đầy thì thôi.

(Trần nhật hoa kinh nghiệm phương)

8) Trị trong miệng cùng trên lưỡi sinh lở loét: Lấy rượu ngâm ngưu tất ngậm, không rượu ngậm không cũng tốt. (Trừu hậu phương) .

9) Trị phong gãi ấn chấn, cốt thư, bệnh lãi: Ngưu tất nghiền nhỏ, rượu điều uống 1 thìa súc, ngày 3 lần. (Thiên kim phương) 

10) Trị đau vết đâm chém: Ngưu tất sống giã đắp trên vết loét. (Mai sự tập nghiệm phương)

11) Trị phong thấp tó, eo lưng đau ít lực:

Ngưu tất (bỏ mầm) 1 lạng; Quế tâm 3 phân; Sơn thù du 1 lạng. Giã nhỏ râu như bột mỗi lần trước bữa ăn lấy rượu ấm điều uống 2 đ.cân. (Thánh huệ phương)

12) Trị thấp nhiệt trôi xuống, 2 chân ngứa tê, hoặc như lửa đốt:

Xương truật 6 lạng (ngâm nước gạo 3 đêm, cắt miếng phơi khô); Hoàng bá 4 lạng (cắt miếng sao qua rượu). Ngưu tất 2 lạng, cùng nghiền nhỏ miến hồ viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 2 đ.cân, lúc đói nước muối gừng điều uống. kỳ cá tanh, kiều mạch, miến nóng.

(Y học chính truyền” Tam diệu hoàn)

13) Trị Hạc tất phong: 

Ngưu tất; Mộc qua; Ngũ gia bì; Cốt toái bổ; Kim ngân hoa; Tử hoa địa đình; Hoằng bá; Tỷ giải; Rễ Can cúc. Sắc nước uống (Bản thảo dựng ngôn)

14) Tri nuy tý, bổ hư tổn, mạnh gân cốt, trừ sốt rét lâu: Ngưu tất sắc nước cùng rượu gạo. Hoặc cắt miếng tẩm rượu, nấu nướng (Cương mục – ngưu tất tửu). 

15) Trị sốt rét do lao lâu không dứt:

Ngưu tất lâu năm 1 chét tay, cắt vụn, lấy nước 6 thăng nấu còn 2 thăng, chia 2 lần uống. Lần thứ nhất uống trước khi phát Cơn khoáng 1/2 giờ, lần thứ 2 uống khí đã lên cơn.

(Thiên kim phương) 

16) Trị đi lỵ trước đỏ sau trắng: Ngưu tất 3 lạng, cắt vụn, rượu 1 thăng ngâm 1 đêm, mỗi ngày uống 2 chén, ngày 3 lần uống. (Trửu hậu phương)

17) Trị tiêu khát không ngừng, hạ nguyên hư tổn.

Ngưu tất 5 lạng, cắt vụn, nghiền nhỏ. Nước sinh địa hoàng 5 thắng, ngày phát đêm ngâm hết nước địa hoàng làm mức, viên mật bằng hạt đậu xanh, mỗi lần rượu ấm điều uống 2 đ.cân. (Kinh nghiệm hậu phương )

5. Các nhà luận bàn

1) Chu Chấn Hanh: Ngưu tất, có thể dẫn mọi thuốc đi xuống, người gân xương đau, phong ở dưới cơ thể, nên gia thêm dùng.

2) Cương mục:

Ngưu tất, bệnh chủ trị đại để được rượu thì có thể bổ can thận, dùng sống thì có thể trừ máu xấu, chỉ 2 điều ấy mà thôi. Nói trị eo lưng đầu gối xương đau, chân yếu, lâm tiêu, mất đái, sốt rét lâu, tổn thương trung tiêu ít khí không phải là công bổ can thận ư? Nói trị trưng hà, mọi bệnh đau tâm bụng, nhọt sưng lở ác, tổn thương vết đâm chém, họng rằng, đái dắt đau, đái máu, mọi bệnh kinh nguyệt thai sản, chẳng phải là cái công trù máu xấu ư?

3) Bản thảo kinh sơ: 

“ Ngưu tất, chạy mà có thể bổ, tính giỏi đi xuống, cho nên vào can thận. Chủ hàn thấp nuy tố, tứ chi co rút, đầu gối đau không đầu gối đau không thể có duỗi. Vị thuốc này tính chạy mà đi xuống thì khả năng đuổi hàn thấp mà trừ tý cũng là tất nhiên vậy. Bởi lẽ bổ gan thì gân phải thư duỗi đi xuống thì chữa đầu gối, máu thông hành thì đau ngừng. Trục (đuổi) khí huyết cũng như nói rằng thông khí trệ huyết ngưng vậy rõ về dược tính thì nên đối chữ “trục huyết khí” thành chữ trục huyết tý. Tổn thương về hóa nhiệt rạn nứt loét rữa đó là bệnh huyết sớm khô vậy, huyết hành mà sống (hoạt) thì đau tự ngừng vậy. Vào gan hành huyết cho nên trụy thai vậy.

Nói thương trung thiểu khí, con trai âm tiêu người già mất đái ấy đều là chứng hậu thận không đủ vậy. Não là biển tủy não không đầy thì rỗng mà đau. Eo lưng là phủ của thận, xương sống thông tủy với não, thận hư tủy ít thì eo lưng cột sống đau; huyết hư mà nhiệt thì tóc trắng. Hư gầy lao tổn thì tổn thương tuyệt.

Can chứa máu, thận chứa tinh, bố mạnh gan thận thì máu đủ mà tinh đầy, mọi chứng tự khỏi vậy. Huyết hành thì nguyệt thủy tự thông, huyết khô tự tan vậy.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ