Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc tân di – Tân di là hoa và búp của cây tân di họ mộc lan  Tân di là nụ hoa Mộc lan (magnoliaceae) đã được phơi hoặc sấy khô. Dược liệu này có vị cay, tính ấm, tác dụng thông khiếu, giải biểu, khu phong và chỉ thống. Tân di thường được sử dụng trong bài thuốc, món ăn chữa bệnh viêm xoang và viêm mũi cấp – mãn tính.

1. Tính vị quy kinh, tác dụng

Mô tả dược liệu: Tân di là nụ hoa cảu cây Mộc lan đã được phơi khô. Tân di có hình trứng, kích thước nhỏ. Sau khi phơi khô, nụ hoa có màu xám đen và có lớp lông dày mịn có màu trắng xám bao phủ bên ngoài.

Thu hái: Nên thu hái khi hoa chưa nở thường là vào cuối thu hoặc đầu xuân. Sau khi hái về đem cắt bỏ cành rồi phơi âm can (phơi trong bóng râm) đến khi khô hoàn toàn.

Bảo quản: Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Thỉnh thoảng đem dược liệu phơi trong mát để tránh mối mọt.

Tính vị: cay ấm .

Qui kinh phế-vị.

Tác dụng: phát tán phong hàn, chữa đau đầu ngạt mũi

vị- thuoc-tan-di

2. Ứng dụng lâm sàng vị thuốc Tân di

Tác dụng đối với niêm mạc mũi: nước sắc Tân Di làm giảm tiết dịch mũi.

Tác dụng trên huyết áp: dịch chiết Tân Di chích vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào khoang bụng, tiêm bắp nơi súc vật gây tê có tác dụng hạ huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên chó cho thấy không có tác dụng đối với huyết áp thứ phát nhưng có tác dụng đối với huyết áp tiên phát. Không có dấu hiệu có hiệu quả giáng áp bằng đường uống.

Tác dụng trên tử cung: nước sắc Tân Di có tác dụng kích thích đối với tử cung của thỏ và chó.

Tác dụng kháng nấm: nước sắc Tân Di trong ống nghiệm có tác dụng kháng rất mạnh đối với nhiều loại nấm da thông thường.

Chữa cảm mạo và nhức đầu do phong hàn

Chữa viêm mũi dị ứng do lạnh

Chữa ngạt mũi, mất khứu giác sau khi bị cúm

3. Một số bài thuốc sử dụng Tân di

1) Trị cảm mạo phong hàn. đau đầu ngạt mũi

Bài 1

Tân di 0,4g Cảo bản 0,4g
Bạch chỉ 0,4g Thăng ma 0,4g
Mộc thông 0,4g Xuyên khung 0,4g
Phòng phong 0,4g Tế tân 0,4g
Cam thảo 0,4g

Các vị tán thành bột, hòa uống, mỗi lần 12g hoặc sắc uống.

Bài 2: Tô diệp 6g, Tân di 3g, sắc uống.

Bài 3: Tân di lượng vừa đủ sấy khô, tán bột mịn rồi mỗi lần dùng 1 ít bột hít vào mũi. Ngày thực hiện 2 lần sẽ giảm dịch tiết hô hấp và thông mũi hiệu quả.

Bài 4: 

Xuyên khung Bạch chỉ
Tân di Phòng phong

Các vị bằng lượng nhau, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

2) Chữa các chứng viêm mũi viêm xoang mạn tính. Kiêm trị tắc mũi, chảy nước mũi…

Bài 1

Tân di 12g Thương nhĩ tử 12g

Sắc đặc, để nguội; nhỏ thuốc vào mũi, mỗi ngày 3 đến 4 lần. Pha xong chỉ được dùng trong 2 ngày.

Bài 2 

Tân di 6g Hoàng bá 12g
Thương nhĩ tử 8g Sinh địa 20g
Bạch chỉ 12g Tế tân 4g
Thông bạch 40g

Sắc uống, cách ngày uống một ngày.

Bài 3

Bạch chỉ Bạc hà
Tân di Ké đầu ngựa

Các vị bằng lượng nhau  sắc uống.

Bài 4

Thạch xương bồ Tạo giác
Tân di

Các vị lượng bằng lượng nhau. Đem sấy khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1 ít bột bọc trong vải rồi nhét vào bên trong lỗ mũi.

3) Một số món ăn bài thuốc có tân di:

– Viêm mũi xuất tiết, niêm mạc mũi sung huyết sưng nề: Canh trứng tân di bạc hà ty qua đằng: 

Ty qua đằng (dây mướp) 60g Tân di 10g
Trứng gà 2 quả

Các vị cho vào xoong nấu; khi trứng gần chín lấy ra bóc vỏ lại cho vào nấu tiếp. Đồng thời thêm bạc hà tươi 10g nấu thành canh. Ngày ăn 1 lần, 5 – 10 ngày là một đợt. 

Hoặc dùng trà lợi đàm: 

Chi tử 20g Bạc hà 6g
Thương nhĩ tử 12g Tân di 12g

Các vị cùng tán vụn, pha hãm cùng với chè. Ngày uống 1 ấm. Đợt dùng 7 – 20 ngày. 

– Chữa viêm mũi, viêm xoang mũi: Canh tân di trứng gà: tân di 9g, trứng gà 3 quả. Nấu canh ăn. 

– Chữa đau nhức vùng  hàm mặt (đau dây thần kinh V), đau đầu ngạt mũi. Tân di hầm rượu nóng: Tân di 10g, rượu trắng lượng thích hợp. Đun sôi, uống nóng. 

4. Liều dùng bào chế và kiêng kỵ

Liều dùng: 3 – 6g / ngày dùng sống hoặc sao cháy

Chú ý: tân di muốn dùng chữa chứng nghẹt mũi của phong nhiệt cần phải dùng với nhiều thuốc tân lương.

Kiêng kỵ: Người âm hư hảo vượng không dùng

Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tư liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm