Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ngũ linh chi. Phân của loại này bên ngoài có một lớp như mỡ (chi là mỡ chịu cái khí thiêng của ngũ hành (ngũ là năm, hành là 5 hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, 5 khí thiêng của trời đất) tức loại phân ngoài như mỡ chịu 5 cái khí thiêng của trời đất, nên gọi.

Còn hàn hiệu điểu là con chim báo hiệu lạnh đến, giống này rất Sợ lạnh, cảm thấy lạnh đến đã kêu trước.

– Còn gọi: Dược bản (Hầu ninh cấp “dược phố”). Hàn hiệu trùng phần (Khai bảo bản thảo). Hàn tước phản (Trung được chí). Sinh thái Sơn, sinh thường Sơn, dược bản, ngũ linh chi (Hòa hán dược khảo). Khát đán (Đường thi)..

– Tên khoa học: 

1) Hàn hiệu trùng, hàn hiệu điểu, hàn thấp lập trùng, đăng túc ngô thử: Trogopterus xanthipes milne Edwards.

Thuộc họ Sóc bay (Petauristidae)

2) Phi thử, chuột bay: Pteromys volans L. 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Ngũ Linh chi là phân của con Sóc bay

– Hình thái vị thuốc 

a) Linh chi khối:

Lại có tên là đường linh chi, do rất nhiều viên, hạt nhân ngưng kết mà thành, biểu hiện dạng cục không quy tắc, lớn nhỏ không giống nhau. Mặt ngoài sắc đen nâu, sắc nâu vàng, sắc nâu đỏ, hoặc sắc tro nâu, hình dáng lồi lõm không bằng phẳng, có cái có sáng trơn kiểu bôi mỡ. Viện phân biểu hiện hình trụ tròn dài bầu dục, mặt ngoài thường vỡ nứt dạng xơ hiòn ra. Thể nhẹ, chất tương đối cứng, nhưng tương đối dễ vỡ, mặt cắt không bằng phẳng, có thể mơ hồ nhìn ra hình dáng cục phân, có lúc biểu hiện xơ. Khí tanh hôi, vị đắng. Dùng loại khối cục, sắc nâu đen có sáng bóng mỡ nhuận nhà không có tạp chất là tốt.

b) Loai linh chi mễ:

Còn gọi tán linh chi, biểu hiện dạng trụ tròn, hình tròn bầu dục dài, hai đầu tròn tù, dài 5 – 15mm, đường kính 3 – 6mm, mặt ngoài sắc nâu đen, tương đối phẳng trơn hoặc hơi thô ráp, thường có thể thấy ban điểm sắc nông, có cái đầy đủ trơn bóng, thể nhẹ mà xốp, dễ vỡ gẫy, mặt cắt sắc vàng, sắc xanh vàng hoặc sắc nâu đen, biểu hiện có xơ ở trong viên phân. Khí hơi Nếu vị hơi đắng mặn. Dùng loại mặt ngoài thô ráp, sắc bên ngoài nâu đen, bên trong sắc xanh vàng, thế nhẹ không tạp chất là tốt, thể chất so với “linh chi khối” kém hơn. 

– Bào chế: 

Ngũ linh chi, nhặt sạch tạp chất, đập vỡ linh chi khối) hoặc sàng bỏ tro đất (linh tri mễ dùng. 

Linh chi dấm: Lấy ngũ linh chi sạch đặt trong nồi, lửa nhẹ sao qua, phun dấm cho đều lại sao cho khô, có sáng bóng làm mức, lấy ra để mát cho khô. Linh chi sao rượu: Cách sao cũng như trên thay dấm bằng rượu ngon.

2. Tác dụng dược lý

Ngũ linh chi đối với chuột trắng nhỏ thực nghiệm bệnh lao có hiệu quả trị liệu nhất định. Đã dùng phục phương là liên kiều, ngũ linh chi đều 2 gam. Hoặc: Liên kiều 2g. Ngũ linh chi 2g. Địa cốt bì 2g Tử thảo căn 2g

Phương trên đối với thực nghiệm chuột cống về bệnh lao, cũng đều có công hiệu chữa trị nhất định. Thuốc ngâm nước (1/2) trong ống nghiệm đối với nhiều loại “chân lan” (fungus) đủ có tác dụng ức chế Với mức độ khác nhau.

Vị thuốc Ngũ linh chi

Vị thuốc Ngũ linh chi

3. Vị thuốc Ngũ linh chi theo Đông y

– Tính vị: Đắng, ngọt, ấm. 

+ Khai bảo bản thảo: Vị ngọt, ấm, không độc. 

+ Bản thảo dựng ngôn: Vị ngọt chua, khí bình không độc.

+ Bản thảo phùng nguyên: Đắng chua, lạnh, có độc. 

– Về kinh: Can, tŷ, tâm. – Công dụng chủ trị:

Dùng sống hành huyết ngừng đau. Trị mọi đau huyết khí vùng tâm bụng, phụ nữ kinh bế, sau đẻ ứ máu gây đau; ngoài trị rắn, bọ cạp, rết cắn bị thương. Sao dùng ngừng ra máu. Trị đàn bà băng huyết, nước kinh quá nhiều, ra khí hư đỏ không dứt.

+ Khai bảo bản thảo: Chủ trị khí lạnh tâm bụng, trẻ con 5 chứng cam, tránh dịch, trị tràng phong, thông lợi mạch khí, con gái kinh nguyệt bế..

+ Bản thảo độ kinh: Trị tích tụ lạnh làm tổn thương, cùng trong phương trẻ con con gái dùng nhiều.

+ Bản thảo khiên nghĩa bổ di: Có thể hành huyết ngừng máu, trị khí lạnh vùng tâm bụng, đàn bà đau vùng tâm, huyết khí nhói đau.

+ Bản thảo mông thuyên: Hành huyết nên dùng sống, ngừng máu nên sao, thông kinh bế cùng trị kinh hành không ngừng, yên sản phụ huyết vậng, trừ trẻ con cam giun đũa.

+ Cương mục:

Ngừng đàn bà ra nước kinh quá nhiều, khí hư đỏ không dứt, mọi đau huyết khí khi có mang và sau khi đó, các loại bệnh tâm bụng con trai con gái, sườn, bụng dưới chướng đau, sán khí đau, ly máu, tràng phong bụng đau; mình máy huyết tắc nhói đau, sốt rét do gan lúc nóng lúc lạnh, phản , tiêu khát cùng đờm rãi kiêm huyết hành tổ, máu xuyên con ngươi, máu ngưng đọng răng đau, trùng thiệt, trẻ con kinh phong, 5 chứng động kinh, bệnh điên, sát trùng, giải độc của thuốc cùng rắn, bọ cạp rết cắn bị thương.

+ Bản thảo thuật: Chủ tổn thương nối xương.

+ Hiện đại thực dụng trung dược: đồ đắp lở ghẻ. 

* Cách dùng lượng dùng:

Uống trong: Sắc uống 6g – 12g/ngày hoặc vào hoàn tán.

Dùng ngoài: Nghiền nhỏ điều đắp. 

* Kiêng kỵ: 

+ Cương mục: Ghét nhân sâm, tổn người. 

+ Bản thảo kinh sơ:

Huyết ổ bụng đau huyết hư kinh. bế, đàn bà mất huyết quá nhiều phát sinh xây sấm, tâm hư có hỏa gây đau. Bệnh thuộc huyết , không ứ trệ ấy đều kỵ.

Chú ý:

– Không dùng với nhân sâm (tương uý)

– Không dùng cho thai phụ .

– Không dùng cho người huyết hư không có ứ trệ.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị sau đẻ máu hôi ra chậm, eo lưng đau, bụng dưới đau như kim châm, luôn gây lúc nóng lúc lạnh, đầu đau không thiết ăn uống, lại trị có máu ứ lâu, nước tinh không điều, vàng gầy không ăn; cũng chữa tâm đau. 

Ngũ linh chi ngâm nước rửa sạch, sao nghiền nhỏ 1 lạng, lấy dấm điều hòa, lửa nhỏ nấu thành cao, cho vào loại bồ hoàng thực hoàn viên như hạt nhãn, mỗi lần uống 1 viên, lấy nước cùng nước tiểu trẻ đều 1/2 chén, sắc còn 7 phần, uống ấm, phút chốc lại uống.

(“Sản nhũ tập nghiệm phương” Tử kim hoàn) 

2) Trị đàn bà máu kinh không ngừng: 

Bột ngũ linh chi sao khiến quá chín ra hết hơi khói mỗi lần uống 2 đ.cân; Đương quy 2 lát, rượu 1 chén vừa, cùng bột thuốc cùng sắc còn 6/10, bỏ bã uống nóng. uống liền 3 – 5 lần. (Kinh hiệu phương)

3) Trị sau để tâm bụng đau muốn chết:

Bồ Hoàng (sao thơm) – Ngũ linh chi (nghiền rượu bỏ cặn cát đất) lương bằng nhau, nghiền nhỏ. Trước dùng dấm hòa 2 đ.cân, nấu thành cao cho 1 bát nước sắc còn 7 phân, trước bữa ăn uống nóng. (Cục phương” Thất tiếu tán)

4) Trị con trai tỳ tích đau khí, và mọi đau đàn bà huyết bằng:

Ngũ linh chi phí qua (sao hết khói) nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 1 đ.cân rượu ấm điều uống. (Vĩnh loại ngâm phương Linh chi tán).

5) Trị thốt nhiên tâm đau không thể nhịn nổi:  Ngũ linh chi nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đ.cân, rượu nóng điều uống, đàn bà lấy dấm nước điều uống. (Kê phong phổ tế phương)

6) Trị phong lanh khí huyết bế, chân tay mình mẩy nhức đầu, lạnh tê:

Ngũ linh chi 2 lạng; Một dược 1 lạng; Nhũ hương 1/2 lạng; Ô đầu (bỏ vỏ) 1,5 lạng. Cùng nghiền nhỏ, trộn nước hoàn viên như quả táo ta, mỗi lần dùng 1 viên, nước gừng rượu ấm điều uống.(Bản thảo khiên nghĩa)

7) Trị tràng phong ra máu:

Ngũ linh chi phi qua, sao hết khói, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, sắc nước ô mai lá trắc bá điều uống. (Vĩnh loại ngâm phương)

8) Trị máu đi càn vào vị, nôn không ngừng: Ngũ linh chi 1 lạng Hoàng kỳ 1/2 lạng. Nghiền nhỏ, nước mới múc điều uống 2 đồng cân. (Cương mục) 

9) Trị giun gây tâm đau muốn chết:

Bột ngũ linh chi 2 thìa cà phê, bạch phàn (thủy phi) 1/2 thìa, cùng nghiền mỗi lần uống 1 – 2 đồng cân, nước 1 chén sắc còn nửa, uống ấm không kể lúc nào. (Diêm thị tiểu nhi phương luận) 

10) Trị xương gãy sưng đau:

Ngũ linh chi; Bạch cập đều 1 lạng; Nhũ hương; Mộc dược đều 3 đ.cân, nghiền nhỏ, nước sôi cùng dầu thơm trộn đắp chỗ đau. (Càn Khôn sinh ý bí ôn). 

11) Trị tổn thương, nối xương:

Ngũ linh chi 1 lạng; Hồi hương 1 đ.cân. Hai vị trên nghiền nhỏ; nghiền riêng nhũ hương nhỏ, ở chỗ cực đau dùng cháo tiểu hoàng mễ đồ vào, sau dùng bột 2 vị thuốc trên (bột hồi hương, ngũ linh chi) thấm lên trên, lại dùng băng quấn, nẹp gỗ quấn quanh cẩn thận. (Nho môn sự thân tiếp cốt đan) 

12) Trị lở loét, rụng lông tóc (lãi) do phong hỏa: Dầu hòa bột ngũ linh chi đồ vào, (Trích nguyên phương)

13) Trị rết, bọ cạp, rắn độc cắn bị thương: Lấy bột ngũ linh chi đồ vào. (Kim quỹ câu huyền) 

14) Trị phế chướng: 

Ngũ linh chi (nghiền) 2 lạng; Bá tử nhân 1/2 lạng; Hồ đào (bỏ vỏ nghiền) 8 quả. Ba vị trên nghiền thành cao, trộn nước hoàn viên như hạt đậu nhỏ, sắc nước mộc hương cam thảo điều uống 15 viên. (Thánh Lễ tổng lục” Trâu phế hoàn)

15) Trị mắt mọc màng nổi: Ngũ linh chi – Hải phiêu tiêu lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ, gan lợn chín chấm ăn. (Minh mục kinh nghiệm phương) 

16) Trị trùng thiệt, hầu tý: Ngũ linh chi 1 lạng, nghiền nhỏ, dùng dấm gạo 1 bát to sắc kỹ, ngậm xúc miệng. (Kinh nghiệm lượng phương) 

5. Lâm sàng báo cáo

1) Chữa nhi trầm đau (sau đẻ tử cung trở lại không hoàn toàn như cũ):

Lấy ngũ linh chi cho vào nồi, tăng nhiệt cho nóng, vừa sao vừa rưới dấm gạo đảo đều, đợi sau khi ngửi thấy mùi thuốc, lấy ra nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 đồng cân. Rượu ngon đưa thuốc, ngày 3 lần. Thông thường uống 1 ngày đau giảm, 2 ngày khỏi hoàn toàn. 

2) Chữa rắn độc cắn bị thương:

Lấy ngũ linh chi 2 phần hùng hoàng 1 phần cùng nghiền nhỏ, mỗi lần dùng rượu ngon điều uống 2 động cân (người không uống được rượu có thể dùng trà điều uống). Đồng thời ngoài đắp miệng vết thương, mỗi ngày 3 lần. Lệ phối hợp trong uống dấm ăn, mọi phép mở rộng vết thương hút độc ra. Nếu có sốt cao, họng khô đau , mọi chứng nói còn cuồng táo, đó là rắn độc hãm ở trong gây ra thì trở tăng thêm lượng dùng thuốc ra, lại căn cứ chứng trạng lâm sàng điều trị, biện chứng mà chữa. Đã chữa 10 giường đều khỏi.

6. Các nhà bàn luận

1) Bản thảo khiên nghĩa 

Ngũ linh chi có Công thông máu kinh, không thể sinh máu. Từng có người bệnh trong mắt có màng mắc đi mắc lại không yên, như thế là huyết gây bệnh vậy. Bởi vì tân sinh huyết, gan chứa huyết, gan chịu huyết thì có thể nhìn, bệnh: mắt không chữa huyết là trái đạo ý.

2) Cương mục

Ngũ linh chi, thuốc kinh túc quyết âm can vậy. Khí vị đều hậu, âm ở trong âm, cho nên vào phần huyết. Gan chủ huyết, cho nên thuốc này có thể trị bệnh huyết, tan huyền hòa huyết mà ngừng mọi đau.

Ngừng kinh giản, trừ lỵ Sốt rét, tiêu tích hóa đờm, chữa can sát trùng, trị huyết tắc mọi chứng mắt máu đều thuộc kinh can vậy (thất tiếu tán) không một trị đàn bà đau tâm đau máu, phàm nam nữ già trẻ, các loại sản khí, đau bụng dưới, dải sườn, tâm bụng đều trị, đồng thời trước khi có thai sau khi đẻ huyết khí gây đau, cùng huyết bằng kinh tràn, đều có thể thu công. 

Lại xét Lý Trọng Nam nói: Ngũ linh chi trong trị bằng huyết, không phải chỉ là thuốc trị huyết, bèn là thuốc trừ phong vậy.

Trọng Nhâm trị hư ra kinh, bị phong làm tổn thương doanh huyết, dẫn đến trong khi băng huyết lại đột ngột ỉa ra máu, cùng kinh giới phòng phong trị bằng nghĩa cùng giống nhau, mới thấy người xưa hiểu biết thâm ảo như thế. Đó cũng là 1 thuyết, nhưng chưa kịp cái ý can huyết hư trệ cũng trị sinh phong.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ