Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Nhũ hương: Còn gọi: Huân lục hương (Biệt luc). Mã vĩ hương, nhũ đầu hương (Hải dược bản thảo). Tháp hương (Phần khê bút đàm). Tây hương (Bản thảo khiên nghĩa), Thiên trạch hương, ma nặc hương, gia đà lá hương, dụ hương (Cương mục).

– Tên khoa học: Boswellia carterii birdu

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng:  Đây là chất nhựa của cây nhũ hương thuộc họ Trám (Cảm lãm) (Burseraceae).

– Hình thái

Loại cây vừa, lùn, nhỏ, cao 4. 5 mét, cao nhất mới đến 6 mét cây khô thô khỏe, Vỏ cây trơn sán sắc vàng nâu nhạt, dạng giấy. Và cây nơi cành to dạng tấm vảy dần dần bong ra. Lá mọc xen kẽ dày hoặc mọc thưa ở vùng trên, lá kép dạng lông cánh lẻ dài 15 – 25cm, cánh lá có lông trắng, lá nhỏ 7-10  đôi, mọc đối không cuống, vùng đáy là rất nhỏ hướng trên to dần, lá nhỏ tấm dài hình trứng, dài tới 3,5, lá ở định dài tới 7,5cm, rộng 1 5cm, đầu lá tù, vùng đáy lá  tròn, gần như hình tim, mé cạnh lá có răng cưa tròn không qui tắc, hoặc gần như không răng cưa, mặt lá đều phủ lông trắng, hoặc mặt trên là không lông.

Hoa nhỏ, bày thành cụm hoa có tổng trạng thưa thớt, nụ hình trứng, cánh hoa 5 cánh, sắc vàng nhạt, hình trứng, dài ước gấp 2 đài, trước nhọn hoắt. Đài hoa dạng mé trước xẻ 5, cánh xẻ dạng tam giác hình trứng nhụy đực 10 mọc ở mé ngoài mâm hoa. Vòi nhị ngắn, tử phòng ở trên, 3 – 4 thất, mỗi thất đủ 2 phôi châu mọc rủ, đầu trụ dạng đầu hơi xẻ ba, hạch quả hình trứng ngược, dài ước 1 phân, có 3 góc, đầu tù, vỏ quả chất thịt, phù hậu, mỗi thất có đủ 1 hạt.

– Lời bàn: 

Qua vị nhũ hương ta thấy 2 sách dẫn tên khoa học khác nhau. Đỗ Tất Lợi bảo họ đào lộn hột, Trung dược đại từ điển bảo thuộc họ trám. Sách Trung Quốc dược học đại từ điển 1958 cũng xác định là pistacia lentisens L. Tôi theo tên khoa học của Trung được từ điển 1977. Vậy cũng ghi vào đây để cùng xem xét. 

– Bào chế: 

Chế nhũ hương: Lấy nhũ hương đã sạch đất cát cho vào nồi, đun lửa nhẹ đến khi hiện ra sắc: vàng, lấy ra để nguội. Hoặc sao đến lúc mặt ngoài dung hóa phun dấm gạo, tiếp tục sao đến khi sáng bóng lấy ra để nguội. (Cứ 100 cân nhũ hương dùng dấm gạo 6 cân).

+ Cương mục:

Nhũ hương cho vào thuốc hoàn thì lấy chút rượu nghiền như bùn, lấy nước phi qua phơi khô dùng. hoặc lấy đăng tâm cùng nghiền thì dễ nhỏ.

Vị thuốc Nhũ hương

Vị thuốc Nhũ hương

2. Vị thuốc Nhũ hương theo Đông y

– Tính vị: Cay đắng, ấm. 

– Vào kinh: Tâm, can, tỳ. 

– Công dụng chủ trị:

Điều khí, sống huyết, nên đau, trụy độc. Trị khí huyết ngưng trệ, tâm bụng đau đớn, ung nhọt lở loét độc sưng, đau kinh, vấp ngã đánh đập tổn thương, sau đẻ máu ứ nhói đau.

+ Biệt lục: Chữa sưng độc phong thủy, trừ khí xấu, chữa phong ẩn chẩn, độc ngứa.

+ Bản thảo thập di:

Chữa tai điếc, trúng phong miệng cấm, đàn bà bệnh huyết khí, có thể cho ra rượu, trị phong lạnh, ngừng đại tràng tiết tả, chữa mọi lở loét khiến tiêu ở trong.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Ngừng hoắc loạn, tâm bụng đau, sắc thành cao ngừng đau, lớn thịt.

+ Chứng loại bản thảo: Trị không ngủ. 

+ Chân châu nang: Yên cái đau của mọi kinh. 

+ Cương mục: . Tiêu mọi độc mụn nhọt, hoạt huyết yên đau, hộ giúp tâm, duỗi gân, trị đàn bà khó đẻ, triết thực ng.

+ Bản thảo tòng tân: Trị điên cuồng ngừng tiết lỵ

+ Yếu dược phân tế: Người ly trắng đỏ, bụng đau không ngừng, thêm nhũ hương vào rất hay.

+ Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục:

Nhũ hương: Bosumellia carterii birdw.

Tên trung dược: Nhũ hương. Bộ phận dùng: Nhựa cây. Tính vị: Cay, đắng, ấm. Công hiệu:

Điều khí hoạt huyết, thư ruỗi gân định đau, truy độc. Chữa khí huyết ngưng trệ, tâm bụng đau đớn, nhọt, lở loét, độc sưng, vấp ngã đánh lập tổn thương, đau kinh, sau đẻ máu ứ nhói đau..

* Cách dùng lượng dùng: 

+ Uống trong: Sắc uống 3g – 8g/ngày, hoặc cho vào hoàn tán.

+ Dùng ngoài: Đem nghiền nhỏ điều đắp. 

* Kiêng kỵ: Đàn bà có mang kiêng dùng. 

Bản thảo kinh sơ: Mụn nhọt đã vỡ không liên uống, lúc nhiều lở loét máu mủ chưa nên vội dùng. Bản kinh phùng nguyên: Dạ dày nếu chớ dùng. 

3. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị khí tâm đau đớn không thể nhịn:

Nhũ hương 3 lạng; Trà thực 4 lạng. Nghiền nhỏ, lấy máu hươu tháng chạp hoàn viên bằng quả táo ta, mỗi lần lấy dấm hóa 1 viên. (Thụy trục đường kinh nghiệm phương) .

2) Trị tim đau gấp: 

Hồ tiêu 49 hạt; Nhũ hương 1 đ.cân. Nghiền nhỏ, trai dùng nước gừng, gái dùng nước đương quy. (“Nhiếp sinh chúng diệu phương” Trục đạo tán) 

3) Trị khí huyết ngưng trệ, huyền, tích, trưng hà, tâm bụng đau đớn, chân nhức cánh tay đau, trong ngoài lở loét, các loại tích tụ của tạng phủ, kinh lạc ứ trệ. 

Dùng: Đương quy 5 đ.cân; Đan sâm 5 đ.cân; Nhũ hương (sống) 5 đ.cân; Một dược 5 đ.cân. Bốn vị trên cho nước sắc uống. Nếu làm tán thì một thang chia làm 4 lần uống, rượu ấm điều uống.

(Y học trung chung thâm tây lục” Hoạt lạc hiệu linh đan).

4) Trị sau đẻ ứ trệ không thanh, công kích vào tâm bụng gây đau:

Nhũ hương, một dược (đều đặt trên ngói đặt trên lửa cho ra dầu) đều 3 đ.cân; Ngũ linh chi 5 đ.cân; Diên hồ sách 5 đ.cân; Mẫu đơn bì 5 đ.cần; Quế chi 5 đ.cân. Đều sao vàng; Đậu đen 1 lạng (sao thành khói).

Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, nấu nước gừng tươi điều uống.. (Lý niêm tiên thu tập) 

5) Trị vấp ngã tiết thương gân cốt:

Nhũ hương; Một dược đều 1,5 đ.cân; Đương quy vỹ; Hồng hoa; Đào nhân đều 3 đ.cân, sắc nước uống. (Bản thảo đựng ngôn) 

6) Trị phát bối não thư, cùng các loại lở ác vỡ ở trong, cùng mọi độc dữ xung tâm nôn đau:

Nhũ hương 1 lạng (lấy nước tẩm ngoài dùng bát mài nhũ hương nhỏ ra). Bột đậu xanh nghiền 4 lạng. Hai vị trên hợp lại nghiền cực nhỏ, mỗi lần dùng 2 gam, nước mới múc điều uống, nước không thể uống nhiều để thuốc ở ngực cách mô vậy..

(“Thánh Lễ tổng lục” Thác lý thang). 

7) Trị lở loét đau đớn không thể chịu nổi:

Nhũ hương; Một dược đều 2 đ.cân; Hàn thủy thạch (nung); Hoạt thạch đều 4 đ.cân; Băng phiến 1 phân. Nghiền nhỏ, xát vào chỗ đau.

(“Ngoại khoa phát huy” Nhữ hương định thống tán) ,

8) Trị ung bụng cá cùng lỗ đít có trĩ phiên hoa, nứt loét lâu không chịu nổi, tiêu sưng ngừng đau:

Nhũ hương, một dược (đều bỏ dầu) đều 1 lạng; Xạ hương 1,5 đ.cân; Hùng tinh 5 đ.cân (đều nghiền cực nhỏ). Cơm gạo vàng 2 lạng, giã nhừ làm viên, to như hạt củ cải, kỵ lửa, phơi khô. Mỗi lần uống 3 đồng cân với rượu để lâu, say cho ra mồ hôi.

(“Ngoại khoa toàn sinh tập” Tỉnh tiêu hoàn)

9) Trị viêm đầu ngón tay kiểu hóa mủ, viêm tuyến vú, cấp tính:

Nhũ hương 5 đ.cân; Bạch phàn 2 đ.cân; Hoa tiêu 2 đ.cân; Hành trắng vài củ. Sắc nước rửa bên ngoài, ngày vài lần. (Nội Mông Cổ trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyên biên)

10) Trị âm hàn nấc ợ không ngừng:

Nhũ hương, lưu hoàng, ngải đều 2 đ.cân. Nghiền nhỏ. Dùng rượu tốt 1 chung sắc vài lần sôi, nhân lúc sôi khiến bệnh nhân hít vào mũi.

Dùng ngoài: Giã nước gừng tươi xoa trước ngực. (“Thương hàn toàn sinh tập” Nhũ hương lưu hoàng tán)

11) Trị xương cứng ở họng hầu: Nhũ hương 1 đồng cân. Nghiền nhỏ hòa nước uống. (Vệ sinh dị giản phương) 

12) Trị mộng mị di tinh: Nhũ hương 1 cục bằng ngón tay cái lúc đi nằm ngậm nhai, ngậm đến canh 3 nuốt xuống, 3 – 5 lần uống. (Y lâm tập yếu). 

13) Trị miệng mắt méo lệch: Nhũ hương sao khói hun để thuận huyết mạch (Chứng trị yếu quyết) 

14) Trị các loại ung thư (mụn nhọt), đinh sưng:

 Nhũ hương; Tử hoa địa đinh; Bạch cập; Bạch liễm; Kim ngân hoa; Hạ khô thảo; Bạch chỉ; Liên kiều; Bối mẫu; Cam cúc hoa; Cam thảo; Xuyên sơn giáp; Một dược. Sắc uống.

15) Trị nội thương ngực sườn gây đau: Nhũ hương; Ngưu tất; Hồng khúc; Một dược; Xuyên khung. Sắc uống.

16) Trị sau đẻ nhi trẩm đau:

Dùng: Nhũ hương; Một dược; Ngưu tất; Đậu đen; Ngũ linh chi; Mẫu đơn bì; Tục đoạn; Đương qui; Mẫu đơn bì; Địa hoàng; Trạch lan; Bồ hoàng; Diên hồ sách; Sơn tra. Sắc uống.

17) Trị trừ phong đẹp nhan sắc:

Nhũ hương 2 cân; Bạch mật 3 cân. Đồ sành nấu như cao, mỗi sáng uống 2 thìa. (Kỳ hiệu phương)

18) Trị cấp mạn kinh phong: 

Nhũ hương 1/2 lạng; Cam toại 1/2 lạng. Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1/2 đ.cân, dùng nước nhũ hương điều uống. Tiểu tiện cũng có thể (Vương thị bác tế phương) 

19) Trị trẻ con “nội điếu” bụng đau:  Dùng Nhũ hương; Một dược; Mộc hương. Lượng bằng nhau sắc uống. (Nguyễn thị tiểu nhị phương) 

20) Trị trẻ con khóc đêm: Nhũ hương 1 đ.cân; Hoa đèn 7 cái. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống nửa chữ (0,15g), nước sữa điều uống (Thánh huệ phương). 

21) Trị lở loét rò rỉ ra máu mủ:  Nhũ hương 3 đ.cân; Bột mẫu lệ 1 đ.cân. Nghiền nhỏ, viên bằng hạt vừng, mỗi ngày nước gừng điều uống 30 viên. (Trực chỉ phương) 

22) Trị sưng ngọc hành: Nhũ hương, hành trắng lượng bằng nhau giã đắp.

4. Các nhà luận bàn

1) Cương mục: Nhũ hương thơm suốt vào kinh tâm hoạt huyết nên đau, cho nên làm thuốc chủ yếu tâm phúc, mụn nhọt lở loét. Tố Vấn nói: Mọi đau ngứa lở loét đều thuộc tâm hỏa vậy. Mọi phương khoa sản dùng nhiều cũng là lấy cái công hoạt huyết vậy. Dương Thanh Tấu nói: Phàm người gân không duỗi được ấy, thuốc đắp nên thêm nhũ hương, tính nó có thể duỗi gân vậy.

2) Bản thảo kinh sơ:

Phong thủy độc sưng, tà ở tâm tỳ, khí ác lấn vào trong cũng do 2 kinh hư mà tà dễ phạm, ẩn chẩn độc ngứa tất cả đều do tà nhiệt, phong, thấp xâm phạm sinh ra tỳ chủ cơ nhục, mà đau ngứa lở loét đều thuộc tâm hỏa, thuốc này chính vào 2 kinh, cay thơm có thể tan các loại động kết, thì mọi chứng tự khỏi vậy. Nhật Hoa Tử nói: Sắc cao ngừng đau lớn thịt; trần Tàng Khí nói: Trị đàn bà huyết khí, chữa mọi lở loét, khiến tiêu ở trong. Thế thì người đời này dùng để trị nội thương mọi đau, cùng với làm thuốc chữa uống trong đắp ngoài, có nguồn gốc vậy.

3) Bản thảo dựng ngôn: 

Nhũ hương, hoạt huyết trừ phong, làm thuốc thư ruỗi gân ngừng đau vậy. Họ Trần phát minh nói rằng: Thơm dữ chạy suốt, cho nên vào đãng khoa, các phương dùng cũng nhiều. Lại vấp ngã đánh đập triết thương gân cốt, lại sau đẻ khí huyết công kích nhói đau, tâm bụng đau đớn thường dùng nó, đều là lấy cái công thơm cay chạy tan, tan máu bài tiết mủ, thông khí hóa trệ vậy.

Cho nên nhọt lở loét có thể trị, triết thương có thể nói, sau đẻ máu ứ đọng trệ có thể thông hành, trưng khối bĩ tích, huyết nằm phục, hà lạnh có thể đi vậy. Tính táo khí dữ trừ phong hoạt huyết, truy đuổi độc ổn định đau, trừ mụn nhọt lở loét, sau đẻ máu ứ cùng tổn thương gân cốt ra đều không nên dùng.

4) Bản thảo cầu chân:

Huyết nhân khí nghịch thì huyết ngưng đọng mà không thông, dẫn đến tâm bụng cắn đau. Độc nhân khí trệ thì huyết tụ mà không tan dẫn đến chỗ đau khác thường. Nhũ hương thơm suốt vào tâm, đã có thể khiến huyết tuyên thông mà gân tự duỗi, lại có thể vào thận ôn bổ, khiến khí cùng huyết cùng hỗ trợ nhau mà thông hoạt, khiến khí không để huyết trở ngại, huyết cũng không bị khí làm trở ngại, cho nên nói rằng: Công có thể sinh ra huyết, xét cho cùng đều là vật phẩm hành khí hoạt huyết vậy. Không phải như một dược khí vị đắng bình, công chuyên phá huyết tan ứ, chỉ có cái sức đẩy cái cũ mà không có cái công dẫn đến cái mới vậy.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ