Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Bồ hoàng (Cỏ nến)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Bồ hoàng (Cỏ nến) Vật phẩm này là bột hoa nhụy của loại bồ, màu vàng nhạt, nên gọi như vậy. Bồ là hương bồ, hoàng là vàng.

– Thường gọi: Sinh bồ hoàng, sao bồ hoàng bồ hoàng thán (than).

– Tên nước ngoài: Pollen Typhae. – Tên khoa học: Typha orientalis G.A. Stuart. Thuộc họ Hương bồ (Typhaceae).

– Còn gọi: Bộ thảo, hương bồ thảo, Cỏ nến. pollen typha là phấn hoa sấy hay phơi khô của hoa đực cây cỏ nến (gọi cỏ nến vì hoa đực của nó giống cây nến thắp sáng).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Bồ hoàng là phấn hoa của cây cỏ nến

– Hình thái

Cỏ nến là thứ cỏ cao 1,5 – 3m, có thân rễ, lá dài hẹp, dày và mềm, có mạch dọc chạy song song theo chiều dài lá. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng cách nhau 0,6 – 5,5cm nằm trên cùng 1 trục chung, bông đực trên bông cái ở dưới. Trên đỉnh thân nở hoa thành bông dài tựa như cây nến, thân cỏ này mùa hè lấy về mùa thu dệt chiếu. Quả nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.

– Thu hái: Thu vào tháng 4 chọn lúc lặng gió, lấy bông màu vàng là tốt nhất. Cắt về phơi khô, tránh ủ nóng làm biến chất. Dùng cối nghiền sạch lông và tạp chất, phơi lấy hạt nhỏ để dùng.

– Bào chế: Dùng sống thì không bào chế, dùng chín thì sao qua.

– Bảo quản: Để thuốc nơi thoáng, tránh ẩm. Tránh ủ nóng quá sẽ biến chất.  Khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng hoặc chọn chỗ ắng gió để khỏi bay.

2. Tác dụng dược lý

– Bồ hoàng có tác dụng cầm máu.

Cho uống chữa ho ra máu ( 2 – 6 ngày).

Tiểu tiện ra máu(2 ngày). Đại tiện ra máu (2 ngày), đổ máu cam (2 ngày), tử cung xuất huyết (2 – 4 ngày). (Y học thế giới 2 (5): 23, 1949). Ngày dùng 5 – 8g dưới dạng sắc hoặc uống bột.

Vị thuốc Bồ hoàng

Vị thuốc Bồ hoàng

3. Vị thuốc Bồ hoàng theo Đông y

– Tính chất:  Ngọt, bình, không độc.

– Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ

– Công dụng: Thông hành máu, trừ ứ, ngừng máu ứ, hòa doanh, dùng làm thuốc ngừng máu.

– Chủ trị: Tâm, bụng, bàng quang lúc nóng lúc lạnh, lợi tiểu tiện, ngừng ích khí lực, sống dài năm.

* Lượng dùng: 4g – 12g/ngày (hoạt huyết dùng sống, cầm máu sao đen).

* Kiêng kỵ: Người chân âm hư cùng không máu ứ cấm dùng.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Lãn Ông trong Lĩnh Nam bản thảo nói:

Bồ hoàng tục gọi bông cây náng.

Không độc, ngọt, ẩm thật có công

Phả khối, điều kinh, băng huyết khối..

Đau giảm, an thai, đại tiểu thông.

(Sao đen ngừng máu, dùng sống thì phá huyết)..

2) Đời Đường. Ngõa Quyền dùng chữa lỵ máu, mũi ra máu, nôn máu, đái máu, ỉa ra máu, lợi đường nước, thông kinh lạc, ngừng băng huyết.

3) Đời Minh. Lý Thời Trần dùng để mát máu hoạt huyết, ngừng mọi thứ đau ở tâm bụng.

4) Theo Vân Nam Trung dược:

Công dụng: Ngừng máu, trừ ứ.

Trị khạc ra máu, nôn máu, đái máu, băng huyết lậu huyết, eo lưng bụng nhói đau, đập đánh tổn thương (bột hoa). Nhuận táo mát máu, trừ phục hỏa tỳ vị, trị tiểu tiện không lợi, ung vú (toàn cây).

5. Phối hợp ứng dụng vị Bồ hoàng

1) Trị mọi bệnh huyết sau khi đẻ

Dùng: Bồ hoàng; Can khương (sao đen); Đậu đen (sao); Trạch lan; Đương qui Xuyên khung; Ngưu tất; Sinh địa hoàng.

2) Trị đái ra máu. Dùng: Bồ hoàng; Xa tiền tử; Ngưu tất; Sinh địa hoàng; Mạch môn đông.

3) Trị bằng huyết, đái máu dầm dề: Bồ hoàng; A giao; Bạch giao; Nhân sâm; Mạch môn đông; Xích phục linh; Xa tiền tử; Đỗ trọng; Xuyên tục đoạn.

4) Tiêu trùng thiệt: Bồ hoàng sống đặt dưới lưỡi, thỉnh thoảng lại thay.

5) Trị các loại đánh đập vấp ngã tổn thương, máu ứ ở trong bụng dùng bồ hoàng sống, nấu đặc cùng nước tiểu trẻ uống là tốt.

6) Bồ hoàng có thể phá huyết, cho nên có thể trị trưng kết, 5 chứng lao 7 chứng tổn thương, đình tụ lại máu ứ, trước ngực đau, bèn phát sinh nôn ra máu, tất phải cùng thuốc mát máu hành huyết làm chủ mà chữa.

7) Trị phế nóng mũi ra máu

Dùng: Bồ hoàng 1 đ.cân; Thanh đại 1 đ.cân, nước mới múc hòa uống. Hoặc bỏ thanh đại thêm vào tro tóc lượng bằng nhau lấy nước sinh địa hoàng điều uống. (Giản tiện đơn phương)

8) Trị nôn ra máu, nhổ ra máu 

Dùng: Bồ hoàng bột 2 lạng, mỗi ngày lấy rượu ấm hoặc nước lạnh điều uống 3 đ.cân, tốt. (Giản yếu tế chúng phương)

9) Trị già trẻ bị nôn ra máu

Bột bồ hoàng mỗi lần uống 1/2 đ.cân, nước sinh địa điều uống, tùy người mà thêm bớt lượng, hoặc cho vào tro tóc lượng bằng nhau. Cũng chữa trẻ con đái ra máu. (Thánh Lễ tổng lục phương)

10) Trị tiểu tiện chuyển bào 

Dùng: Bao vải đựng bồ hoàng buộc chặt vào vùng eo lưng thận, khiến đầu dốc xuống đất, vài lần là thông (Trửu hậu phương)

11) Trị bị đâm chém ra máu, buồn bực muốn chết, dùng bộ hoàng nửa lạng rượu nóng điều uống. (Nguy thị đặc hiệu phương)

12) Trị máu ứ rò rỉ ở trong bụng: Dùng bột bồ hoàng 2 lạng, mỗi lần uống một thìa cà phê xúc, lấy nước điều uống, uống hết 2 lạng là ngừng. (Trừu hậu phương)

13) Trị ruột bị trĩ ra máu: bột bồ hoàng một thìa cà phê xúc, nước điều uống ngày 3 lần. (Trừu hậu phương)

14) Trị lòi dom không co lại. Dùng: Bồ hoàng trộn mỡ lợn đắp. Ngày 3 – 5 lần. (Từ mẫu bí lục phương)

15) Trị thai động muốn đẻ non. Dùng: Bồ hoàng 2 đ.cân, nước giếng mới múc điều uống. (Tập nhất phương).

16) Trị thúc đẻ cho sản phụ

Dùng: Bồ hoàng sống; Địa long rửa sạch sấy; Trần quất bì, lượng bằng nhau nghiền nhỏ, cất riêng, lúc cần thiết đều sao 1 đồng cân, nước mới múc điều uống. lập tức đẻ. Bài này thường hay dùng. rất thần diệu. (Đường thận vi phương)

17) Trị rau thai không ra: Dùng: Bồ hoàng 2 đ.cân, nước giếng điều uống. (Tập nghiệm phương) •

18) Trị sau đẻ ra máu, gầy gò muốn chết. Dùng bồ hoàng 2 lạng. nước 2 lít sắc còn 8/10 lít uống. (San bảo phương)

19) Trị sau đẻ máu ứ. Dùng: Bồ hoàng 3 lạng, nước 3 lít sắc còn 1 lít uống. (Mai sử phương).

20) Trị nhi trầm (huyết hà) máu tụ: Bồ hoàng 3 đồng cân, nước cơm điều uống. (Sản bảo phương)

21) Trị sau đẻ phiền muộn: Bồ hoàng 1 thìa cà phê xúc, cùng nước chảy phía đông uống rất tốt. (San bảo phương) .

22) Trị người bị đánh đập, vấp ngã tổn thương, máu ứ ở trong phiền muộn Dùng: Có nến; Bột bồ hoàng lúc đói rượu ấm điều uống 3 đ.cân. (Tắc thượng phương)

23) Trị khớp đốt đau nhức: Bồ hoàng 8 lạng, Thục phụ tử 1 lạng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, nước sôi điều uống, ngày 1 lần. (Trửu hậu phương) .

24) Trị dưới vùng âm hộ ướt ngứa: Bột bồ hoàng đắp, 3 – 4 lần khỏi. (Thiên kim phương)

25) Trị tại điếc ra mủ. Dùng bột bồ hoàng thấm. (Thánh huệ phương)

26) Trị miệng, tai cùng ra máu nhiều

Dùng bồ hoàng, a giao nướng đều nửa lạng, mỗi lần dùng 2 đ.cân, nước 1 chén, nước sinh địa 1 bát, sắc còn 6 phần, uống ấm, kíp lấy lụa buộc 2 vú máu ngừng ra thì thôi. (Thánh huệ phương)

27) Chữa trong tai ra máu: Bồ hoàng sao đen nghiền nhỏ thấm vào. (Giải tiện phương)

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ