Tên gọi: còn gọi Cây huyết đằng, cây dây máu (Cây có thường thấy ở Việt Nam). Đại huyết đằng, đại hoạt huyết, quá sơn long (Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục). Hồng đằng (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
Mục Lục
A. Cây huyết đằng
– Còn gọi: Cây huyết đằng, cây dây máu (Cây có thường thấy ở Việt Nam). Đại huyết đằng, đại hoạt huyết, quá sơn long (Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục). Hồng đằng (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
– Tên khoa học: Sargentodoxa .cuneata (oliu) Rehd et wils. Thuộc họ Huyết đằng (Sargentodoxaceae).
(Sách Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục lại ghép cây này tên khoa học này vào họ Mộc thông (Lardizabalaceae).
– Hình thái:
Dây leo có thể dài tới 10 mét, vỏ ngoài màu hơi nâu, thân cây cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu. Lá mọc cách, kép, có 3 lá chét, cuống lá dài 4,5 – 10cm, lá chét giữa có cuống ngắn, các lá chét bên không cuống, phiến lá Cây huyết đằng, cây dây máu chét giữa hình trứng, các lá chét bên hơi hình thận. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm ở kẽ lá, thõng xuống và dài tới 14cm. Hoa màu vàng hay vàng lục, hoa đực có 6 lá đài, 6 cánh hoa hình sợi và 6 nhị. Hoa cái cũng 6 lá đài 6 cánh hoa và 6 nhị lép và nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc. Quả mọng hình trứng. khi chín có màu lam đen, xếp thành chùm; Ra hoa tháng 3 và kết quả tháng 7 tháng 8.
Cây huyết đằng phân bố ở một số tỉnh như Lào Cai, Bắc Thái, Hòa Bình ở miền Bắc nước ta, cây được sử dụng làm thuốc.
– Trung Quốc dược học đại từ điện nói về huyết đằng:
Huyết đằng là một loài dây leo trong loại cỏ leo, rễ như ngón tay cái, sắc vàng, có thể cung cấp làm thuốc thu hái vào tháng 5. Chủ trị:
Công huyết, trị khí khối (cục hòn hơi).
– Vân Nam Trung được tư nguyên danh lục nói về huyết đằng
+ Biệt danh: Quá sơn long, đại hoạt huyết.
+ Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ, thân.
+ Tính vị: Đắng, bình.
+ Công dụng:
Bại độc tiêu đau, hoạt huyết thông lạc, trừ phong, giết trùng. Trị viêm ruột thừa mãn, đau phong thấp tó, ly đỏ, đái máu rầm rì, đái rắt ra máu, kinh nguyệt không đều.
B. Kê huyết đằng
– Còn gọi: Lượng diệp nhai đầu (đậu khe núi lá bóng sáng).
– Tên khoa học: Milletia nitida Benth. Thuộc họ Đậu (Leguminosae).
– Hình thái: Là một loại dây leo, lá mọc so le, kép, thường gồm 5 lá chét, cuống lá dài chừng 3 – 5 ly, phiến lá chét dài từ 4 – 9cm, rộng 2 – 4cm. lá chét giữa dài và to hơn các lá chét bên. Gân chính và gân phụ đều nổi rõ ở cả 2 mặt lá. Hoa tự thành chùm mọc ở đầu cành hay ở kẽ các lá đầu cành, hoa tự dài chừng 14cm. Trục hoa tự có lông mịn, hoa màu tím, đài hình chuông, tràng hoa hình cánh bướm. Quả giáp dài 7- 15cm, rộng 1,5 – 2cm đầu quá hẹp lại và thường thành hình mỏ chim, trên mặt có phủ lông mịn màu vàng nhạt. Hạt 3 – 5, đường kính ước 12mm màu đen nâu. Mùa hoa vào các tháng 7 – 8, mùa quả từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.
– Bộ phận dùng làm thuốc: Dây và thân.
– Tính vị: Đắng, ngọt ấm.
– Công dụng: Hoạt huyết thư ruỗi gân, trị eo lưng đầu gối nhức đau, ma mộc (ngứa tê) nan hoán (liệt trái liệt phải), kinh nguyệt không điều.
C. Kê huyết đằng côn minh
– Còn gọi: Hương hoa nham đầu đằng (tức dây đậu núi hoa thơm), đại huyết đằng, sơn kê huyết đằng, lão nhân căn (tức rễ cho người già). Cây máu gà núi (Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam). .
– Tên khoa học: Millettia dielsiana Harms. Cùng thuộc họ Đậu (Leguminosae).
– Hình thái: Giống như cây kê huyết đằng Millettia nitida Benth nhưng hoa màu hồng.
– Bộ phận dùng: Rễ và dây thân.
– Tính vị: Ngọt, đắng. ấm.
– Công dụng:
Bổ máu hành huyết, thông kinh, hoạt lạc, trừ phong trà trị viêm khớp kiểu phong thấp, trị eo lưng đau, thiếu máu, bế kinh, di tinh, đau dạ dày.
Ngoài ra còn một số cây cùng họ đậu (Fabaceae) có nơi xác định họ đậu là (Leguminosae). Cần hiểu ở nước ta có mà sử dụng như những cây sau.
D. Dây máu gà
– Còn gọi: Võng lạc nhai đậu (VNTDTNDL). – Tên khoa học: Millettia reticulata Benth. Thuộc họ Đậu (papilionaceae = Fabaceae).
– Hình thái
Dây leo mọc trong các rừng, có vỏ xơ, màu đỏ đỏ hay trắng do lớp vảy. Cành lá nhẵn; lá Làm hình mũi dùi, lá chét 5 – 7 hình trái xoan, tròn, gốc hình tim, chóp nhọn hay tù, nhẵn, mặt dưới nhạt. Hoa xếp hành chùy hình lăng trụ ở ngọn, gần nhẵn hoặc có lông màu hung, lá bắc hình mũi dùi. Hoa màu đỏ, xếp rất sít nhau ở đầu các nhánh hoa. Đài hình ống, màu trắng trắng. Cánh hoa màu đỏ, nhẵn. Nhị 1 bó, nhụy nhẵn. Đĩa hình ống, quả đỏ nâu, thót lại ở gốc, thắt lại nhiều hay ít giữa các hạt, dẹt. Lá mép lồi và chứa 3 – 6 hạt. Ra hoa vào tháng 5.
Phân bố một số nơi miền Bắc. Dân ta dùng chữa di tinh, làm khỏe gân xương, làm thuốc bổ máu.
– Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ, dây thân. .
– Tính vị: Dây thân: Đắng, ấm.
– Công dụng:
Rễ: Thư ruỗi gân, hoạt huyết, chấn tĩnh.
Dây: Tan khí, tan phong, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Trị di tinh, ra mồ hôi trộm, kinh nguyệt không điều, vấp ngã đánh đập tổn thương, eo lưng đầu gối nhức đau tê dại.
E. Cây thàn mạt
– Còn gọi: Cây hột mạt (CCTTCNV), náo ngư nhai đậu đằng (tức dây đậu núi náo động cá). Xung thiên quả, náo ngư đằng. (VNTDTNDL).
– Tên khoa học: Melletia ichthyochtona Drake. Cùng họ Đậu (Fabaceae).
– Hình thái
Cây gỗ cao tới 15 – 20m, có lá rụng, có hoa phát triển trước lá. Lá có kích thước lớn, kép lông chim 2 lần, rất nhẵn. Hoa trắng, xếp thành chùm nách nằm ở gốc các nhánh hàng năm. Quả thót lại từ 1/3 trên đến tận gốc, có mũi nhọn dài, mỏng không có cánh và không mép lồi. Hạt đơn độc, hình bầu dục, dẹt, màu nâu nhạt đến nâu cánh gián. Ra hoa vào tháng 3, tháng 4, có quả già vào tháng 2 tháng 3 năm sau, Có nhiều trên vùng đá vôi Lạc Thổ, Thủ Pháp, dãy Cai Kinh và nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Cũng được trồng quanh các làng. Hạt dùng ruốc cá, nó chứa rotenol và 30% chất dầu màu nâu, thơm.
– Bộ phận dùng: Rễ, thân.
– Tính chất: Đắng, mát.
– Công dụng:
Đuổi phong trừ thấp, ngừng ngứa. Sắc nước rửa ngoài hoặc giã nhừ đắp chỗ đau, trị nhọt lở loét, thấp chẩn, ngứa, đầu bị bệnh (la lỵ đầu) ngoài da trụi tóc.
– Theo Trung Quốc dược học đại từ điển nói về kê huyết đằng
+ Mô tả qua: Kê huyết đằng là loại dây leo, rất dài, trong rỗng như trúc, cắt ra nước chảy ra như máu, màu vỏ vàng nhạt, cắt ra ở trong thấy mặt cắt có hình 6 cạnh sắc đỏ, hình như dạng hoa cúc, 4 xung quanh sắc trắng, khi phơi khô chỗ đỏ lồi lên đến vài mm, cũng có loại ở giữa có những chấm đỏ nhỏ, phơi khô rồi cũng không lồi lên.
+ Chủ trị: Bổ huyết hành huyết, thông kinh hoạt lạc, ấm eo lưng đầu gối, trị khỏi phong (nan hoán) liệt trái liệt phải,
+ Kê huyết đằng giao:
Ngày đoan ngọ vác búa vào rừng chặt dây kê huyết lấy nước đỏ như máu ở trong, mỗi dọc cây cũng đưỢC vài thằng nước ấy, nấu đặc thành keo sắc đỏ thành khối sáng nhuận rất đẹp dùng làm thuốc đại bổ khí huyết. Muốn thử: Lấy chút ít nước đỏ trong kê huyết đằng cho vào trong nước sôi, thấy có 1 sợi máu như máu gà chạy tan ra là đúng, lấy làm thuốc.
– Công dụng: Đại bổ khí huyết, khỏe mạnh gân cốt, chữa chân tay ma mộc nàn hoán, con trai di tinh, bạch trọc (đái đục) phụ nữ kinh không đều, ra khí hư trắng đỏ, trị chứng can huyết lao, hoặc trai gái không đẻ, vấp ngã tổn thương, tâm lý khí thống, đau nhức thấp khớp tê bại, trăm bệnh hư tổn. | Kê huyết đằng giao trị đau phong thấp tý, tính, hoạt huyết thư cân. Loại keo này trị vấp ngã tổn thương như thần. Xưa có người bị vấp ngã tay đau dùng máu Cần sơn dương và sâm tam thất để trị dùng mãi không nghiệm, sau có người bảo dùng keo kê huyết đằng uống 1 lần bệnh khỏi. Như thế đủ biết tính kê huyết đằng chạy nhanh vào phần huyết rõ lắm.
Nhận xét của vụ Hy Lãn
Trước đây đông y Việt Nam và Trung Quốc nói chung vẫn chữa chung 2 loại, chưa phân biệt huyết đằng và kê huyết đằng riêng đế điều trị.
Nhờ tiến bộ của khoa học, tên khoa học đã xác định rõ.
Huyết đằng 3 lá chét thuộc họ Sargentodoxa, còn kê huyết đằng thuộc họ Milletia. Vả lại tính vị huyết đằng: đắng, tính bình, mà kê huyết đằng thì đắng tính ôn. Nay nên dùng loại nào riêng loại ấy, không dùng chung chung như cũ. Trong kê huyết đằng có nhiều loại, tôi mô tả riêng từng loại cây và công dụng để bạn đọc tìm thấy loại cây kê huyết đằng nào thì có công dụng đã nêu theo đó mà điều trị.
Hy Lãn
Nguồn: L/Y Hy Lãn
Xem thêm: