Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Bạch cập Vị này sắc trắng nên gọi bạch (bạch là trắng), cập là liền kịp là liên tiếp, mọc liên tiếp nên có tên là cập.

– Tên thường dùng: Bạch cập phiến.

– Còn gọi: Liên cập thảo, cam căn (Bản kinh), bạch cấp (Biệt lục), bạch căn, (Ngô phổ bản thảo), bạch căn, trúc tác giao, tuyết như lai, tử huệ căn, tử lan căn (Hòa hán  dược khảo), nhược lan, lan hoa, tử lan (Quân phương phố), võng đạt là vết tất đa (Kim quang minh kính),

– Tên khoa học ( Theo Đỗ Tất Lợi: Bletilla striata (Thunb) Reichb. Thuộc họ lan (orchidaceae)

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Bạch cập là thân rễ phơi khô của cây Bạch cập 

– Hình thái

Bạch cập là một loại cây thảo, sống lâu năm, mọc hoang và được trồng ở những vùng đất ẩm, mát, có thân rễ, có vảy, lá mọc từ rễ lên, chừng 3 – 5 lá hình mác dài từ 18 – 40cm, rộng 2,5 – 5cm trên có nhiều nếp nhăn dọc. Vào đầu mùa hạ ở đầu cành nở hoa rất đẹp màu đỏ tía, quả hình thoi 6 cạnh, (Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Hình thái mà Trung Quốc dược học đại từ điển mô tả như sau: | Bạch cập là một loại cây thảo sống nhiều năm, dọc cao hơn 30cm, lá hình mác rộng, mặt lá có mạch chạy song song, nhiều nếp nhăn chạy dọc, đều mọc xen kẽ, mùa hạ nở cuống hoa cao từ 0,30 – 0,6m trên đầu cuống nở hoa có bao hoa không ngay ngắn, sắc hồng tía hoặc trắng, luôn luôn vài đóa hoa liên tiếp sinh, rễ sắc vàng trắng,giống như con ốc lệch, trong chứa nhiều niệm dịch (chất nhầy). Xét về hình vẽ và cách mô tả tương đối giống nhau, song tên khoa học tuy cùng họ nhưng có khác. Giống nhau vì lá có nếp nhăn dọc chay song song từ đầu đến cuối lá, cuống hoa chung đều dài, nhưng thân rễ bạch cập của ta ở vùng Cao Lạng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên trông như chiếc bánh dầy nhỏ. Bạch cập nhập là những khối rắn cứng có màu trắng nâu, với hai hoặc ba nhánh con rất đặc biệt, Để nắm được cách dùng bạch cập nhập khi lâm sàng, đồng thời áp dụng thử chữa bằng bạch cập của ta, rút kinh nghiệm bổ sung sau.

– Thu hái: Thu hái tháng 8 – 9 lấy rễ phơi khô.

– Cách chế: Rửa nước, lửa nhỏ sao qua.

Vị thuốc Bạch cập

Vị thuốc Bạch cập

2. Vị thuốc Bạch cập theo Đông y

– Tính chất: Đắng, bình, không độc. 

– Qui kinh: Vào kinh can, phế, vị.

– Công dụng:

Ung nhọt sưng, lở loét dữ, bại thư (nhọt âm tính thối nát). Tổn thương âm cơ chết, trong vụ có là khí, tặc phong qủy kích, phong “phi” chậm không thu bản kinh). Bạch cập chủ phục trùng, bạch túng (gân mạch trùng duỗi) sưng đau (biệt lục). Theo sách Vân Nam Trung dược tư nguyên danh mục thì bạch cập còn có tác dụng: nhuận phế, hóa đờm, ngừng máu, sinh cơ, thu liễm, lở loét, tiêu sưng Trị lao phổi khạc ra máu, tiêu hóa không tốt, phế nóng ho hắng, đau dạ dày, ngoại thương ra máu, vấp ngã đập đánh tổn thương.

* Lượng dùng: 2,5 – 5 gam.

* Kiêng kỵ: Phàm phế vị có thực hóa cấm dùng, ghét lý thạch, sợ lý hạch, hạnh nhân, phản ô đầu.

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1- Đời Đường: Ngõa Quyền dược tính bản thảo bàn về bạch cập rằng: Trừ vi trùng ghẻ, bạch tiên (bệnh ngứa ngoài da sắc trắng) kết nhiệt không tiêu, dưới vùng âm nang bại liệt, trên mặt nốt phồng mụn nước, xám đen từng vùng to nhỏ không giống nhau.

2- Đời Tống. Đại minh nhật hoa chư gia bản thảo bàn bạch cập rằng: Ngừng tà kinh sợ, ngừng đi lỵ ra máu, bệnh động kinh, phong tý, mắt đỏ, trưng kết, ôn nhiệt, bệnh sốt rét, phát bối, loa lịch (hạch), tràng phong trĩ dò, vấp ngã, dao tên gây lở loét, bỏng lửa bỏng nước lở loét, sinh cơ ngừng máu.

3- Đời Nguyên. Lý Đông Viên dụng dược pháp tượng bàn về bạch cạp rằng: Ngừng phổi ra máu.

4- Đời Minh. Mậu Hy Ung bản thảo kinh sơ bàn bạch cập rằng: Bạch cập bản kinh nói vị đắng bình, Biệt Lục gia thêm cay hơi lạnh, Lý Đương Chi nói rất lạnh. Nhật hoa tử thêm ngọt. Động Viên cũng bảo hơi lạnh, rằng tính sáp, cay là vị của kim được cái khí cuối thu mà kiêm có tính kim thủy ư? Nên chăng vào phế trị tổn thương có công hiệu kỳ lạ vậy. Đắng có thể tiết nhiệt, cay có thể tan kết, ung thư đều do khí vinh không theo ngược ở trong mà sinh ra, bại thư tổn thương âm, cơ chết đều do nhiệt ủng tắc huyết ứ sinh ra, cho nên đều làm chủ để chữa. Trong vị có tà khí ấy tức tà nhiệt vậy. Tặc phong, quí kích, chứng phi, chậm không thu lại đều do phần huyết có nhiệt, thấp nhiệt tổn thương âm sinh ra vậy. Vào phần huyết để tiết nhiệt, tan kết, đuổi bỏ thối rữa thì mọi chứng sao chẳng khói..

5- Học thuyết gần đây

Trương Sơn Lôi nói: Bạch cập chủ trị ung sưng, lở ác, bại thư, tổn thương vùng âm hộ, cơ chết. Biệt lục trừ bạch tiên, trùng ghẻ, đều là đắp bôi ngoài ung nhọt lở loét. Vị đắng cay mà khí lạnh cho nên có thể tiêu tan ung thùng của huyết nhiệt, tính dính mà nhiều mỡ thì có thể chữa cơ chết của bại thư. Bại thư là nhọt độc âm tính. Vật phẩm đắng cay lại có thể sát trùng thì là thuốc chủ yếu từ bạch tiên, ghẻ ngứa, lở loét ngoài da, tiêu sưng sinh cơ vậy. Nói chủ trị tà khí trong vị ấy là vì vật phẩm đắng lạnh có thể trừ vụ nhiệt vậy. Riêng tặc phong quỷ kích, chứng “phi” chậm không thu còn chưa rõ nghĩa, không dám gượng gạo giải.

Lại nói: Bạch cập vị đắng khí lạnh có thể trong làm mát tà nóng phế vị mà bên ngoài mát máu ngừng đau, vả lại là chất nhày dính, giàu có dịch mỡ, đã có thể đắp ung đãng chưa thành, mà tiêu nóng lui sưng cũng có thể thấm được cái đã vỡ mà trừ nát rữa sinh cơ, kiêm trị vết đâm chém, bỏng lửa nước tổn thương đều là cái nghĩa của bản kinh vậy. Người sau dùng mát nóng bổ tổn thương mà đem chữa phế ung, tương đối có công hiệu nhanh chóng.

Riêng lúc phế tà mạnh dữ ho khạc máu mủ thì nên phải dùng thang thuốc lớn mát, giáng xuống, hóa đờm, mà bạch cập thì nhầy dính hiểm sức mỏng không gánh được việc nặng, đợi lúc hỏa bớt thì có thể cùng với vật phẩm thanh tiết hóa đờm cùng giúp mà thành công, riêng còn nói trị vấp ngã gãy xương thì chữa khỏi quá khen, sợ rằng không phải thực có thể làm được. Lại nói rằng: bạch cập trị phế ung, đời còn nỗi nghi ngờ vì nó nhầy béo mà không dám dùng. Song đắng lạnh vốn để làm mát phế vị, lại có thể bổ tổn thương, nếu chẳng phải cái lúc phế hỏa bốc mạnh mà đờm hôi tanh đục khí đã dần lui, thì có thể dùng để kiêm bổ kiêm thanh, không dẫn đến giúp đờm gây bệnh vậy, để lưu bệnh vậy. Có thể so sánh cùng nhị, đồng ngọc trúc vật.

4. Phối hợp ứng dụng

1- Bạch cập tính sáp, phá tan nhưng trong có thu liễm, bởi vì nó là thuốc trừ thối rữa trục ứ để sinh ra cái mới vậy. Được bạch liễm, hồng dược tử, thêm não, sạ, nhũ, một trị các loại ung thư sưng độc, ngừng đau tan kết, thúc mủ như thần. 

2- Trị tổn phế nôn máu có công hiệu lạ. Bạch cập một vị nghiên nhỏ, nước cơm điều uống 3 gam. 

3- Trị mũi ra máu không ngừng. Nước rãi hòa bột Bạch cập đồ trên Sơn căn, vẫn lấy nước hòa bột bạch cập 3 – 4 gam uống lập tức ngừng.

4- Trị đinh (nhọt) sang (lở loét) thũng (sưng) độc. Bột bạch cập 2g dùng nước để lắng, bỏ nước rải lên một giấy dầu, dán lên chỗ đau.

5- Trị đánh đập gãy xương. Rượu hòa bột bạch cập 6 -7 gam uống, công không kém đồng tự nhiên, (Vĩnh loại ngâm phương)

6- Trị chân tay nẻ da: Bột bạch cập hòa nước xoa lấp chỗ nẻ. Xoa rồi chớ phạm nước. (Tế cấp phương) .

7- Trị bỏng lửa bỏng nước: Bột bạch cập hòa dầu đắp.(Triệu chân nhân phương)

8- Trị tâm khí nhức đau. 

Bạch cập; Thạch lựu bì đều 6 – 7 gam nghiền nhỏ, viên với mật, bằng hạt đậu vàng, mỗi lần uống 3 viên nước dấm ngải đưa thuốc. (Sinh sinh biên phương)

9- Trị trùng thiệt, nga khẩu. Dùng: bột bạch cập hòa nước sữa đắp lòng bàn chân. (Thánh huệ phương)

10- Trị đàn bà âm thoát:

Dùng bạch cập, xuyên ô đầu lượng bằng nhau, nghiền nhỏ cho vào trong vải  mỏng bọc 3,2g đặt vào trong âm hộ, vào sâu 3 thốn (ước 9cm) trong bụng nóng bèn ngừng, ngày dùng 1 lần. (Quảng tế phương)

11- Trị dao búa làm tổn thương 

Dùng: Bạch cập, thạch cao nung lượng bằng nhau nghiền nhỏ thấm vào, cũng có thể thu nhỏ miệng vết chém lại. (Tế cấp phương) 

Phương tễ trứ danh. Bạch cập tỳ bà hoàn

Trị khạc ra máu. Dùng bạch cập 1 lạng, tỳ bà diệp (bỏ lông nướng mật), ngẫu tiết đều 5 đồng cân, đều nghiền nhỏ, ngoài ra lấy a giao 5 đồng cân, sao cáp phấn, dùng nước sinh địa hòa, đặt lên lửa dung hóa, hòa cùng thuốc trước hoàn viên như hạt nhãn, mỗi lần uống 1 viên.

(Đới thị phương)

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ