Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp là những vị thuốc có tác dụng lợi niệu để bài tiết thuỷ thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài, có tác dụng nhẹ hoặc trung bình. Trong khi đó Thuốc trục thủy là những loại thuốc có tác dụng lợi niệu mạnh.
Mục Lục
A. Đại cương thuốc Lợi thủy
1. Định nghĩa thuốc lợi thủy
Thuốc lợi thuỷ thẩm thấp là những vị thuốc có tác dụng lợi niệu để bài tiết thuỷ thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài. Đa sô các vị thuốc này tính bình, vị đạm nên còn gọi là đạm thuỷ thấp.
Cần phân biệt với thuốc trục thuỷ là những thuốc có tác dụng mạnh đưa nước ra ngoài bằng 2 đường: Tiểu tiện và đại tiện.
2. Tác dụng chung của thuốc lợi thủy
– Lợi thuỷ thống lâm: Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu mà Đống y gọi là chứng lâm, hay gặp ở những bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo âm đạo, sỏi thận và đường tiết niệu.
– Lợi niệu, trừ phù thũng: Chữa các chứng phù do nước ứ lại trong các bệnh viêm thận cấp, viêm thận mạn, thận hư nhiễm mỡ: phù dị Ứng, sưng nóng đỏ đau do viêm nhiễm.
– Lợi niệu chữa vàng da: do viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn mật, ứ mật do các nguyên nhân khác v.v
– Chữa thấp khớp: Do phong thấp ứ lại ở kinh lạc, gân xương, cử động khó. sưng đau; thuốc lợi thấp đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài.
– Kiện tỳ cầm ỉa chảy: Do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp, xuống đại trường gây ỉa chảy mạn; tàng cường bài tiết thuỷ thấp bằng đường tiểu tiện sẽ cầm ỉa chảy.
– Còn dùng phương pháp lợi niệu để hạ sốt (thanh tâm lợi niệu), hạ huyết áp, giải dị Ứng v.v
3. Những điều cần chú ý khi dùng
– Các thuốc lợi thuỷ thẩm thấp được dùng làm một biện pháp để giải quyết triệu chứng bệnh, nên khi dùng phải phối hợp với các thuốc chữa nguyên nhân:
+ Do viêm nhiễm phải kết hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.
+ Vàng do do nhiễm trùng phải kết hợp với thuốc thanh nhiệt trừ thấp như Hoàng bá, Nhân trần.
+ Đau khớp, dị Ứng phải phối hợp với thuốc trừ phong: Ké đầu ngựa, dây Kim ngân, Phòng phong v.v
– Cơ chế lợi niệu bài trừ thủy thấp do tỳ chủ vận hóa, phế thống điều thủy đạo, thận khí hoá ở bàng quang, nên phải tuỳ vị trí trở ngại để phối hợp cho đạt kết quả tốt:
+ Nếu sự vận hoá của tỳ giảm sút gây phù thũng như: Phù dinh dưỡng, viêm thận mạn thì phải phối hợp các thuốc kiện tỳ như Bạch truật, Hoàng kỳ (kiện tỳ lợi niệu ).
+ Nếu phế khí bị ủng trệ gây chứng phong thuỷ: Phù ở người trên, ở mặt, mắt kém thêm suyễn, sợ lạnh, gặp ở bệnh viêm cầu thận dị Ứng do lạnh thì phải dùng các thuốc tuyên phế như Ma hoàng để phối hợp (tuyên phế lợi niệu).
+ Nếu thận không khí hoá bàng quang, hoặc không ôn vận tỳ dương thì phải dùng các thuốc như: Quế, Phụ tử chê để phối hợp (ôn thận lợi niệu).
4. Cấm kỵ khi dùng thuốc lợi thủy
– Không được dùng thuốc lợi niệu khi bí tiểu tiện do thiếu tân dịch.
– Các trường hợp di tinh, hoạt tinh không do thấp nhiệt thì không dùng thuốc lợi thuỷ thẩm thấp.
B. Đại cương thuốc Trục thủy
Thuốc trục thuỷ là những vị thuốc có tác dụng chữa các chứng phù thũng cổ trướng, ứ nước ở màng phổi, ứ nước ở màng tim mà bệnh thế khá trầm trọng.
Thuốc trục thuỷ tính năng mạnh, đưa nước ra ngoài bằng đường đại tiện và đường tiểu tiện. Vì vậy có tài liệu xếp chương này vào mục thuốc tả hạ, có tài liệu xếp vào chương thuốc lợi thấp.
Dùng thuốc này gây tiểu tiện nhiều, đại tiện nhiều: Đa sô” vị thuốc có độc tính, nên phải chú ý đầy đủ các mặt sau đây:
– Tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, những người yếu sức không nên dùng các loại thuốc này.
– Phải có sự phối ngũ tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và bệnh tật để hoặc làm hoà hoãn tính năng vị thuốc, hoặc làm tăng lực tác dụng của thuốc đạt yêu cầu chữa bệnh.
– Phải chú ý đến liều lượng thuốc dùng.
– Phải vận dụng đúng chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc, như phụ nữ có chửa không được dùng các vị thuốc này.
– Phải theo dõi chặt chẽ tình hình người bệnh khi uống thuốc, xử lý kịp thời những biến cố” xảy ra, tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe người bệnh.
– Phải chú ý công tác, bào chế làm giảm độc tính, làm hoà hoãn bớt tính mãnh liệt của thuốc.
C. Một số vị thuốc lợi thủy, trục thủy
Thạch tả | Phòng kỷ |
Xa tiền | Trư linh |
Ý dĩ | Phục linh |
Mộc thông | Đình lịch |
Khiên ngưu |
Nguồn: Giáo trình yhct
Xem thêm: