Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ý dĩ Còn có tên gọi: Bo bo, ý dĩ (Cây cỏ thường thấy Việt Nam). Ốc viêm (Biệt lục). Ngọc truật (Dương thị kinh nghiệm phương). Thảo bồ đề (Thảo mộc tiện phương). Ý thử, quỷ châu tiến, niệu đường thảo, thiết ngọc thục thử, hạt nhãn tử thụ, quế châu thử, tiện bà cúc..

– Tên khoa học: Coix lachryma – jobi Linn var Ma- yuen Stapf

Thuộc họ Lúa (Gramineae) 

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Toàn cây ý dĩ. Nếu dùng nhân của hạt cây ý dĩ thì gọi là ý dĩ nhân.

Mô tả dược liệu: Dược Tài Học miêu tả Ý dĩ nhân hình cầu bầu dục hoặc cầu tròn. Phía đáy tương đối rộng hơi bằng, phía đỉnh tròn đầy. Mặt ngoài màu trắng hoặc trắng vàng, mặt sau có một đường rãnh dọc sâu rộng lòng, rãnh xù xì, màu nâu. Phần cuống lõm vào, trong có một nốt nhỏ màu nâu. Chất cứng, đập vỡ ra có màu trắng, có bột. Không mùi, vị ngọt. 

Thu hái: Ý dĩ nhân vào khoảng tháng 8 -10 khi quả già. Cắt cả cây phơi khô, đập cho rụng hạt, bỏ vỏ cứng màng ngoài, chỉ lấy nhân.  

Các bộ phận khác như lá, rễ xin xem phần dưới.

Bào chế: Ý dĩ nhân dùng sống hoặc sao với cám. 5kg Ý dĩ dùng 1kg cám, sao cho hơi vàng là được.

Bảo quản: Để nơi thoáng gió, khô ráo, dễ mọt.

2. Tác dụng dược lý vị thuốc Ý dĩ

1) Tác dụng của dầu ý dĩ nhân:

Đã từ lâu có báo cáo dùng ether dầu hỏa (petroleum ether) ngâm với dầu ý dĩ nhân đối với cơ vân ngang (hoành văn cơ) cùng mạt tiêu thần kinh vận động của ếch, nồng độ thấp cũng biết hiện tác dụng hưng phấn, nồng độ cao biểu hiện tác dụng hưng phấn, nồng độ cao biểu hiện tác dụng liệt. Nếu tiêm vào Xoang lympho ngực ếch hoặc trong cơ bài tràng (gastrocnemius muscle) có thể giảm bớt sự co thắt CƠ nhục, đồng thời có ngắn đường cong mệt nhọc (fatigue curce). Dùng tiêu bản là cơ nhục thần kinh ếch đã tách rời cơ thể chứng minh điểm tác dụng không ở thân thần kinh (nerve trunk) mà ở bộ phận cơ nhục. Tiến một bước nghiên cứu chỉ ra, dầu nhân ý dĩ đã thoái hóa hoặc C số ở độ bão hòa fatty axit 10 – 18 đều có thể ngăn trở hoặc giáng thấp tác dụng co bóp của cơ vân ngang (không phải thần kinh cơ tiếp bộ vị đầu). Mà không bão hòa fatty axit (như oleic axit = du toan) thì không có tác dụng này. Dầu ý dĩ nhân (0,5g/kg tiêm dưới da thỏ) cùng C số ở trên 12 fatty axit, đều có thể khiến đường huyết xuống thấp, điều này có thể dùng pyruvic axit (bính đồng toan) để kháng lại, serum canxi (huyết | thanh lên) cũng có giáng thấp C số fatty axit tương đối thấp (như decyl axit = quí toan) đối với đường huyết, canxi huyết đều không ảnh hưởng.

Dầu ý dĩ nhân (chủ yếu là palmitic axit (tông lư toan) cùng với este) đối với hô hấp, lượng nhỏ hưng phấn, lượng lớn liệt (kiểu trung khu): có thể khiến ông máu phối rõ ràng dãn nở. Đối với tim ếch đã tách rời Cơ thể cùng với ruột thỏ đã tách rời cơ thể, nồng độ thấp hiện tác dụng hưng phấn, nồng độ cao hiện tác dụng ức chế. Đối với tử cung thỏ nhà cùng chuột lớn nói chung chiếu hiện tác dụng hưng phần. Adrenalin (thận thượng tuyến tô) có thể chuyển ngược lại tác dụng hưng phấn, nó còn có tác dụng kháng lợi niệu; lượng lớn có hệ khiến động vật liệt, đình chỉ hô hấp. Lượng dẫn đến chết của chuột Con (tiêm dưới da) 5 – 10mg/kg. Thỏ (tiêm tĩnh mạch) là 1 – 1,5g/kg. Có báo cáo còn nói ý dĩ nhân đối với tế bào ung thư có tác dụng ngăn trở sinh trưởng cùng tổn hại.

vị thuốc ý dĩ

Vị thuốc ý dĩ

3. Vị thuốc Ý dĩ nhân theo Đông y

– Tinh vị: Ngọt nhạt, mát.

– Vào kinh: Tỳ, phế, thận, can, vị, đại tràng.

– Công dụng chủ trị:

Mạnh tỳ, bổ phế, thanh nhiệt lợi thấp. Trị tiết tả, thấp tý, gân mạch co rút, co ruỗi không lợi, thủy thũng, cước khí, phế nay, phế ung, ung ruột, đái rắt, đái đục, ra khí hư.

+ Bản kinh: Chủ gân cấp co rút, phong thấp, hạ khí xuống.

+ Biệt lục: Trừ gân cốt tà khí bất nhân, lợi tràng vị, tiêu thủy thũng, khiến người có thể ăn được.

+ Dược tính luận: Chủ phế nuy phế khí, nôn máu mủ, ho hắng nước mắt nước bọt khí xốc lên, sắc uống phá 5 loại độc sưng.

+ Thực liệu bản thảo: Trừ khí thấp khô và ướt.

+ Bản thảo thập di: Âm khí, trị tiêu khát, sát trùng giun đũa.

+ Y học nhập môn: Chủ khí sốc lên, tâm ngực tróc vảy.

+ Cương mục: Mạnh tỳ ích Vị, bổ phế thanh nhiệt, trừ phỏng thắng thấp, nấu Cơm ăn trị khí lạnh, sắc uống lợi tiểu tiện đái rắt nhiệt.

+ Quốc dược đích dược lý học: Trị nước tích trong vị.

+ Trung Quốc được thực đô giám: Trị phế thủy thũng, viêm màng sườn mãn, bài tiết nước tiểu trở ngại, bệnh tràng vị mãn, vỡ lở mãn tính.

* Cách dùng lượng dùng:

Uống trong: Sắc uống 0,3 – 1 lạng, hoặc làm thuốc tán.

* Kiêng kỵ: Bệnh tỳ ước đại tiện khó cùng đàn bà có mang cẩn thận khi uống.

+ Bản thảo kinh sơ:

Người bệnh đại tiện táo, tiểu thủy ngắn ít, nhân lạnh chuyển gân, tỳ hư không thấp kiêng dùng. Có mang cấm. ‘

+ Bản thảo thông huyền: Hạ lợi hư mà hãm xuống không nên dùng.

4. Phương chọn lọc

1) Trị bệnh khắp mình đau, phát sốt, chiều nặng hơn, gọi tên là phong thấp, bệnh này tổn thương vì đương lúc mồ hôi ra gặp lạnh gây ra:

Ma hoàng (bỏ đốt) 1/2 lạng. Cam thảo (nướng) 1 lạng. Ý dĩ nhân 1/2 lạng. Hạnh nhân 10 hạt (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao). Nghiền thô, mỗi lần uống 4 đồng cân, nước 1 chén rưỡi sắc còn 8 phân, bỏ bã.. uống ấm, ra mồ hôi nhẹ tránh gió.

(Kim quĩ yếu lược – Thăng ma hoàng hạnh nhân ý dĩ cam thảo)

2) Trị khí phong thấp tý, chân tay mình mẩy liệt tê, eo lưng cột sống nhức đau:

Ý dĩ nhân 1 cân Tang ký sinh thực 4 lạng Đương qui thân 4 lạng Xuyên tục đoạn 4 lạng, Xương truật (ngâm nước gạo, sao) 4 lạng. Chia làm 16 tễ sắc uống. (Quảng tế phương)

3) Trị phong thấp tý lâu, bổ chính khí, lợi tràng vị, tiêu thủy thũng, trừ tà khí ở trong ngực, trị gắn mạch co rút:

Ý dĩ nhân nghiền nhỏ cùng ngạnh mẽ nấu cháo, ngày ngày ăn. (Cương mục – Ý dĩ nhân chúc)

4) Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, mạnh tỳ vị:

Bột ý dĩ nhân cùng khúc mễ ngâm rượu hoặc nấu với rượu uống. (Cương mục – Ý dĩ nhân tửu)

5) Trị thủy thũng suyễn gấp:

Úc lý nhân 2 lạng, nghiền, lấy nước lọc, lấy nước đó, nấu cơm ý dĩ, ngày 2 lần ăn. (Độc hành phương)

6) Trị phế nay nhổ ra máu mủ:

Ý dĩ nhân 10 lạng đập dập, lấy nước 3 thăng sắc còn 1 thằng cho vào chút rượu uống. (Mai sự tập nghiệm phương)

7) Trị phế ung ho nhổ, tâm ngực tróc vảy..

Dùng rượu ngon dùng nấu ý dĩ nhân đặc để hơi ấm uống. Nếu phổi có máu, nôn ra là khỏi. (Phạm Uông phương)

8) Trị phế ung khạc ra máu:

Ý dĩ nhân 3 hợp giã nhừ, nước 2 bát to, cho vào chút ít rượu, chia 2 lần uống.. (Tế sinh phương)

9) Trị tràng ung, mình tróc vảy, da bụng căng, ấn vào mềm như dạng sưng, bụng không tích tụ, mình không nóng, mạch sác. Đây là trong ruột có nhọt mủ: .

Ý dĩ nhân 10 phân, phụ tử 2 phân, bại tương 5 phân, ba vị trên nghiền nhỏ, lấy 1 thìa to sắc nước vừa phải chia 2 – 3 lần uống tiểu tiện nên hạ.

(“Kim quỹ yếu lược” – Ý dĩ phụ tử bại tương tán)

10) Trị tràng ung:

Ý dĩ nhân 1 thắng – mẫu đơn bì, đào nhân đều 3 lạng – qua ban nhân 2 thăng. Bốn vị trên lấy nước 6 thăng nấu lấy 2 thăng, chia 2 lần uống. (Cương mục)

11) Trị tiêu khát, uống nước: Ý dĩ nhân nấu cháo uống, lại nấu canh ăn. (Cương mục)

12) Trị đái sỏi đái rắt, đau không nhịn được: Ngọc truật (hạt, rễ, lá đều có thể dùng) sắc nước uống nóng, mùa hè uống lạnh, lấy thông làm mức.. (Dương thì kinh nghiệm phương)

5. Lâm sàng báo cáo

Chữa hột cơm mụn cóc dẹt bẹt (thiên bình vưu = verruca plana).

Lấy hạt ý dĩ 2 lạng cùng 2 bát gạo tẻ (thực ra là đại mê cũng được trộn lẫn nấu cơm hoặc cháo để ăn. mỗi ngày 1 lần liên tục dùng thấy khỏi thì thôi, chữa 23 giường. Qua uống thuốc 7 ngày – 16 ngày 11 ngày thấy 11 giường khỏi hoàn toàn, 6 giường hiệu quả không rõ, 6 giường Vô hiệu.

Người bệnh sau khi uống thuốc đến lúc tiêu tan mụn cóc đa số có phản ứng, vùng có mụn cóc tăng to biến thành màu hồng, chứng viêm tăng nặng, tiếp tục kiên trì uống thuốc thêm vài ngày nữa thì mụn cóc khô ráo rụng vảy tiêu hư.

6. Các nhà bàn luận

Bản thảo khiến nghĩa:

Ý dĩ nhân, Bản kinh nói hơi lạnh chủ gân cấp co rút. Co rút có 2 thứ loại: Trong lời chú Tố Vấn: Gân lớn bị nóng thì co mà ngắn, co ngắn cho nên có căng không muỗi, đó là đo nhiệt mà co rút vậy, cho nên có thể dùng ý dĩ nhân. Như Tố Vấn nói: Do lạnh thì gần căng, không thể lại dùng vị này vậy. Khi dùng nên lớn hơn thuốc khác mới có lực, vì ý dĩ thế lực hòa hoãn nên gấp thêm mà dùng mới kiến hiệu. Bởi lẽ bị lạnh thì có thể khiến người gần căng, bị nhiệt cho nên khiến người gân co, nếu chỉ nhiệt mà không từng bị lạnh cũng có thể khiến người gân chũng, bị thấp thì lại kéo dài ra mà không có sức.

7. Các bộ phận khác của cây Ý dĩ

7.1 Lá cây ý dĩ (Ý dĩ diệp)

– Thành phần: Lá hàm chứa alkaloid (sinh vật kiểm

– Thu hái: Khoảng hạ, thu,

– Công dụng chủ trị: Làm chất uống thơm, bổ ích trung tiêu, khoảng cách mô. Tháng năng sắc uống ấm VỤ, ích khí huyết.

7.2 Lá cây ý dĩ (Ý dĩ căn)

– Thành phần:

Rễ hàm chứa coixol (ý di tố). palmitic axit (tông ly toan); stearic axit (ngạnh chi toan); stigmasterol (đau lưu thuần); B – Y – sitosterol; potassiumichloride (lục hóa giáp); đường glucose, chất albumin, tinh bột v.v..

– Tính vị: Đắng ngọt, lạnh.

– Vào kinh: Tỳ, bàng quang.

– Công dụng chủ trị:

Thanh nhiệt, lợi thấp, mạnh tỳ sát trùng. Trị hoàng đản, thủy thũng, bệnh lâm, sán khí, kinh bế, ra khí hư, trùng tích bụng đau.

+ Bản kinh:. Hạ 3 thứ trùng.

+ Bổ khuyết trừu hậu phương: Trị thốt nhiên tâm bụng phiên đầu, lại ngực sườn đau muốn chết, thái rễ ý dĩ sắc đặc nấu nước uống.

+ Đào Hoằng Cảnh: Trị trẻ con bệnh giun đũa, lấy rễ sắc nước uống.

+ Điền Nam bản thảo:Thanh lợi tiểu tiện, trị đái rắt nhiệt đau đớn, đái máu, ngừng đái rắt ra máu, ngọc hành nhức đau, tiêu thủy thũng.

+ Bản thảo mông thuyên: Trị phế ung.

+ Cương mục: Giã nước và rượu uống trị hoàng đản.

+ Thảo mộc tiện phương: Có thể tiêu tích tụ trưng hà, thông lợi đại tiểu tiện, hành khí huyết, trị ngực bị đầy, lao lực nội thương.

+ Phân loại thảo dược tính: Trị sán khí.

+ Triết Giang dân gian thảo dược: Trị bạch đới (khí hư).

* Cách dùng lượng dùng: Uống trong:

Sắc uống 3 – 5 động cân (vật phẩm tươi 1 – 2 lạng).

* Kiêng kỵ: Bản thảo thập di:

Sắc uống trụy thai.

– Phương chọn lọc:

+ Trị hoàng đản, da vàng như trát vàng. Rễ ý dĩ sắc nước điều uống. (Cương mục).

+ Trị hoàng đản tiểu tiện không lợi: Rễ ý di 5 đồng cân – 2 lạng, rửa sạch giã nhừ vắt nước, thêm rượu nửa chén, ngày 2 lần uống. Hoặc lấy rễ 2 lạng – nhân trần 1 lạng, băng đường chút ít, châm chước thêm nước sắc uống, ngày uống 3 lần. (Mân Đông bản thảo)

+ Trị đái rắt ra máu: Rễ ý dĩ 2 đcân Bồ công anh 1 đcân Trư tung thảo 1 đcân. Dương liễu thảo lđ cân Sắc nước hoa chút rượu uống. (Điền Nam bản thảo)

+ Trị đái rắt, đái đục, băng huyết, khí hư: – Rễ ý dĩ 5 động cân – 1 lạng sắc nước uống. (Hồ Nam dược vật chí).

+ Trị giun đũa đau tim: Rễ ý dĩ 1 cân, cắt vụn, nước 7 thăng nấu lấy 3 thăng, uống (Mai sư tập nghiệm phương)

+ Trị viêm khớp đốt kiểu phong thấp: Rễ ý dĩ 1 – 2 lạng, sắc nước uống, ngày 2 lần, hoặc thay trà uống luôn.

+ Trị tỳ vị hư yếu, tiết ta, tiêu hóa không tốt: Rễ ý dĩ 1 – 2 lạng cùng cạ dày lợn 1 cái hầm uống.

+ Trị trẻ con viêm phổi phát nóng suyễn ho: Rễ ý dĩ 3 – 5 đồng cân, sắc uống hòa mật, ngày uống 3 lần.

(Từ phương 6 trở xuống, trích Mân Đông bản thảo).

+ Trị viêm thận eo lưng đau, tiểu tiện xít đau: Rễ ý dĩ, khả thảo căn, hải kim sa đằng sắc nước uống.

(Thành đô “Thường dùng thảo dược trị liệu thủ san)

+ Trị răng đau do phong: Rễ ý di 4 lạng, sắc nước ngậm, nguội lại thay. (Diên niên phương)

+ Trị quáng gà (dạ manh): Rễ ý dĩ và nước vo gạo nấu cùng gan gà ăn. (Hồ Nam dược vật chí)

– Lâm sàng báo cáo:

Dùng trừ đuôi giun đũa:

Đem rễ di cắt miếng phơi khô, lấy 5 cân thêm nước 10 cân nấu sôi 1/2 giờ lấy nước, bã thuốc thêm nước lại sắc, như vậy cùng sắc 3 lần, dịch thuốc hỗn hợp sắc đặc thành 2500ml (mỗi ml hàm chứa thuốc sống 1 gam).

Người lớn mỗi ngày 50ml chia 3 lần uống trước bữa ăn. Hoặc 1 lần uống hết. Quan sát 17 người, sau 1 tuần đại tiện phúc tra 6 người, 4 người trứng giun chuyển âm tính, sau khi uống thuốc chưa thấy phản ứng xấu, ngoài ra có dùng rễ ý dĩ nhân tươi 2 – 3 lạng sắc uống, hoặc kết hợp biện chứng thi trì, phối hợp thuốc khác. Chữa bệnh giun đũa đường mật 4 giường đều thu được hiệu quả, sau uống thuốc bèn ra giun đũa, bụng đau cũng được hoãn giải.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm