Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Thảo quả còn gọi: Đồ ho, tò ho, mác hẳn, may mác hẳn (Thái). Thảo quả (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Thảo quả nhân (Truyền tín thích dụng phương). Thảo quả tử( Tiểu nhi vệ sinh tổng vi luận phương).

– Tên khoa học: Amomum tsao – Ko crevost et Lem. (Amomum aromaticum Roxb amomum medium lour). Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) .

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Quả của cây. Lựa quả chưa chín, hái về phơi hoặc sấy lửa nhỏ cho khô. Quả khô sẽ ngả màu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường phủ 1 lớp phấn trắng. Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm.

Mô tả vị thuốc: Quả chín có màu đỏ nâu, đường kính 2 – 3cm, có vỏ quả ), ngoài dây 5mm, chia 3 ô. Mỗi ô có khoảng 7 hạt có áo hạt hình ép tháp, ép vào nhau. Rất thơm. Cây nhập trồng ở nước ta. nơi khí hậu b mát mẻ Lào Cai, Hà Giang và một số tỉnh Tây Bắc trên độ cao 1000 p) – 1500m. Hạt dùng làm gia vị và làm thuốc.

– Thu hái: Tháng 10 – 11 quả bắt đầu chín, biến thành sắc nâu hồng mà chưa nứt ra thì hái về phơi khô hoặc nhỏ lửa sấy khô.

– Bào chế:

Thảo quả nhân:

Luyện sạch tạp chất, đặt trong nồi nhỏ lửa sao đến khi vỏ ngoài vàng xém hơi nổ lấy ra để nguội. Xay bỏ vỏ qua sàng lấy nhân.

Khương thảo quả nhân: Lấy nhân thảo quả thêm nước gừng cùng chút ít nước sao đảo đều, lấy ra để nguội (100 cân nhân thảo quả dùng 10 cân gừng tươi lấy nước).

+ Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Dùng Cám hòa với nước sôi cho dẻo, bọc Thảo quả rồi nướng, bỏ xác và xơ trắng ở bên trong đi, bảo quản dùng dần.

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Dùng bột mì trộn với nước sôi cho dẻo, bọc Thảo quả, nướng chín, bỏ vỏ lấy nhân dùng.

Vị thuốc Thảo quả

Vị thuốc Thảo quả

2. Vị thuốc Thảo quả theo Đông y

– Tính vi: Cay, ấm, không độc. 

– Vào kinh: Tỳ vị.

– Công dụng chủ trị: Ráo thấp trừ hàn, trừ đờm triệt Sốt rét, tiêu ăn hóa tích, trị bệnh sốt rét, đờm ẩm bị đầy, vùng sản, bụng lạnh đau, phản vy, nôn mửa, tả lỵ, thức ăn tích.

+ Lý Hãn:

Âm tỳ vị, ngừng nôn mửa, trị tỳ hàn thấp, đờm lạnh; ích chân khí, tiêu các loại khí lạnh bành trướng hóa ngưỢC mẫu, tiêu thức ăn cách đêm, giải độc rượu, quả tích đọng. kiêm trừ chướng giải bệnh ôn.

+ Âm thiện chính yếu: Trị tâm bụng đau, ngừng nôn, bổ vị, hạ khí.

+ Bản kinh phùng nguyên: Trừ lạnh ráo thấp, mở uất, hóa tiêu thức ăn, lợi đờm trên cách mô, giải thức ăn miến, cá, thịt độc.

+ Bản thảo cầu nguyên: Trị thủy thũng, ra khí hư, Công giống thảo khấu.

* Cách dùng lượng dùng: Uống trong:

Sắc uống 0,8 – 1,5 đồng cân hoặc cho vào hoàn tán.

* Kiêng kỵ: Khí hư hoặc huyết thiếu không có tà thực hàn thấp thì không dùng.

+ Bản thảo kinh sơ:

Phàm sốt rét không do chướng khí, tâm đau vị quản đau mà không do hành thấp nhiệt ứ trệ, khí nắng lấn ở ngoài mà thành ra khí hư đỏ trắng, đi vội mót rặn cùng tiết tá đột ngột như rót, miệng khát, thấp nhiệt lấn tỳ gây thành chướng đầu, hoặc đái không lợi, hoặc thuộc khí nóng thấp nhiệt đều không nên dùng.

3. Phương chọn lọc

1) Trị bệnh sốt rét, trong vị đờm lạnh ngưng kết không dễ giải rà:

Thảo quả – Tri mẫu – Ô mai – Binh lang – Cam thảo – Xuyên sơn giáp. Sắc uống. (Từ ấu tân thư” Thảo quả ẩm)

2) Trị đơn ngược, mạch lại huyền sác, nhưng nóng không lạnh, hoặc nóng nhiều lạnh ít, cách mô đầy có thể ăn, miệng đắng lưỡi khô, tâm phiền khát nước, tiểu tiện vàng đỏ, đại phủ không lợi:

Thanh bì (bỏ cùi trắng); Hậu phác (chế gừng sao); Bạch truật; Thảo quả nhân; Sài hồ Phục linh; Bán hạ chế Hoàng cầm; Cam thảo. Lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân, nước 1 bát gừng 5 lát sắc còn 7/10 bát, bỏ bã, uống ấm không kể lúc nào. (“Tế sinh phương” Thanh từ thang)

3) Trị tỳ hàn sốt rét lạnh, mãi không khỏi: rét run cầm cập, nóng ít, mặt xanh không ăn, hoặc đại tiện lỏng sệt, tiếu tiện lại nhiều:

Thảo quả nhân, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ rốn lượng bằng nhau nghiên nhỏ, mỗi lần uống 1/2 lạng, gừng tươi 7 lít nước 2 bát sắc còn 1 bát, bỏ bã uống ấm không kể lúc nào. (“Tế sinh phương” Quả phụ thang)

4) Trị đau ù chướng đầu: Thảo quả nhân 2 quả sắc rượu uống. (Nhận trai trực chỉ phương)

5) Trị tràng vị lạnh nóng không hòa, đi lỵ đỏ trắng, cùng với phục nhiệt sinh tiết tả, tạng độc ta ra máu:

Thảo quả tử, cam thảo, địa du, chỉ sác (sao) lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, gừng 1 củ đập dập (nướng rồi đập) nước 2 bát sắc còn 7 phần bỏ bã uống, không kể lúc nào. (Truyền tín thích dụng phương” Thảo quả ẩm)

6) Trị ôn dịch mới bắt đầu, trước ghét lạnh mà sau phát nóng, ngày hôm sau chỉ nóng mà không ghét lạnh, bắt đầu 2 – 3 ngày, mạch không phù không trầm mà sác, ngày đêm phát nóng, về chiều càng nặng, đầu mình nhức đau: Binh lang 2 đ.cân; Hậu phác 1đ.cân; Thảo quả nhân 5 phân; Tri mẫu 1 đ.cân; Thược dược 1 đ.cân; Cam thảo 5 phân; Nước 1 bát ô tô sắc còn 1/2 bát sau trưa uống ấm. (Ôn dịch luận” Đạt nguyên âm) 

4. Các nhà bàn luận

+ Cương mục: Thảo quả cùng tri mẫu cùng dùng trị chướng ngược nóng lạnh, dùng 1 âm 1 dương không có cái hại thiên thắng, bởi thảo quả trị cái lạnh độc thắng ở thái âm, mà trị mẫu trị cái hóa độc thắng ở dương minh vật.

+ Bản Thảo Cầu Chân: Thảo quả và Đậu khấu, nhiều sách đều ghi là khí vị tương đồng, có tác dụng chỉ khát; ôn vị; khứ hàn. Thuốc có khí vị phù tán, do đó bị chứng chướng ngược, dùng thuốc đều có hiệu quả.

+ Bản Thảo Chính Nghĩa: Thảo quả vị cay, tính ôn táo, thiên về trừ hàn thấp mà ôn táo trung cung. Cho nên Thảo quả là vị thuốc chủ yếu để trừ hàn thấp ở tỳ vị. Ở vùng rừng núi, khí độc sương mù đều là loại âm thấp tà, dễ làm tổn thương chính khí. Muốn trừ khí độc phải dùng loại ôn táo, phương hương để thắng âm thấp trọc.

+ Đông Dược Học Thiết Yếu 

Thảo Quả và Thảo đậu khấu có điểm khác nhau: Ngày nay, tỉnh Phúc Kiến trồng Đậu khấu to như quả nhãn, nhưng hơi dài, vỏ vàng nhạt, mỏng mà những cạnh nhô lên, nhân ở trong giống như hạt Sa nhân, có mùi cay thơm, gọi là Thảo đậu khấu. Tỉnh Vân Nam trồng Thảo quả, to như trái Kha tử, vỏ đen dày, các đường gân liền nhau, nhân bên trong thô, mùi cay hắc bốc lên giống mùi con Ban miêu.

Thảo quả chủ yếu trị về hàn thấp khí uất, sốt rét do chướng khí, dịch khí. Thảo đậu khấu chủ yếu trị về vị suy, nôn mửa, ngực đầy, bụng đau hoặc đầy.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm