Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Đại cương thuốc Trừ hàn

by BBT Yhctvn

Thuốc trừ hàn là những thuốc tính ấm và nóng đê chữa các chứng bệnh gây chứng lý hàn trong có thể do phần dương khí bị giảm sút.

1. Định nghĩa thuốc Trừ hàn

Thuốc trừ hàn là những thuốc tính ấm và nóng đê chữa các chứng bệnh gây chứng lý hàn trong có thể do phần dương khí bị giảm sút.

Phần dương khí trong cơ thể giảm sút gây các chứng bệnh sau đây:

– Trung khí hay tỳ vị bị lạnh gây các chứng rối loạn tiêu hoá: Đầy bụng chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng…

– Do mất nước, mất máu, mất mồ hôi nhiều gây chứng thoát dương hay vong dương (choáng, trụy mạch).

– Cần phân biệt với các chứng bệnh do ngoại hàn xâm nhập ở biểu, kết hợp với phong thành phong hàn, khi chưỡng dùng thuốc giải biểu tán hàn đã nêu ở chương thuốc giải biểu.

2. Tác dụng chung

– Chữa các cơn đau bụng do lạnh: đau dạ dày, viêm đại trường co thắt do lạnh; rối loạn tiêu hoá; đầy bụng, chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy. Các chứng trên do tỳ vị bị hư hàn

– Chữa choáng và trụy mạch do mất nước, mất máu, mồ hôi, điện giải gọi là chứng thoát dương hay vong dương.

3. Phân loại thuốc trừ hàn

Căn cứ vào định nghĩa và tác dụng, thuốc trừ hàn được chia làm 2 loại:

  Ôn lý trừ hàn: Chữa chứng tỳ vị hư hàn.

Hàn sinh ra bên trong cơ thể, sự thăng giáng của tỳ vị bị thất thường, cống năng vạn hoá bị giảm sút gây chứng tỳ vị hư hàn: Đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy, bụng đau. sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, chân tay lạnh.

Các vị thuốc này làm khí cơ thống xướng, tán hàn; kèm thêm tác dụng kích thích tiêu hoá. 

 Hồi dương cứu nghịch: Chữa chứng thoát dương, trụy mạch.

Do mất nước, mất mồ hôi, mất máu nhiều có hiện tượng thoát dương hay vong dương choáng, trụy mạch (sắc mặt xanh nhợt, tay chân lạnh, mạch nhỏ yếu) phải dùng thuốc hồi dương cứu nghịch như Phụ tử, Nhục quế.

Ngoài tác dụng hồi dương cứu nghịch, các vị thuốc trên còn tác dụng chữa cơn đau nội tạng và nôn mửa do lạnh.

Không được dùng thuốc này chữa nhầm chứng trụy mạch do nhiễm trùng; những người âm hư tân dịch hao tổn.

4. Cấm kị chung

Do tính chất nóng của thuốc nên không được dùng trong các trường hợp sau:

      Chứng trụy tim mạch do nhiễm trùng, nhiễm độc (chứng chân nhiệt giả hàn).

      Chứng âm hư nội nhiệt.

      Những người thiếu máu, ốm lâu ngày, tân dịch bị giảm sút.

5. Các vị thuốc Trừ hàn

Thảo quả
Xuyên tiêu
Can khương Nhục quế
Ngải cứu Phụ tử
Ngô thù du

Nguồn: Giáo trình yhct

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm