Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Nhục quế còn gọi là: Mẫu quế (Bản kinh). Tử quế (Dược tính luận). Đại quế (Đường bản thảo). Lạt quế (Nhân trai trực chỉ phương). Quế bì (Bản trao thuật). Ngọc quế (Bản thảo cầu nguyên).

Ở Nước ta gọi: Quế Trung Quốc, quế đơn, quế bì là một loại (Cinnamomum cassia BI). Cây quế rừng, cây hậu phác là một bại (Cinnamomum iners reinw).

Cây quế thanh (Cinnamomumloureirii nees). Cây quế Sài Gòn (Cinnamom 11m tamala nees et eberm). Cây quế quan (Cinnamomum zeylanicum nees) vv… Ở đây chỉ mô tả một loại quế có tên khoa học dưới đây, thuộc họ Long não (Lauraceae).

Nhục quế: Cinnamomum cassia presl. Còn gọi là: Quế mộc (Sơn hải kinh), một quế (Nhĩ nhã), quế thụ, khang quế.

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái, chế biến

– Bộ phận dùng: Nhục quế là vỏ thân hoặc cành to của cây quế.

– Thu hái: vào tháng 4-5 và tháng 9-10. Do thời gian này cây Quế nhiều nhựa, bóc dễ, không bỏ sót lòng. 

Cách thu hái: chọn những cây quế hơn 5 năm tuổi để tách lấy vỏ thân. Trước khi bóc vỏ, lấy lạt buộc chặt quanh thân,, cách nhau khoảng 40-50 cm. Dùng dao nhọn sắc cắt đứt cắt dọc theo chiều dài đoạn. Sau đó sử dụng que nứa mỏng chèn vào khe để tách vỏ quế ra. Mỗi lần thu hái Quế nhục chỉ nên lấy một nửa để nửa bên còn lại tái sinh.

– Bào chế: Luyện bỏ tạp chất, cạo bỏ vỏ thô, lúc dùng đập vỡ hoặc cạo bỏ vỏ thô dùng nước ấm ngâm mềm, cắt miếng phơi khô.

2. Tác dụng dược lý của Ngục quế

1) Tác dụng đối với hệ thống trung khu thần kinh:

Trong nhục quế hàm chứa cinnamic aldehyde đối với chuột con có tác dụng trấn tĩnh rõ rệt, biểu hiện là hoạt động tự phát giảm ít, đối kháng với Methamphetamine sản sinh ra hoạt động quá nhiều, thí nghiệm chuyển bổng sản sinh ra vận động mất điều hòa, cùng với kéo dài thời gian gây mê của hexobarbital sodium (hoàn dĩ ba tỉ thổ nạp) v.v… Ứng dụng kích thích huyết áp đuôi chuột con, hoặc tiêm vào xoang bụng acetic axit, quan sát theo phương pháp quan chuyến cơ thể chứng minh rằng vị này có tác dụng trấn đau. Đối với chuột con thể ôn bình thường thử dùng mầm dịch hỗn hợp thương hàn phó thương hàn làm phát sốt nhân công cho chuột thì đều thấy có được tác dụng giáng thấp ôn độ.

Làm phép ôn châm dẫn đến phát nóng cho thỏ nhà, quế bì thuyên (Cinnamic aldehyde) và nhục quế thuyên nạp (Cinnamic natrium axit) đều có tác dụng giải nhiệt. Có thể kéo dài làm chậm thời gian tử vong cùng kinh quyết cứng thắng của strychnin (thổ địch ninh) có thể giảm bớt nguyên nhân phát sinh ra tử vong và kinh quyết cứng đơ.

2) Tác dụng giáng áp:

Phụ tử, nhục quế phục phương đối với chuột lớn cao huyết áp do chất vỏ thân thượng tuyến (mô hình tổn thương 1 bên thân thượng tuyến) có tác dụng giáng áp; đối với chuột to cao huyết áp kiểu thân, (mô hình hình thành tạng thận kết văn số 8 thì không tác dụng. Tác dụng này có khả năng là phụ tử. nhục quế xúc tiến giáng thấp hoạt động của thân thượng tuyến, khiến về xu hướng bình thường sinh ra.

3) Tác dụng dự phòng bệnh huyết hấp trùng:

Cho chuột Con mỗi ngày uống thuốc ngâm(chưa nói rõ loại vật phẩm và số lượng tỉ lệ ngâm) 2ml/10g thể trọng (10,8/180ml) cộng uống 15 ngày, uống thuốc đến ngày thứ 3 thì cảm nhiễm huyết hấp trùng, thấy không tác dụng dự phòng, nếu như cùng hùng hoàng, binh lang cùng a ngày dùng thì có hiệu quả nhất định. . .

4) Tác dụng khác:

Dầu vỏ quế có tác dụng sát khuẩn rất mạnh, đối với khuẩn nhiễm sắc dương tính thì tốt hơn âm tính. Nhân và có tính kích thích nên rất ít dùng làm được vật kháng khuẩn, nhưng đắp ngoài có thể chữa được đau dạ dày, vị tràng khí chướng gây đau v.v….

Uống bên trong có thể làm thuốc khu phong và thuốc mạnh dạ dày, cũng có tác dụng giết fun-gus rõ rệt. Từng ứng dầu quế 1,5% cùng 0,5% thy-mol (xạ hương thảo phân) làm một hỗn hợp chữa đầu ngứa (tiên), Cinnamic aldehyde (quế bì thuyên) cùng nhục quế toan nạp (cinnamic natrium axit) có thể dẫn đến giãn nở ống máu màng chân ếch, cùng tăng thêm bạch tế bào white blood cell) của thỏ nhà.

5) Độc tính 

Lượng nhỏ Cinnamic aldehyde quế bì thuyên) dẫn đến ức chế vận động chuột con, mắt mặt rủ xuống. 

Lượng lớn thì dẫn đến co quắp mạnh dữ vận động mất điều, dãn nở ống máu tại, hô hấp ngắn gấp, phản xạ tan mất và tử vong. Bề ngoài biểu hiện trấn tĩnh, nhưng đối với thanh âm cùng xúc giác kích thích cảm ứng vẫn mẫn cảm. Đối Với chuột con nửa số dẫn đến lượng chết (mg/kg), tiêm tĩnh mạch là 132, tiêm xoang bụng là 610, miệng uống là 2225. Dầu vỏ quế 6 – 18 gam có thể dẫn đến chó tử Vong, sau khi chết kiểm tra thấy niêm mạc đường vụ tràng phát viêm cùng hiện tượng ăn mòn thối rữa.

vị thuốc nhục quế

Vị thuốc nhục quế

3. Vị thuốc Nhục quế theo Đông y

– Tính vị: Cay ngọt, nóng.

+ Bản kinh: Vi cay, ấm

+ Biệt lục: Vị ngọt cay, rất nóng, có độc nhỏ.

+ Dược tính luận: Vị đắng cay, không độc.

+ Y học khái nguyên: Khí nóng, vị rất cao.

– Về kinh: Vào kinh thận, tỳ, bàng quang.

+ Chân châu nang: Kinh bàng quang, thận.

+ Lôi Công bào chế dược tính giải:

– Quy kinh: Vào 4 kinh tâm, tỳ, phế, thận.

+ Bản thảo kinh sơ: Vào phần huyết kinh thủ túc thiếu âm, quyết âm.

– Công dụng chủ trị:

Bổ nguyên dương, ấm tỳ vọ, trừ tích lạnh, thông huyết mạch. Trị mệnh môn hóa suy, chị lạnh mạch nhỏ, mất dương hư thoát, bụng đau tiết tả, hàn sán, bôn đồn, eo lưng đầu gối lạnh đau, kinh bế trưng hà, âm thư, lưu trú, cùng hư dương nối vượt ra, trên nông dưới lạnh.

+ Bản kinh:. Chủ ho ngược khí xốc lên, khí kết hầu tắc, nôn hít vào, lợi khớp đốt, bổ trung ích khí.

+ Biệt lục:

Chủ tâm đau, phong sườn, đau sườn, ấm gân thông mạch, ngừng phiền, ra mồ hôi chủ ấm trung tiêu, lợi khí can phế, tâm bụng lúc nóng lúc lạnh, bệnh lạnh, hoắc loạn chuyển gân, đau đầu, eo lưng đau, ngừng nhổ, ho hắng, mũi nói giọng khìn khịt, có thể truy thai, bền khớp đốt, thông huyết mạch, trị sơ đi những không đủ, nên dẫn trăm thuốc, không sợ gì.

+ Dược tính luận:

Chủ trị 9 loại tâm đau, giết 3 loại trùng, chủ phá huyết, thông lợi kinh nguyệt bế, trị chân mềm, tắc, bất nhân, bào không ra, trừ ho ngược, khí kết, ủng tắc, ngừng khí lạnh trong bụng, đau không thể chịu, chủ đi lỵ, polip mũi, giết độc thảo mộc.

+ Nhật Hoa tử bản thảo:

Trị các loại phong khí, bổ 5 chứng lao 7 chứng tổn thương, thông 9 khiếu, lợi khớp đốt, ích tinh sáng mắt, ấm eo lưng đầu gối, phá huyền tích trưng hà, tiêu máu ứ, trị phong tú xương khớp Cú rút, nối gân xương, sinh cơ nhục.

+ Chân châu nang: Trừ tà phong ở trong vệ, mùa thu mùa đông vùng hạ bộ bụng đau.

+ Y học khái nguyên: Bổ hạ tiêu không đủ, trị trầm hàn cố lãnh cùng phần biểu hư tự ra mồ hôi. Chủ trị yếu quyết: thẩm cái tiết ra, ngừng khát.

+ Dụng dược tâm pháp: Tan tà lạnh, trị bôn đồn.

+ Vương Hiếu Cổ: Bổ mệnh môn không đủ, tiêu âm ế.

+ Cương mục:

Trị hàn tỳ, câm do phong, âm thịnh mất máu, tả lỵ, kinh giản, trị dương hư mất máu, bên trong thúc mụn nhọt đậu sương, Có thể dẫn huyết, hóa gan hóa mủ, giải độc rắn cắn. .

+ Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục

Nhục quế: Cinnamomum cassia presl. Tên trung dược: Nhục quế. Tính vị:

Ngọt, cay, rất nóng (vỏ cây) khí thơm.

Ngọt, cay, ấm (quế chi)

Công hiệu: Vỏ cây:

Ôn trung bổ thận, tan lạnh ngừng đau, trị eo lưng đầu gối lạnh đau, tiêu hóa không tốt, bụng đau nôn tả, bị lạnh kinh bế..

Quế chi: Ra mồ hôi giải cơ, ấm kinh thông mạch, trị ngoại cảm phong hàn, trị vai lưng cánh tay khớp chi nhức đau.

Quả quế: Mạnh tim, lợi tiểu, ngừng nỗ hôi.

Dầu quế: Trị trúng độc của đoạn trường thảo..

* Cách dùng lượng dùng:

+ Uống trong: Sắc nước 3g-6g/ngày, hoặc dùng làm hoàn tán.

+ Dùng ngoài: Nghiền nhỏ đắp hoặc ngâm rượu xoa bóp, đồ xát. 

* Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng kiêng uống, đàn bà có thai thận trọng khi dùng.

+ Biệt lục:

Được nhân sâm, cam thảo, mạch môn đông, đại hoàng, hoàng cầm ấm trung tiêu ích khí; được sài hồ, tử thạch anh, can địa hoàng chữa nôn ngược.

+ Dược đối: – Ky thạch chi.

+ Bản thảo kinh sơ:

Băng huyết, đái rắt ra máu, đái máu, âm hư nôn máu khạc máu, mũi ra máu răng ra máu, mồ hôi ra máu, tiểu tiện nhân nhiệt mà không lợi, đại tiện nhân nhiệt mà táo kết, phế nhiệt ho hắng, sau đẻ ra máu quá nhiều, cùng sau đẻ huyết hư phát sốt, sau đẻ non huyết hư lúc nóng lúc lạnh, âm hưngũ tâm phiền nóng, tựa trúng phong miệng mắt méo lệch mất tiếng không nói, nói năng ngọng nghịu, chân tay thiên khô, trúng nắng mờ mịt xây sẩm, trúng nhiệt bụng đau, đàn bà âm hư bụng dưới đau, các loại bệnh ôn bệnh nhiệt đau đầu phiền khát, chứng dương phát ban phát cuồng, trẻ con bị chứng “sa” bụng đau đi tả, lên đậu lở loét máu nóng khô ráo hãm đen, đàn bà máu nóng kinh hành trước kỳ, trai gái âm hư trong nóng ngoài lạnh, trúng nắng tả ly đột ngột rót như lửa nóng, các loại sa trễ xuống toàn máu, do vì kinh tâm có phục nhiệt, tràng phong đại tiện ra máu, tạng độc ỉa ra máu, dương quyết tựa âm, mộng do tinh hoạt, hư dương cất lên luôn, – thoát âm mắt mờ hơn 30 chứng, theo phép đều nên kiêng.

+ Bản thảo thông huyền: Kỵ có hỏa thấy lửa.

+ Đắc phối bản thảo: Ho đờm họng đau, huyết hư táo trong, đàn bà có mang, sau đẻ máu nóng, 4 thứ đó cấm dùng.

4. Phương chọn lọc vị thuốc Nhục quế

1) Trị thận khí hư lạnh, hạ nguyên lạnh, đêm đi đái nhiều. Chân, đầu gối chậm yếu, chân tay mình mảy mỏi mệt, sắc mặt sạm đen không thiết uống ăn, cước khí xung lên, bụng dưới bất nhân; hư lao không đủ, khát muốn uống nước, eo lưng nặng nhức đau, bụng dưới câu cấp, tiểu tiện không lợi, con trai tiêu khát, tiểu tiện ngược lại nhiều; đàn bà chuyển dạ đẻ, tiểu tiện không thông mọi chứng:

Mẫu đơn bì 3 lạng; Bạch phục linh 3 lạng; Trạch tả 3 lạng; Thục can địa hoàng 8 lạng; Sơn thù 4 lạng; Sơn dược 4 lạng; Phụ tử (nướng bỏ vỏ rốn) 2 lạng ;Nhục quế 2 lạng

Cùng nghiền nhỏ luyện mật làm viên như hạt ngô mỗi lần uống 15 viên – 25 viên, rượu ấm điều uống trước bữa ăn lúc đói, ngày 2 lần. (“Cục phương” Bát vị hoàn, tức Kim quỹ thận khí hoàn)

2) Trị nguyên dương không đủ, mệnh môn hóa suy, tỳ vị hư lạnh, ăn uống kém, hoặc nôn dữ bành. chướng, hoặc phiên về cách, hoặc sợ lạnh rốn bụng đau v.v… dùng hữu qui hoàn:

Thục địa to 8 lạng; Hoài sơn (sao) 4 lạng; Sơn thù (sao qua) 3 lạng; Câu kỷ (sao qua) 4 lạng; Lộc giác giao (sao thành châu) 4 lang; Thỏ ty tử (chế) 4 lạng Đỗ trọng (sao nước gừng) 4 lạng Nhục quế 2 – 4 lạng; Chế phụ tử 2 lạng (dần có thể tăng đến 5 – 6 lạng); Đương qui 3 lạng

Đem thục địa nấu thành cao, các loại tán nhỏ, trộn làm viên to như quả táo ta, mỗi lần nhá 2 – 3 quả, nước sôi điều thuốc. (Cảnh nhạc toàn thư. Hữu qui hoàn)

3) Trị đi nắng bị nhiệt phục, đòi uống quá nhiều tù Vụ bị tổn thương, Cơm nước không phân trong đục lẫn lộn, âm dương khí nghịch, hoắc loạn nôn mửa, tạng phủ không điều:

Cam thảo 30 cân; Can khương (sao) 4 cân; Nhục quế 4 cân; Hạnh nhân (bỏ vỏ đầu nhọn) 4,4 cân

Trước đem cam thảo dùng cát trắng sao đến chín vàng 8/10, sau cho can khương vào cùng sao, khiến gừng nứt, sau cho hạnh nhân lại cùng sao, đợi hạnh nhân không nó thành tiếng làm mức dùng sàng sàng sạch, sau cho quế vào giã như bột, mỗi lần uống 2 động cân, sắc còn 7/10 bỏ bã uống ấm. Nếu phiền táo, nước giếng điều uống. không kể lúc nào, lấy nước sôi điều uống cũng được.

(Cục phương “Đại thuận tán”). Xét can khương hạnh nhân cách, chế, lượng thuốc vốn thiếu. Đây căn cứ Phổ tế phương dẫn Tam nghi thang bổ xung.

4) Trị khí lạnh công bụng đau, nên nhiều không muốn ăn uống:

Quế tâm 1 lạng; Cao lương thương 1 lạng; Đương qui 1 lạng; Thảo đậu khấu (bỏ vỏ) 1,5 lạng; Hậu phác 2 lạng (bỏ vỏ thô, đồ nước gừng sao đến thơm); Nhân sâm 1 lạng.

Tất cả tán nhỏ, mỗi lần uống 3 còn 6/10 bỏ bã uống nóng không kể lúc nào.

(Thánh huệ phương – Quế tâm tán)

 5) Trị rét lâu tích lạnh, tâm bụng ngầm đau sườn chướng đầu, tiết tả ruột reo, tự lợi tự ra mồ hôi, Cơm gạo không hóa:

Tất bát 4 cân; Nhục quế 4 cân; Can khương (nướng) 6 cân; Cao lương khương 6 cân

Cùng nghiền nhỏ nước nấu bột miến hồ viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, trước bữa ăn nước Cơm điều uống. (Cục phương đại dĩ hàn hoàn)

6) Trị 9 loại tâm đau, trở ngại buồn bực:

Quế tâm 1/2 lạng, nghiền nhỏ, lấy rượu 1 chén, sắc còn nửa chén, bỏ bã uống nóng. (Thánh huệ phương) 

7) Trị ỉa ra nước lâu không ngừng:

Quế (bỏ vỏ thô) 1 lạng; Phủ tử (bỏ vỏ rốn) chế 1 lạng; Xích thạch chi 1 lạng; Can khương (nướng) 1 lạng

Bốn vị trên cùng nghiền nhỏ, luyện mật viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, lúc đói trước bữa ăn nước cơm điều uống, ngày 3 lần. (“Thánh Lễ tổng lục” Quế phụ hoàn)

8) Trị hàn sán khí, mắc đi mắc lại xung tâm bụng đau:

Quế tâm 4 lạng; Sinh khương 3 lạng ;Ngô thù du 2 lạng

Ba vị trên cắt vụn ra lấy rượu 1 thăng to sắc còn 3 hợp, bỏ bã chia 3 lần uống ấm, như người mỏi vì đi 6, 7 dặm đường, một lần uống, kỵ hành sống. (“Riêu tăng đán tập nghiệm phương” Quế tâm thang).

9) Trị bôn đồn sán mà công lên vùng bụng:

Nhục quế 5 đ.cân; Can khương 5 đ.cân; Tiểu hồi 5 đ.cân; Mẫu đan bì 2 đ.cân; Binh lang 2 đ.cân; Mộc hương 2 đ.cân; Cam thảo 5 phân. Sắc uống. (Phương mạch chính tông)

10) Trị thực hàn eo lưng đau, 6 mạch huyền khẩn, miệng lưỡi xanh, âm nang co mình rét run: Nhục quế 3 đ.cân; Phụ tử 3 – 4 đ.cân (kíp thì dùng phụ tử sống). Đỗ trọng 2 đ.cân Sắc uống nóng. (“Hội ước y kính” Quế phụ đỗ trong thang)

11) Trị sau đẻ trong bụng kết cục (hà) đau:

Bột quế, rượu ấm uống 1 – 2 gam, ngày 3 lần. (Trừu hậu phương)

12) Trị hàn sót lại sau khi đẻ, đi lỵ ỉa ra máu mủ đỏ trắng, ngày vài chục lượt, bụng đau luôn luôn đi ra máu:

Quế tâm 2 lạng; Cam thảo 2 lạng; Mật trắng 1 thăng; Can khương 2 lạng; Đương quy 3 lạng; Xích thạch chi 10 lạng; Phụ tử (nướng, bỏ vỏ rốn) 1 lạng 

Bảy vị trên lấy nước 6 thăng, nấu lấy 3 tháng, cho mật vào lại đun sôi, chia 3 lần uống. (“Thiên kim dực phương” Quế tâm thang) . 

13) Trị trẻ con đi lỵ đỏ trắng, bụng đau không thể ăn:

Quế tâm, Hoàng liên. Lượng bằng nhau, cùng nghiền nhỏ, hoàn viên bằng hạt đậu nhỏ, nước gạo điều uống. (Phổ tế phương” Quế liên hoàn)

14) Trị trẻ con trong khi ngủ đái dầm, không tự biết được:

Quan quế (nghiền nhỏ) – Gan gà trống 1 bộ. Lượng bằng nhau, giã nhừ viên như hạt đậu xanh, nước ấm điều uống, ngày 3 lần. (‘Vạn bệnh hồi xuân” Quế can hoàn).

15) Trị hạc tất phong, thiếp cốt thư, cùng các loại âm thư:

Thục địa 1 lạng; Nhục quế (bỏ vỏ thô nghiền bột) 1 đ.cân; Ma hoàng 5 phân; Bạch giới tử 2 đ.cân; Lộc giác giao 3 đ.cân; Sinh cam thảo 1 đ.cân; Khương thán 5 phân Sắc uống. (Ngoại khoa toàn sinh tập” Dương hòa thang)

16) Trị đánh đập vỡ bị thương trong bụng có máu ứ:

Quế tâm 2 lạng; Đương qui 2 lạng; Bồ hoàng 1 thăng. Cùng nghiền nhỏ. Lấy rượu điều uống 1 thìa cà phê, ngày 3 lần, đêm 1 lần uống. (Thiên kim phương)

17) Trị ngứa sần như da trâu, gọi ngưu bì tiên”.

Quan quế, lương khương, tế tân đều 5 phân, ban mẫu 10 con (nghiền nát) rượu trắng 3 lạng ngâm dấm 7 ngày, mỗi ngày khuấy 1 lần, ngâm ra thành phần hữu hiệu, lọc lấy nước trong, để hoãn hòa rượu trắng kích thích cục bộ, thêm vào dầu glycerin 30ml. Trước đem chỗ đau dùng nước ấm rửa sạch, lại dùng thuốc đô xát, xoa bôi, mỗi ngày hoặc cách ngày 1 lần, không nên uống rượu và ăn thực phẩm có tính kích thích. (‘Trung được thông báo”1 19, 1957)

18) Trị hư hàn, hầu đau do âm hỏa, hầu tý do hư hàn:

Nhục quế, can khương, cam thảo đều 5 phân, đều nghiên cực nhỏ, hòa nước khuấy đều từ từ nuốt uống. Nhưng trước nên lấy lông gan ngỗng đã luộc khử trùng thấm dầu trầu quét vào hầu họng cho con đờm ra, đờm ra uống càng hiệu. (Ngoại khoa toàn sinh tập” Quế khương thang) –

5. Lâm sàng báo cáo

1) Chữa hen suyễn chi khí quản:

Lấy bột nhục quế 1g thêm vào cồn 100% 10ml đặt tên lặng trong 10 giờ lấy dịch trong 0,15 – 0, ml, thêm vào novocaine 2% đến 2ml đảo đều, tiêm vào huyệt phế Cu 2 bên, mỗi huyệt 1ml chứa 21 giường, trừ 1 giường vô hiệu, 1 giường chứng trạng giảm nhẹ ra, còn lại đều thu được hiệu quả khống chế hen suyễn dấy cơn. Trong đó có 1 giường chỉ tiêu 1 2 lần là hen suyễn không dấy cơn, sau 1 tháng khỏi 5 giường bệnh đều chưa tái phát.

Đối với người viêm khí quản hợp viêm mà có ho hắng khạc đờm, từng cho 1 số thuốc trừ đờm như: Cát cánh, xuyên bối, tử uyển, bách bộ, rễ bạch tiền. Trong quá trình chữa trị chưa thấy có phản ứng nghiêm trọng, nói chung sau khi tiêm chỉ cảm thấy chỗ huyệt phế du cùng quách ngực có cảm giác như hun nóng, hoặc vùng hầu phát khô, đôi khi có người kêu thở hít có mùi nhục quế hoặc có đau nhức nhẹ hướng vùng lưng phóng tan ra, cá biệt tiêm từng vùng có kết cục nổi lên lớn nhỏ như trứng chim sẻ, ấn thì đau nhẹ, nói chung qua trên dưới 1 tuần thì tiêu tan. Vì thận trọng nên nói chung hen suyễn hợp kiêm, thời kỳ tiến triển lao phổi, hoặc người cơ năng tạng tim không toàn vẹn, hoặc suy nhược cao độ đều kỳ dùng.

2) Phản ứng độc tính:

Nhục quế là thuốc cay nóng, Bản thảo có ghi có độc nhỏ, lượng dùng không nên quá lớn. Từng có báo cáo: Uống bột nhục quế 1,2 lạng, sau đó phát sinh đầu quay cuồng, mắt hoa, mắt chướng, mắt xít, ho hắng, đái ít khô khát, mạch sắc đại (to) mọi phản ứng độc tính, qua uống thuốc lạnh mát 1 – 2 tuần mới dần dần tiêu trừ.

6. Các nhà luận bàn

1) Chu Chấn Hanh:

Quế tâm cho vào 2 – 3 phân ở trong thuốc bổ âm thì có thể đưa thuốc huyết bị ngưng trệ mà bổ thận, do vị cay thuộc phế mà có thể sinh thủy hành huyết, chữa vùng ngoài thận sưng đau cũng nghiệm.

2) Dược tính loại minh:

Quế, đạo dẫn khí dương, điều hòa khí vinh vệ, chỉ là cay nóng giúp khí đi lên đường dương. Huyết là doanh khí là vệ, doanh vệ không cùng hợp một cách hài hòa, quế có thể đạo dẫn khí dương tuyên thông huyết mạch, khiến khí huyết cùng đi. “Cục phương” thang thập toàn đại bổ dùng “Tứ quân tử” cùng hoàng kỳ bổ khí, “thang tứ vật” bổ huyết trong thêm quế để điều hòa khí doanh vệ khiến tứ quân tử, tứ vật đều được hoàn thành cái Công bổ của từng vị vậy.

3) Cương mục:

Nhục quế đi xuống, ích cái gốc của hỏa, đó là ông Đông Viên bảo thận ghét táo kíp ăn cay để nhuận đi. Mở tấu lý dẫn đến tâm dịch, thông cái khí vậy.

Thánh huệ phương nói: Quế tâm vào tâm, dẫn huyết hóa gan hóa mủ; bởi vì thiếu âm quân hỏa, quyết âm tướng hỏa, cùng mệnh môn cùng khí vậy. Biệt lục nói: Quế thông huyết mạch vậy. Tăng Thế Vinh nói: Trẻ con kinh phong cùng tiết tả đều nên dùng ngũ linh tán để tả bính hỏa, thẩm thấp thổ,

trong có quế có thể ức can phong mà giúp tỳ thổ. Lại y dư lục nói: Có người mắc bệnh mắt đỏ sưng đau tờ hư không thể uống ăn, mạch can thịnh mạch tỳ vếu, dùng thuốc mát trị can thì tỳ càng hư, dùng thuốc nóng trị tỳ thì can càng thịnh, chỉ trong thuốc ấm bình gia thêm nhục quế, bớt mạnh gan mà ích tỳ, cho nên một trị mà được hai vậy. Chuyện rằng: mộc được quế mà khô, ấy vậy. Đó đều cùng Biệt lục nói: Quế lợi khí can và phế, mẫu quế trị sườn đau sườn phong, nghĩa cùng phù hợp. Người ta không biết này nêu ra. Lại nữa quế tính cay tan, có thể thông tử cung mà phá huyết cho nên Biệt lục nói trụy thai. Long An Thời bèn nói rằng sao qua thì không tổn thai vậy. Lại định hương quan quế trị lên đậu bị áp không mọc tốt, nó có thể ấm thúc ra hóa mů.

4) Bản thảo cầu chân:

Nhục quế, khí vị ngọt cay, sắc tía đỏ, có khả năng cổ vũ huyết khí, tính thể thuần dương, có cái sức chiêu đạo dẫn dụ. Người xưa nói vị này khí nhẹ bốc đã có thể bổ mạnh mệnh môn, lại có thể suốt lên trên dẫn ra ngoài biểu, để thông doanh vệ không phải như phụ tử khí vị tuy cay lại kiêm hơi đắng, tự trên dẫn xuống, chỉ bền chặt chân dương, mà không có tác dụng kiêm vào hậu thiên vậy. Cho nên phàm bệnh mắc hàn ngược lên, đã nên làm ấm trung tiêu, cùng nhân khí huyết bất hòa muốn cổ vũ thì bất tất phải dùng phụ tử, chỉ cần bổ mạnh huyết khí ở trong, thêm dùng nhục quế làm tá sứ, như loại thập toàn đại bổ, nhân sâm dưỡng sinh, dùng như vậy tức là ý này.

Nguồn: L/y Hy Lãn
Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm