Vị thuốc Chu sa tên gọi khác là đơn sa (đan sa). Tên khoa học: Đỗ Tất Lợi xác định: Cinnabaris. Trung Quốc dược học đại từ điển gọi là: Hydrargyri Sulphidum Rubrum (La Tinh).. Cinabarite (Anh). Zinrobar (Đức).
Mục Lục
1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế
Chu sa và thần sa đều là loại khoáng vật, thành phần chủ yếu là sunfua thuỷ ngân và một số” tạp chất khác. Chu sa ở dạng bột mịn. Thần sa ở dạng cát óng ánh. Theo một số “cống trình nghiên cứu, thì tác dụng an thần của Thần sa chu sa do chất selenua Thủy ngân.
– Thành phần hóa học
Trong chu sa có tới 86% thủy ngân, lưu hoàng 14%, trên phương diện hóa học gọi là HgS tức lưu hóa thủy ngân. Trong phẩm chất thiên nhiên phần nhiều kiêm có đất. Khi cho vào ống nghiệm đun nóng sẽ cho HgS đen, cuối cùng SO, bốc lên và thủy ngân bám vào thành ống.
HgS + O, → SO, + Hg.
Cho đến 1963 chưa rõ hoạt chất chu sa là gì, sau đó Đàm Trang Báo trường đại học được khoa Hà Nội mới xác định được selennua thủy ngân có tác dụng của thần sa, Tỉ lệ selennua thủy ngân trong thần Sa có chừng 3,5 – 4,5%. Trong chu sa thì selennua tỉ lệ rất thấp, chỉ có vết.
– Cách bào chế
Mài thần sa hay chu sa trong đá hay bát sứ thêm ít nước mưa hay nước cất dùng đá nam châm hút hết mùn sắt, rồi thêm nước khuấy cho đều, khi nước có màng ở trên bẩn thì gạt bỏ đi, lại thêm nước mưa vào khuấy đều, lại gạt bỏ bản đi, khi đã trong nước thì thôi, đó là thủy phi. Cặn còn lại trong chậu che kín (lấy giấy bản bịt miệng) rồi đem ra phơi nắng cho tới khi khô thì lấy dùng. Hiện nay trên thị trường có bán chu sa nhân tạo có tác dụng là muối selenua, nhân dân cho không bằng chu sa thiên nhiên.
– Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh ánh nắng và nhiệt cao
2. Tác dụng dược lý của Chu sa
Năm 1964 Bộ môn dược lý trường đại học y khoa Hà Nội đã kết luận như sau:
1- Các muối selenua natri, kali, muối selenit, selenat rất độc không dùng làm thuốc được.
2- Muối HgSe dưới dạng keo có trong chu sa hay thần sa hoặc tổng hợp được rất ít độc và có tính chất:
– An thần rất mạnh, chống co giật mạnh, hơn hẳn các chất an thần thường dùng như bromua V.V… Tác dụng ở Vỏ não không làm | thay đổi nhịp tim và không chống được nôn do apomocphin.
– Kéo dài giấc ngủ do các bacbituric lên 2 – 3 lần và kéo dài thời gian mê do pentothal cũng 2 đến 3 lần.
Theo tạp chí nước ngoài, một Số hợp chất selen được dùng với những công dụng gần như chu sa thần sa. .
– Có tác dụng diệt nấm, chữa 1 số bệnh ngoài da.
– Một số hợp chất hữu cơ của selen (Anh, Ấn Độ) được dùng làm thuốc an thần.
– Ba Lan, Nhật Bản dùng loại selenosemicaba chữa lao, chống vi khuẩn.
– Hợp chất selen mecaptopurin dùng chống sự phát triển tế bào.
Hoạt chất chủ yếu nhiều phần là do muối selen một tạp chất có tỷ lệ rất thấp trong chu sa thần sa. Trong thần sa có chừng 3,5 – 4,5% còn trong chu sa thì quá thấp.
Năm 1964 Mỹ dùng tới 5,5% sản lượng selen làm thuốc, tức là khoảng 30 tấn, điều đó nói lên nhu cầu này cần rất nhiều.
3. Vị thuốc Chu sa theo Đông y
– Tính chất:
Chu sa thường ở thể bột đỏ, thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, to nhỏ không nhất định, màu đỏ tối hay đỏ tươi, chất nặng nhưng dễ vỡ vụn, không mùi vị nhạt khi nghiền bằng tay, tay không bắt mầu đỏ là loại tốt. Hiện nay chu S1 và thần sa ta đều phải nhập, dù vị này rất thông dụng. Đông y cho rằng: Ngọt, hơi lạnh, không độc.
– Công dụng:
Yên hồn phách chấn kinh, trị điện, động kinh, sáng mắt, giải độc, dùng làm thuốc trị co quắp ( trấn kính) lại trị độc giang mai thời kỳ đầu, mất ngủ mộng nhiều, tâm quý, phong đờm sâu sẩm.
– Tác dụng: Có tác dụng trực tiếp giết khuẩn nhưng công hiệu kém thủy ngân xa.
– Chủ trị Trung Quốc dùng:
Trăm bệnh mình máy nm tạng, nuôi tinh thần, yên hồn phách, ích khí sáng mắt, giết ma tà quỷ ác, uống lâu thông thần minh không già, có thể hóa thành thủy ngân (Bản kinh).
Thông huyết mạch, ngừng phiền mãn, tiêu khát, ích tinh thần, đẹp trơn mặt, trừ trúng ác bụng đau, khí độc, lở gẻ bệnh rò rỉ, nhẹ mình như thần tiên (Biệt lục).
– Nhân dân ta hay dùng với tác dụng:
Trấn tĩnh an thần, chữa hoảng hốt, mất ngủ, ngủ hay mê, hay giật mình hoảng sợ, trẻ con khóc đêm, còn làm bột bọc thuốc viên chống mốc của thuốc viên. Thường dùng liều 0,04 – 1g bột thần sa hấp với tim lợn cho ăn.
Phải dùng sống tuyệt đối, không qua lửa, qua lửa gây chết người vì có độc, không được dùng nhiều dùng lâu, có thể làm cho người thành si đần.
* Lượng dùng: 0,2g-0,6g/ngày
* Kiêng kỵ:
+ Nếu không có thực nhiệt cấm dùng.
+ Không dùng nhiều lần vì thuốc có độc.
4. Phối hợp ứng dụng
* Nhân dân ta dùng:
1) Giải độc của đậu lúc sắp mọc hay mới mọc. Chu sa 1 gam tán nhỏ hòa mật mà uống, (Nên thủy phí rồi hãy hòa mật uống).
2) Chữa di tinh. Chu sa (thủy phi cho vào quá – tim lợn, lấy chỉ buộc quả tim lợn lại nấu chín ăn.
3) Sáng mắt nhẹ mình, trừ lở loét, bệnh ma phong ngứa ngáy rụng lông tóc.
Dùng rượu , 3 ngon 5 lít ngâm chu sa năm lạng 3 (5 lạng ước 160 gam) ngâm 5 đêm ngày phơi đến lúc khô, nghiền nhỏ, viên với mật như hạt đậu con, mỗi 3 lần uống 20 viên, nước sôi nguội điều uống, uống lâu thấy công hiệu.
4) Trị trẻ mới sinh kinh sợ, trong 1 tháng kinh phong muốn chết. Dùng chu sa mài nước mới múc đồ đắp vào 5 nơi ngực giữa, lòng bàn chân bàn tay rất nghiệm.
5) Trị ong đốt. Dùng bột chu sa đắp sau khi trộn với nước.
6) Trị sau đẻ sản phụ lưỡi thè ra không co lại
Dùng đan sa đắp, sau đó bí mật làm rơi một cái thùng, cái chậu to gì đó làm có tiếng động dữ dội, sản phụ giật mình sợ tự co lại.
* Trung Quốc hay dùng chữa
7) Trẻ con mới sinh 6 ngày
Giải thai độc, ấm tràng vị, mạnh khí huyết dùng chu sa to bằng hạt đỗ, nghiền nhỏ, viên với mặt bằng quả táo cho bú, khiến 1 ngày hết.
8) Cách uống ăn đan sa
Tam hoàng chân nhân luyện đan Phương: Dùng đan sa 320 gam nghiền nhỏ rất kỹ, lấy rượu ngon ngâm như bùn nhão đặt vào mâm đồng đặt lên gác cao, khô lại ngâm với rượu khiến nhão như bùn, trời mưa gió dữ thì cất đi hết 3 đó. đời xưa = 10 thăng = 10 lít) rượu thì phơi nắng 300 ngày, đến lúc sắc tía đặt trong nhà sạch sẽ yên lặng trộn nhào với Cơm viên như hạt vừng, cứ sáng sớm hướng về mặt trời nuốt 3 viên, một tháng thì 3 loại trùng ra, nửa năm mọi bệnh khỏi, một năm thì râu tóc đen, 3 năm thì người thân đến. .
(Thái thượng huyền biển kinh phương)
9) Tiểu thần đan phương
Bột chân đến 1000 gam, bạch mật 2000 gam đảo lẫn ngày phơi đến lúc có thể viên được viên bằng hạt vừng, mỗi ngày uống 10 viên. Một năm thì tóc trắng lại đen, răng rụng lại mọc, thân thể nhuận trạch, giá thành trẻ. (Bão phác tử nội biến phương)
10) Thần trú đan phương
Bạch phục linh 128 gam, gạo nếp cùng rượu nấu, dao tre cắt từng miếng, phơi trong râm cho khô, nghiền nhỏ, cho vào bột chu sa 8g, lấy nước nhũ hương hoàn viên bằng hạt ngô, bột chu sa 8g làm áo, ngày dược nuốt 2 viên, ngày âm nuốt 1 viên.
Cần bế tinh dùng nước mới múc điều uống, cần khí ngược, quá tình rượu ấm điều uống đều lúc đói uống. (Y lũy nguyên nhung phương)
11) Dự trữ giải độc đầu, lúc mới phát hoặc lúc chưa phát
Dùng bột chu sa 2 gam hòa một điều uống, nếu đậu nhiều thì có thể ít, ít thì có thể không, nặng thì có thể nhẹ vậy. (Đan Khê phương).
12) Trị trẻ con nóng quá phát kinh sợ, đêm nằm khóc nhiều
Chu sa 16 gam, Ngưu hoàng 0,32 gan nghiền nhỏ, đảo đều mỗi lần uống 1 chữ (0,8 gam). Mài nước sừng tê giác ra điều uống. . (Phổ tế phương).
13) Trị cấp kinh co quắp
Dùng đan sa 16 gam, thiên nam tinh 1 củ = 32g. Người chứng nặng nướng thiên nam tinh ngâm rượu. Bọ cạp to 3 con nghiền nhỏ, đảo đều, mỗi lần uống 0,8g nước bạc hà điều thuốc. (Thánh Lễ tổng lục phương)
14) Trị điên giản cuồng loạn
Qui thần đan..
Trị các loại kinh sợ lo lắng, tư lự, quên nhiều, cùng các loại khí tâm không đủ, điên giản cuồng loạn.
Dùng tim lợn 2 quả, bổ đôi cho 64g thần sa vào, cùng 3 lạng đăng tâm ở trong, khâu lại lấy nồi đất nấu kỹ, lấy thần sa ra nghiên nhớ, lấy bột phục thần 64 gam trộn lần hồ viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 9 viên – 15 – 20 viên, nước mạch môn đông đưa thuốc. Bệnh nặng nước nhân sâm nhũ hương đưa thuốc. (Bách nhất trên phương)
15) Trị thận hư di tinh
Tìm lợn 1 quả, cắt mở ra rồi rắc bột chu sa vào, lắp lại như cũ, buộc kín, cho nước vào luộc chín ăn (Đường giao kinh nghiệm phương).
16) Trị trai gái tim đau
Dùng Chu sa, Khô phàn lượng bằng nhau nghiền nhỏ, nước sôi điều uống (Trích huyền phương)
17) Trị tâm bụng ăn thức ăn cách đếm bụng sinh cục cứng (trưng); cùng thốt nhiên bị cục cứng.
Dùng chu sa nghiền nhỏ rắc vào cơm, nhốt con gà trống để đói 2 ngày, lấy cơm có chu sa cho ăn, lấy phân của nó phơi khô nghiền nhỏ, rượu ấm điều uống 1 thìa cà phê, ngày 3 lần uống, uống hết lại làm, khỏi thì thôi. . (Ngoại đài bí yếu phương)
18) Trị miệng nôn trôn tháo mất nước (hoắc loạn chuyển gân) mình lạnh
Dưới vùng tâm hơi ấm dùng chu sa nghiền nhỏ 64 gam, sáp ong 3 lạng hoàn viên bao ngoài. Đặt vào trong lồng lửa hun, xung quanh che ủ dầy, chớ cho tiết khói ra, dưới giường đặt lửa. khiến bụng hơi ấm, tốt, lúc lâu mồ hôi ra mà tỉnh. (Ngoại đài bí yếu phương).
19) Trị thương hàn ra mồ hôi, thương hàn thời khí, ôn dịch, đầu đau, nóng dữ, mạch thịnh mới được 1 – 2 ngày,
Dùng Chân đan 32 gam, nước 1 đấu, nấu còn 1 lít uống, đắp chăn cho ra mồ hôi, kiêng ăn máu sống súc vật. (Ngoại đài bí yếu phương)
Dùng chân đến nghiền nhỏ, hòa rượu, đồ khắp mình, hướng lửa ngồi hơ, ra mồ hôi là khỏi. (Trừu hậu phương).
20) Tránh vướng phải ôn dịch
Chu sa loại tốt 32 gam nghiền nhỏ, mật hoàn viên như hạt vừng. Cứ đến ngày thái tuế sáng sớm, toàn gia lớn nhỏ chớ ăn mọi vật, hướng đông đều nuốt 3 – 7 viên, chớ khiến nó gần răng suốt đời không mắc ôn dịch. (Ngoại đài bí yếu phương)
21) Trị mọi loại nôn ra máu
Chu sa, cáp phấn lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, rượu điều uống 7 gam.
Lại 1 phương: Đan sa 16 gam Lưu bạc 4 miếng Giun đất 3 con.
Cùng nghiên làm viên như hạt đậu nhỏ, mỗi lần rượu lạnh uống 2 viên. (Thánh Lễ tổng lục phương)
22) Trị có mang thai động
Bột chu sa 4 gam; Lòng trắng trứng gà 3 quả; đảo đều uống. Thai chết thì ra, sau uống thai sống thì yên. (Phổ tế phương).
23) Trị con chết trong bụng không ra
Chu sa 32 gam cho nước đun sôi vài dạo nghiền nhỏ, rượu điều uống lập tức ra. (Thập toàn bác, cứu phương)
24) Trị mắt sinh vẩy mại, nhài quạt, màng che.
Thần sa sống 1 cục ngày ngày sát vào tự hư. Ông Vương Cự Vân mắc bệnh này, dùng như trên lại như cũ (Phổ tế phương)
25) Trị mắt sinh mộng thịt
Dùng: “Quảng chân đan” bối mẫu lượng bằng nhau nghiền nhỏ, để trong, rỏ vào mắt ngày 3 – 4 lần. (Trừu hậu phương)
26) Trị sau đẻ lưỡi thè ra không co lại
Đắp đan sa, sau đó đột ngột đánh rơi cái vật gì mạnh khiến sỹ thì co lại. (Tập giàn phương)
Nguồn: L/y Hy lãn
Xem thêm