Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Địa cốt bì

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Địa cốt bì- Vị thuốc này là vỏ rễ cây câu kỷ, ăn vào đất rất sâu, vỏ rất dày, sức có thể thấu tới xương, nên gọi địa cốt bì (địa là đất, cốt là xương, bì là vỏ, vỏ cây ăn sâu vào đất, sức có thể thấm tới xương).

– Còn gọi: Khổ kỷ, kỷ căn (rễ kỷ tử), tây vương mẫu trượng, địa cốt quan, tử kim bì, địa tiên, địa tiết, tiên trượng, tiên nhận trường, khước thử, địa tinh, khước lão căn, kim căn, già căn (Hoàng hán dược thảo).

Tên khoa học: Cortex lycci Sinensis. 

Họ Solanaceae. 

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận làm thuốc: Địa cốt bì là vỏ rễ của cây Câu kỷ (Lycium sinense Mill) 

Mô tả dược liệu: Địa cốt bì có vỏ cuộn hình ống. Mặt ngoài màu vàng đất, mặt trong màu trắng có nhiều đường vân dọc. Chất nhẹ, giòn, dễ bẻ. Mùi thơm hơi hắc, nếm lúc đầu hơi ngọt, sau hơi đắng. 

Loại phiến lớn không có lõi là tốt. Vỏ to dầy, sắc vàng có đốm trắng nhiều lõi là loại xấu. 

Thu hái: Thu hái vào trước đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu

Bào chế: Rễ rửa sạch, rút bỏ lõi. 

+ Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận: Sau khi cắt thành từng đoạn ngắn bằng nhau,  ngâm một đêm với nước sắc Cam thảo, rồi vớt ra sấy khô. 

+ Trung Dược Học: Chọn vỏ không còn lỏi, rửa sạch, cắt nhỏ phơi khô, dùng sống hoặc tẩm rượu sấy qua.

+ Địa cốt bì làm thuốc bổ, giải sốt rét, phát hãn. Dùng địa cốt bì 1 cân xắt mỏng, rượu nhẹ 4 cân. Trước tiên dùng 2 cân rượu ngâm 1 ngày, cho vào rổ tre cho khô; còn phần rượu còn lại rưới rửa tiếp, xong đem vào nồi đất nấu cho rượu còn phần nửa. Chưng cách thủy cho tan khí thanh cao là được. Cứ mỗi lần dùng 2-3 phân. Nếu dùng để chữa sốt rét mỗi lần dùng 3,5 – 5 phân. 

Hoặc có phương pháp khác dùng Địa cốt bì nửa lượng, nước chín 10 lượng, cho vào đồ đựng có nắp ngâm 1 giờ đồng hồ lọc bỏ bã là được. Mỗi lần dùng 3 chỉ – 1 lượng. 

Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

2. Tác dụng dược lý của vị thuốc Địa cốt bì

Giảm sốt – kháng khuẩn”

+ Dạng chiết nước và cồn từ Địa cốt bì thử nghiệm trên thỏ cho kết quả giảm sốt rất tốt.

+ Địa cốt bì ức chế rõ các vi khuẩn gây bệnh đường ruột Bacilus typhi, Shigella shigae…

Hạ đường huyết và cholesterol máu

+ Thí nghiệm dùng nước sắc Địa cốt bì trên thỏ cho thấy tác dụng hạ đường sau khi dùng thuốc 4-5g.

+ Cung trên thỏ, cao lỏng Địa cốt bì làm giảm cholesterol toàn phần trong máu một cách rõ rệt. Với Triglyceride thì ảnh hưởng không lớn. Ngoài ra chất betain trong Địa cốt bì có tác dụng bảo vệ gan chống nhiễm mỡ.

Giảm huyết áp:

Thí nghiệm trên chó, mèo, thỏ, chuột nhắt trắng cho thấy Địa cốt bì có tác dụng hạ huyết áp trung bình, thời gian hạ áp ngắn.

vị thuốc đại cốt bì

3. Vị thuốc Tri mẫu theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

Tính vị: Ngọt, lạnh, không độc. 

Quy kinh: phế, can, thận và tam tiêu

3.2 Công dụng và chủ trị

Công dụng:

+ Thanh hư nhiệt, trừ nóng trong xương, dùng làm thuốc thanh lương (trong mát) giải nhiệt.

+ Lương huyết tả hỏa, mát phế nóng, trị nóng trong.

Chủ trị:

+ Trúng nóng, đái đường, trừ nóng trong xương, chu tý (khắp mình tê tắc phong thấp, uống lâu mạnh gân cốt, nhẹ mình không già, quen nóng lạnh. Hạ khí ngực sườn, nhiệt ngoài vào váng đầu, bổ lao thương, mạnh âm, lợi đại tiểu tràng.

+ Dùng chữa ho ra máu, phiền nhiệt tiêu khát, lao nhiệt ra mồ hôi nhức xương.

3.3 Liều dùng và kiêng kỵ

* Lượng dùng: 6 – 12 gam.

* Kiêng kỵ: Phàm doanh phận (phần doanh không nóng, cùng trúng lạnh không dùng.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê, Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có ghi:

Địa cốt bì là vỏ rễ câu kỷ 

Kia xem trong sách thực hàn vị. 

Giải cơ lui nóng tính bình thường.

Cốt chưng, hãn xuất hay không tỉ.

Lại có mạnh âm, bồi bổ dương.

Hội xuân muôn bênh yên thần chí.

Chú:

Cốt chưng = nóng trong xương, hãn xuất là mồ hôi ra, hàn vị = vị thuốc lạnh, Không tỉ = là không so ví được.

2) Đời Đường, 

+ Ngõa Quần dùng ích tinh khí chữa người bệnh thận bị phong tà. 

+ Mạnh Tiên trừ nóng xương, chữa tiêu khát..

+ Chân quyền: Địa cốt bì tán nhỏ hòa bột mì nấu chín ăn, khử được phong ở thận, ích tinh khí

+ Mạnh sằn: Địa cốt bì khử nóng âm ỉ trong xương, tiêu khát 

3) Đời Tống, Trần Thừa chữa liền vết dao đâm chém rất thần niệu.

4) Đời Kim, Trương Nguyễn Tố chữa nóng trong xương, nóng cơ, tiêu khát, phong thấp tý, bể gân cốt, mát máu.

5) Đời Nguyên. 

+ Lý Đông Viên chữa phong tà biểu không định chỗ, cùng với nóng trong xương có mồ hôi, bệnh di truyền (truyền thi).

+ Vương Hiểu Cổ dùng tả hỏa thận giảng phục hỏa ở trong phổi, trừ hóa trong bào thai, lui nhiệt bố chính khí,

+ Ngô Thụy dùng chữa nôn ra máu trên cách mỏ, sắc nước ngậm chữa chân răng ra máu, trị cốt tảo phong (chứng sưng hàm gò má rất khó chữa).

6) Đời Minh, Lý Thời Trần dùng trừ cái nhiệt hư ở hạ tiêu can thận.

5. Phối hợp ứng dụng Địa cốt bì

1) Trị nhiệt lao: Địa cốt bì 2 lạng Sài hồ 1 lạng. Cũng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân, sắc nước mạch môn động điều thuốc.. (Thánh Lễ tổng lục phương). 

2) Trị hư lao rất khát, xương khớp phiền nóng, hoặc lạnh, dùng:

Địa cốt bì 5 thăng Mạch môn đông 3 thăng
Tiểu mạch 2 thăng

Nấu đến lúc mạch nhừ, bỏ bã, mỗi lần uống 1 thăng, cứ khát là uống. (Thiên kim phường). 

3) Trị thận hư eo lưng đau

Rễ câu kỷ 1 cân Đỗ Trọng 1 cân
Tỳ giải 1 cân Rượu tốt 3 đấu

Ngâm, trát kín và ngâm rượu này nấu 1 ngày, tùy ý uống. (Thiên kim phương) 

4) Trị nôn máu không ngừng. Địa cốt bì nghiền nhỏ, sắc nước uống. (Thánh Lễ tổng lục phương) 

5) Trị đái máu :Địa cốt bì tươi rửa sạch, giã lấy nước tự nhiên uống, không có nước thì cho nước vào sắc uống, mỗi lần 1 chén, cho chút rượu trước bữa ăn uống ấm. (Gian tiện phương)

6) Trị ra khí hư (đới hạ) mạch sác: Địa cốt bì 1 cân, Sinh địa 5 cân, Rượu 1 đấu nấu còn 1/2 đấu (5 thăng) ngày ngày uống.

7) Trị răng đau do sâu, do gió. Địa cốt bì sắc nước ngậm, sâu tự ra, dùng nước sắc uống cũng được.

8) Trị miệng lưỡi sinh lở. Thang địa cốt bì chữa bàng quang di nhiệt tiểu tràng gây ra trên miệng lưỡi lở loét, tâm lý nóng ăn không xuống dùng:

Sài hồ 3 động cân, Địa cốt bì 3 đồng cân Sắc nước uống. (Đông Viên phương)

9) Trị ngón chân mắt gà (kê nhãn) gây đau lở loét: Địa cốt bì cùng hồng hoa giã nhỏ đắp. (Khuê các sự nghi phương) 

6. Trích dẫn y văn

+ Hải Thượng Lãn Ông: Địa cốt bì có vị ngọt tính chìm mà rất lạnh. Chuyên để lui mồ hôi; lao nhiệt nóng trong xương; hỏa phục ở thận phế; bổ ích khí của can; mát huyết mát xương; trừ tà khí trong ngũ tạng; tiêu khát; nhiệt ở trung tiêu; cùng trừ nhiệt ở cơ thịt; lợi đại tiểu tiện. 

Trị nóng trong xương, công ngang với Đan bì, nhưng Đan bì giải chứng không ra mồ hôi, so với Tri ( Tri mẫu), Bá (Hoàng bá) đắng và hàn sao bằng Cốt bì ngọt mà hàn, hạ khí của dạ dầy. Sách nói rằng: Ruột trơn thì cấm dùng Câu kỷ tử, hàn lành ở trong thì cấm dùng Địa cốt bì (Dược phẩm vậng yếu)

+ Trung dược giảng nghĩa: Vị Đan bì cùng với Địa cốt bì đều có tác dụng thanh nhiệt ẩn núp trong âm phận. Có thể trị lao nhiệt nóng bức rứt trong xương. Nhưng, Đan bì tính lạnh mà vị cay, thích hợp trong chứng không ra mồ hôi. Còn vị Địa cốt bì tính lạnh mà vị ngọt, thích hợp trong trường hợp chứng có mồ hôi . 

+ Hoàng cung Tú: Địa cốt bì tức là vỏ rễ của cây Câu kỷ, vị ngọt tính hàn. Tuy với Đan bì cũng là thuốc chữa cốt chưng, nhưng Đan bì vị cay, chữa được nóng âm ỉ trong xương không ra mồ hôi. Còn Địa cốt bì có vị ngọt chữa được chứng âm ỉ trong xương có mồ hôi. Đan bì lại vốn thuộc loại vào huyết phần, tán ứ. Mồ hôi là huyết, không có mồ hôi mà thấy huyết ứ thì mùi cay hàn là thích hợp nhất. Nếu nóng âm ỉ trong xương mà có mồ hôi dùng Đan bì cay phát tán, thì quả thật làm cho mồ hôi bị cướp đoạt và mát máu chăng. 

Nội kinh nói, nhiệt tà ở bên trong tả bằng vị ngọt tính mát, nó là Địa cốt bì. Theo Địa cốt bì vào phế giáng hỏa, vào thận mát huyết mát xương. Hễ nội nhiệt mà thấy sốt nhiệt nhẹ ở cơ da, bí đại tiểu tiện, ngực sườn đau nhói. Hễ ở đầu đau do phong, ở biểu thấy sốt cơn vô định, ở phế thấy tiêu khát ho không ngừng đều dùng thuốc này để giải. 

Người đời nay chỉ biết Cầm (Hoàng cầm), Liên (Hoàng liên) để chữa hỏa ở thượng tiêu, biết Bá (Hoàng bá) để chữa hỏa ở hạ tiêu; mà không biết ý nghĩa ngọt nhạt hơi lạnh của Địa cốt bì, cực kỳ bổ âm thoái nhiệt vậy! thường có công hiệu đặc biệt. 

Lý Đông Viên ghi rằng Địa là âm, Cốt là lý là bí tiểu, dùng thuốc này vừa chữa nội nhiệt không sinh, lại chữa tà phù du (di động) ở biểu lý đều khỏi cả. Đây là thuốc biểu lý trên dưới đều chữa, mà ở phần dưới lại càng cần thiết hơn. Nhưng tỳ vị hư hàn thì cấm dùng. Khi dùng ngâm nước Cam thảo đề dùng ( Bản thảo cầu chân, Thanh). 

Nguồn: Tổng hợp + L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ