Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Cao lương khương còn có tên gọi là Riềng. Hoặc  Tiểu lương khương, Mai quang ô lược, Tỷ mục liên lý hoa (Hòa Hán Dược Khảo). Riềng ấm, Riềng núi, Tiểu lương khương(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Lương Tên khoa học: Alpinia offcinarum Hace. Họ Gừng (Zingberaceae). 

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Thân rễ của cây Riềng

Thu hái: Vào giữa tháng 2-3, phơi khô có thể thu hái quanh năm. 

Bào chế: Đào thân rễ về rửa sạch cắt bỏ rễ con, cắt từng đoạn 4-6cm, phơi khô, dùng dần.

Bảo quản: Để nơi khô ráo. 

2. Tác dụng dược lý vị Cao lương khương

Trung Dược Học

Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Cao lương khương in vitro có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch hầu; liên cầu khuẩn dung huyết; Anthrax bacillus; song cầu khuẩn viêm phổi; tụ cầu vàng; trực khuẩn thương hàn; trực khuẩn lao.

Nước sắc Cao lương khương có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật thí nghiệm. Nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Dầu thơm Lương khương có tác dụng kiện Vị.

vị-thuoc-cao-luong-khuong

Vị thuốc Cao lương khương

3. Vị thuốc Cao lương khương theo Đông y

– Tính vị: Cay, rất ấm, không độc. 

– Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị

– Công dụng:

Âm dạ dày tan lạnh, ngừng đau, tiêu ăn, dùng làm thuốc kích thích dạ dày, kích thích thần kinh vách dạ dày, khiến cơ năng tiêu hóa tăng tiến, cũng kích thích huyết quản vách dạ dày, khiến co bóp, các loại vi trùng thương hàn, hoắc loạn thổ tả gặp phải kích thích mãnh liệt đó mà chết.

– Chủ trị: Lạnh đột ngột, lạnh ngược lên trong vị miệng nôn trôn tháo (hoắc loạn) đau bụng.

– Lượng dùng: 3-6g/ ngày

– Kiêng kỵ: Người thực nhiệt cấm dùng

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo nói:

Cao lương khương là của riêng ấm 

Khí vị cay lành, không độc lắm. 

Phong tê, khí khối, tửu lỵ lâu. 

Vị lạnh, khí tích chớ để chậm 

(Tửu lỵ là kiết lỵ do độc rượu). 

2) Đời Minh. Mậu Hy Ung nói:

Cao lương khương Bản kinh nói đại ôn; Tạng khí nói cay ấm; Nguyên Tố nói cay nóng, là vật thuần dương, phù vậy. Vào 2 kinh túc dương minh, thái âm. Hai kinh này bị khách hàn phạm phải sinh ra lạnh ngược lên, hoắc loạn bụng đau, mà mọi bệnh sinh ra. Cay ấm ấm tỳ vị đuổi hàn tà thế thì cái lạnh ngược lên sẽ tự trừ, hoắc loạn bụng đau tự khỏi. Ngõa Quyên trị bệnh trong bụng bị lạnh lâu đau khí, trừ phong thấp tý.

Đại Minh nói chủ trị chuyển gân tả lỵ, phản vị, giải độc rượu, tiêu thức ăn đình tích không tiêu, Tô Tụng trị buồn nôn, nôn ra nước trong đều là lấy cái công ấm vị, ấm trung tiêu tan lành vậy.  

3) Đời Thanh. Hoàng Cung Tú bản thảo cầu chân bàn rằng:

Riềng cùng khương, phụ thì hay vào vị để làm tan lạnh, cùng hương phụ thì có thể trừ lạnh bỏ uất, nếu bị thương thử, thực nhiệt bụng đau rất kiêng. Vị này tuy cùng tính với can khương nhưng bào thương đã qua chế thì có thể trừ lạnh ở trong. Vị này thì rất cao tan, cho nên có thể tránh cả khí lạnh ở ngoài vậy.

5. Ứng dụng lâm sàng vị Cao lương khương

+ Chữa sốt, sốt rét kém ăn: Riềng tẩm dầu sao 40g, gừng nướng 40g, hai vị tán nhỏ, mật lợn hoàn viên bằng hạt ngô, ngày 15 – 20 viên.

+ Chữa ngộ độc thịt cóc: Than tóc rối, cao lương khương sắc uống.

+ Trị Tỳ vị hư, hàn ngược, hàn nhiều nhiệt ít: Cao lương khương sao với dầu mè; Gừng khô ngâm nước rửa, mỗi thứ 30g tán bột. Mỗi lần lấy 15g, dùng mật lợn trộn thành viên hoàn. Khi cần uống với rượu, mỗi lần 40 viên. Đại khái là hàn phát ra ở Đởm, dùng mật heo để dẫn Can khương và Cao lương khương là Nhị khương nhập vào Đởm để khử hàn mà táo Tỳ Vị. Một hàn một nhiệt, âm dương tương chế do đó mà có hiệu quả. 

Có bài khác chỉ dùng Nhị khương tức là Can khương; Cao lương khương (nửa sống nửa chín), sao đen; Xuyên sơn giáp (sao đen) 9g, tán bột. Mỗi lần dùng 6g nấu với thận heo, uống với rượu (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).

+ Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng do lạnh: Cao lương khương sống 6g, giã nát; Đại táo 1 trái, sắc uống nguội (Băng Hồ Thang – Phổ Tế Phương). 

+ Trị Tâm Tỳ đau do hàn: Cao lương khương 30g, giã nát vắt lấy cốt. Sắc với 3 chén nước lớn, còn 2 chén rưỡi, bỏ bã, thêm vào 1 chén gạo nấu cháo ăn (Thánh Huệ Phương).

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm