Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ngô thù du còn gọi là  Ngô thù, xà lạp (Phó Bảng – Hà Giang). Ngô thù (Thảo mộc tiện phương). Tủ lực (Nam Ninh thị dược vật chí).

– Tên khoa học: Evodia rutaecarpa (juss) Benth. Thuộc họ Cam quýt (Rutaceae). Fructus Ebodia là quả chín phơi khô của cây ngô thù du, ngô thù du nhiều nơi có nhưng ở đất Ngô tốt hơn nên gọi vậy.

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

– Hình thái ngô thù du

Là một cây nhỏ, cao chừng 2,5 – 5m. Cành màu nâu hay tím nâu. khi còn non có lông mềm dài, khi già lông rụng đi để lại nhiều bì không trên mặt cành. Lá mọc đối, kép lông chim, rìa lẻ. Cả cuống và lá dài chừng 15 – 35cm, có từ 2 – 5 đôi lá chét, có cuống ngắn. Trên cuống lá và cuống lá chét có mang lông mềm. Lá chét dài 5 – 15cm rộng 2,5 – 5cm. Đầu lá chét nhọn

Ngô thụ du dài, mép nguyên, hai mặt đều có lông màu nâu mịn nhưng mặt dưới nhiều hơn, soi lên ánh sáng thấy lỗ chỗ những điểm tinh dầu. Hoa đơn tính, đực cái khác gốc. Nhiều hoa nhỏ tụ thành tán hay thành chùm. Cuống hoa to thô có nhiều lông màu nâu mềm. Hoa màu vàng trắng. Hoa cái lớn hơn hoa đực. Quả hình cầu dẹt, dài 3mm đường kính 6mm, thường gồm 5 lá noãn. Khi chưa chín có màu xanh. Khi chín có màu tím đỏ, trên mặt có những điểm tinh dầu. Mỗi ô quả có 1 hạt hình trứng dài 5 – 6mn. đường kính 4mm màu đen bóng. Mùa hoa tháng 6 – 8. Mùa quả tháng 9 – 10.

– Bộ phận dùng: Ngô thù du là quả gần chín phơi khô của cây ngô thù du (Evodia rutaecarpa) thuộc họ Cam quýt (Rutaceae). ở nước ta dùng quả cây Muồng truồng (Đỉnh trưởng) (Zanthoxylum asicsennae) họ cam quýt.

– Mô tả dược liệu:

Quả ngô thù du hình cầu dài khoảng 3mm, quả có màu đen bóng. Xuất hiện nhiều điểm tinh dầu khi soi sáng như ở lá.

– Thu hái: hái vào tháng 9, 10, khi cây Ngô thù ra quả. Chọn những quả còn xanh hoặc hơi vàng, chưa tách vỏ. Hái đem về phơi hoặc sấy khô.

– Bào chế:

Chích ngô thù du: Lấy cam thảo sắc nước, bỏ bã lấy nước, cho vào ngô thù du sạch ngâm đến lúc thấm hết nước làm mức, lửa nhỏ sao khô (cứ 100 kg ngô thù du dùng cam thảo 6kg4).

1) Bản thảo thông huyền nói:

Ngô thù du nước mặn nóng ngâm bỏ cái nước mạnh dữ rồi sấy khô hết nước dùng.

2) Bản thảo cầu chân:

Ngô thù du cũ là tốt ngâm bỏ nước đắng dữ dùng. Muốn ngừng nôn nước hoàng liên sao, trị sán khí nước muối sao, trị máu sao dấm.

2. Tác dụng dược lý vị Ngô thù du

1) Tác dụng trừ giun đũa:

Dùng cồn chiết xuất ngô thù du. đối với giun đũa lợn khi ở ngoài thể có tác dụng rõ rệt. Đối với giun đất, đỉa cũng có công hiệu.

2) Tác dụng kháng khuẩn:

Thuốc sắc ngô thù du (100%) đối với vibrio Comma (phải khuẩn hoắc loạn) có hiệu lực ức chế tương đối mạnh; thuốc ngâm nước 10% trong ống nghiệm đối với Epidermophyton floccosum (như trạng biểu bì tiên lan) có tác dụng ức chế. Thuốc ngâm nước tỉ lệ 1/3 đối Với tiểu nha bào khuẩn ngứa “áo đỗ ang thị” có tác dụng ức chế và 11 loại Dermatophyte (bì phu chân lan) có ức chế với mức độ khác nhau.

3) Tác dụng đối với trung khu:

Lượng lớn ngô thù du đối với trung khu có tác dụng hưng phấn, đồng thời có thể dẫn đến thị lực chướng ngại, loạn thị v. v… Nhật Bản chiết xuất ngô thù du bằng cồn, vật chiết ra có tác dụng chấn đau. Đem dùng phép kích thích điện vào tủy răng thỏ chứng minh, dùng cồn 10% chiết xuất ra tiêm tĩnh mạch từ 0,1 – 0,5ml/kg có tác dụng trấn đau. Tiêm tĩnh mạch 0,2ml thì hiệu lực trấn đau cùng với antyxulin (an thi cất lâm) hoặc aminopurine (đều dùng 1% 2ml) đại để là bằng nhau, mà ở thời tiết giá lạnh so sánh 2 thuốc trên thì 1 nó mạnh hơn. Loại isoebodiamine 1 lydrochlorate 0,1% tiêm 0,1. (. 0,5ml/kg đối với thủ nhà cũng có – dụng chấn đau. Nếu dùng 1 : ml/kg có thể khiến thể ôn thỏ tăng cao. Chỉ dùng 0,5 – 2ml loại Cần chiết xuất ngô thù du 10% cũng có thể khiến thể ôn thỏ tăng lên. . Từ một loại ngô thù du khác Evodia xanthoxyloides F. Muell chiết xuất ra Edoxine, thì chất hydrochlorate của nó đối với chuột con có tác dụng trấn tĩnh gây ngủ, nhưng có thể khiến chuột lớn thể ôn xuống thấp, còn có thể đối kháng với camphor đối với chuột lớn, hoặc chuột con dẫn đến tác dụng kinh quyết.

4) Tác dụng khác: 

Dùng Cồn chiết xuất ngô thù du 10% cho thỏ tiêm 0,5 – 1ml thì huyết áp có lên nhẹ thời gian ngắn tạm, thở hít cũng hưng phấn nhẹ, tăng thêm lưu lượng máu động mạch Cổ.

Tiêm 0,2 – 0,5ml/kg cơ thể (tiêm tĩnh mạch) loại isoebodiamine hydrochlorate 0,1% thì huyết áp thỏ không biến hóa rõ ràng, thở hít hơi thêm to; dùng 0,2 – 0,1% đối với tim ếch đã tách rời cơ thể thì tác dụng không rõ ràng, rót vào ống máu chi dưới ếch, nói chung cũng không rõ ràng, trước có dãn nở sau co thắt; đối với ruột thỏ đã tách rời cơ thể đầu tiên có hưng phấn ngắn tạm, sau thì ma túy đối Với tử cung thỏ đã tách rời cơ thể thì bắt đầu có tác dụng hưng phấn. Eucoxine độc tính thấp, đối với chuột con tiêm dưới da nửa số lượng chết là 705mg/kg tiêm tĩnh mạch là 135mg/kg.

Thành phần ngô thù du như exodiamine (ngô thù du kiềm); Rutaecarpine (ngô thù du thứ kiềm); Isoevodiamine (di ngô thù du kiềm); Lactone ebodiae (ngô thù du nội chi); Isoevodiamine có trấn đau, tăng cao thể ôn tương tự, ảnh hưởng nhẹ đến hô hấp và huyết áp. Sản vật phân giải Rutaecarpine là Rutamine (vân hương kiềm) có tác dụng co bóp tử cung tương đối mạnh, nhân vì có chất kiềm (Base) của ngô thù du ở trong chuột con, nên có tác dụng kháng bệnh độc columbia SK.

Từ trong cây Evodia anthoxyloide tìm được ancaloit so với skimmianine (nhân vụ kiểm tương tự; có thể tăng cường tác dụng của adrenalin (thận thượng tuyên tố, nâng cao tính hưng phấn phản xạ xương tủy, nới lỏng cơ bình hoạt (smooth muscle) của tiểu tràng, nâng cao trương lực cơ ngấn ngang, trên phương diện như vậy so với ephedrine (ma hoàng kiềm) tương tự.

Vị thuốc Ngô thù du

Vị thuốc Ngô thù du

3. Vị thuốc Ngô thù du theo Đông y

– Tính vị: Cay đắng, ấm, có độc.

– Về kinh: Can, vị, tỳ, thận, đại tràng. – Công dụng chủ trị:

– Tác dụng: Ôn trung, ngừng đau, lý khí, áo thấp.

– Chủ trị: Trị nôn ngược nuốt chia. quyết âm đầu đau, tạng hàn rộn tả, vùng dạ dày vùng bụng chướng đau, cước khí, sán khí miệng loét vỡ lở, răng đau, thấp chẩn, loét chảy nước vàng.

+ Bản kinh: Chủ ôn trung hạ khí, ngừng đau, nôn ngược nóng lạnh, trừ thấp hy vết tắc, đuổi phong tà, mở tấu lý.

+ Biệt lục: Chủ đờm lạnh, trong bụng đau như cắn, mọi lạnh thực không tiêu, trúng ác, tâm bụng đau, khí nghịch, lợi 5 tạng..

+ Dược tính luận:

Chủ bệnh tâm và bụng, tích lạnh, dưới tâm khí kết, bệnh “chú” tâm đau; trị hoắc loạn chuyển gin, trong 9 khí lạnh, nôn tả bụng đau không thể gắng nhịn, chữa khắp mình tê tắc thấp khớp khó cha, ăn lạnh không tiêu, thông lợi thế ủng tắc ở đại tràng.

+ Bản thảo thập di: Giết cái độc của trung ác, rằng lợi sâu đục thủng.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Mạnh tỳ, thông khớp đốt. Trị bụng đau, khí thận, cước khí, thủy thũng, ra máu dư sau đẻ.

+ Vương Hiếu Cổ: Trị bị mãn tắc ngực, họng cách không thông, nhuận can ráo tỳ.

+ Cương mục: Mở uất hóa trệ. Trị nuốt chua, quyết âm đờm rãi đau đầu, âm độc bụng đau, sán khí, lỵ ra máu, hầu lưỡi miệng loét. –

– Cách dùng lượng dùng: 

+ Uống trong: Sắc uống: 0,5 – 2 động cân. Hoặc cho vào hoàn tán.

+ Đắp ngoài: Rang nóng chườm, nghiền nhỏ đắp hoặc sắc nước rửa..

– Kiêng kỵ:

Người âm hư hỏa vượng không uống.

+ Bản thảo kinh tập chú: Kỵ quả nghề làm sứ. Ghét đan sâm, tiêu thạch, sợ tử thạch anh.

+ Bản thảo mông thuyên: Tràng hư tiết tả càng kiêng. 

+ Cương mục: Chạy khí động hóa, mắt mờ, phát lở.

+ Bản thảo kinh sơ:

Nôn mửa nuốt chua thuộc vị hỏa không nên dùng; ho ngược khí xốc lên, không phải do phong hàn ngoại tà, cùng đờm lạnh, nước cách đêm sinh ra đều không dùng; bụng đau thuộc huyết hư có hỏa không nên dùng, đi ly đỏ trắng do tà thử vào tràng vị mà không phải do rượu ăn sinh lạnh, đình trệ cặn bã gây nên, đều không nên dùng. Tiểu tràng sán khí không phải do vội cảm phải tà lạnh, mới phát 1 – 2 lần không nên dùng. Hoắc loạn chuyển gân do tỳ vị hư yếu cảm thử sinh ra, mà không phải là hàn thấp sinh lạnh xâm phạm đến tràng vị đều không nên dùng. Các loại chứng âm hư cùng người ngũ tạng lục phủ có nhiệt không hàn, phép nên kiêng kỵ.

4. Phương chọn lọc có vị Ngô thù du

1) Trị khí thận oẹ ngược lên, khí thận từ trong bụng dấy lên kết ở hầu họng, khí ngược dằng dai mà không nên được, hoặc oẹ đến mấy chục tiếng, trên dưới không thể suyễn thở:

Ngô thù du sao dấm) 1 lạng; Quất bì 1 lạng; Phụ tử (bỏ vỏ) 1 lạng. Nghiền nhỏ miến hoàn viên bằng hạt ngô mỗi lần nước gừng điều uống 70 viên. (Nhân tồn đường “Kinh nghiệm phương)

2) Trị sót ruột, mỗi khi mùi dấm xông lên nồng nặc mùi dấm. Dùng: Thù du 1 hợp, nước 3 bát sắc còn 7/10, chia ra uống. Khó uống cũng gắng mà uống. (Binh bộ thủ tập phương)

3) Trị ăn rồi nuốt chua, khí Vị hư lạnh:

Ngô thù du (rửa 7 lần, sấy), can khương nướng , lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, nước điều uống 1 đồng cân. (Thánh huệ phương) 

4) Trị căn hóa:

Hoàng liên 6 lạng; Ngô thù du 1/2 – 1 lạng Cùng nghiền nhỏ, nước hoàn viên hoặc nấu hổ viên, nước sôi điều uống 50 viên.. (Đan khê tâm pháp” Tả kim hoàn, 1 tên là hồi linh hoàn).

5) Trị nôn mà ngực đầy, cùng mửa khan, nôn ra rãi bọt, đau đầu ấy: Ngô thù du 1 thằng Nhân sâm 3 lạng Sinh khương 6 lạng Đại táo 12 quả

Bốn vị tên lấy nước 5 thăng nấu lấy 3 thằng uống ấm 7 hợp, ngày 3 lần. (“Kim quĩ yếu lược” Ngô thù du thang).

6) Trị phong ở đầu: Ngô thù du 3 thang, nước 5 thăng, nấu lấy 3 thăng, lấy bông lọc uống. (Thiên kim dực phương)

7) Trị đờm ẩm đầu đau vai lưng lạnh, nôn mửa ra nước chua, vài ngày phục gối gục không ăn, mười ngày một lần phát.

Ngô thù du rửa 7 lần, phục linh lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ, viên với mật bằng hạt ngô. Mỗi lần nước Sôi điều uống 50 viên, (Chu thị tập nghiệm phương)

8) Trị nhiều năm tỳ tiết (ỉa chảy do tỳ):

Người già nhiều người mắc bệnh này gọi là thủy thổ cùng hóa:  Ngô thù du 3 đồng cân, rửa qua, sắc nước, cho vào chút ít muối, uống 1 hơi, bởi lẽ thù du có thể ấm bàng quang, đường nước đã trong đại tràng tự bền chặt, thuốc khác tuy nóng, không thể phân giải trong đục vậy.

(Nhân tôn đường kinh nghiệm, phương).

9) Trị tỳ vị khí thấp, tiết lợi không ngừng, rốn bụng đau nhói; trẻ con có khí cam đi lỵ cũng có thể trị được:

Hoàng liên (bỏ râu) ; Ngô thù du (bỏ cành sao); Bạch thược đều 5 lạng miến hồ viên như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20 viên, sắc đặc nước gạo điều uống, lúc đói uống, ngày 3 lần. (“Cục phương” Mậu kỷ hoàn)

10) Trị cước khí vào bụng, khốn khổ buồn bực muốn chết, bụng chướng:

Ngô thù du 6 thăng; Mộc qua 2 quả (cắt vụn). Lấy nước 1 đấu 3 thăng nấu lấy 3 thăng, chia 3 lần uống, khoảng 5 giờ sau lại tiếp tục uống. Có nôn, hoặc ra mồ hôi, hoặc lợi, nó nóng dữ buồn bực, bèn khỏi. (Thiên kim phương – Tổ trưởng sử thù du thang)

11) Trị cước khí nhức đau như người mắc phong thấp đọng lại, rót tới, chân đau không nhịn nổi, gân mạch phù sưng, nên uống:

Binh lang 7 quả; Trần bì (bỏ cùi trắng); Mộc qua đều 1 lạng; Ngô thù du; Tử tô lá đều 3 đồng cân; Cát Cánh (bỏ mầm); sinh khương (cả vỏ) đều 1/2 lạng, cắt vụn, sắc nước. Đến canh 5 ngày hôm sau chia làm 5 lần uống, chỉ uống lạnh, mùa đông đun hơi ấm cũng được. (“Chứng trị chuẩn thằng” Kê minh tán)

12) Trị mới mắc, mắc lâu bệnh tiểu tràng sán khí hạt cà bên to bên nhỏ đau đớn, dưới rốn đau như bóp vào, dẫn đến rối loạn buồn bực cùng với phía ngoài thận sưng cứng, ngày dần lớn lên, khoảng vùng rốn bạn thấy ngứa thành lở loét:  Ngô thù du (bỏ cành cuộng) 1 cân (4 lạng dùng rượu ngâm, 4 lạng dùng dấm ngầm, 4 lạng dùng nước nóng ngâm, 4 lạng dùng tiểu trẻ ngâm, đều ngâm 1 đêm, cùng sấy khô). Trạch tả (bỏ bụi đất) 2 lạng. Tất cả cùng nghiền nhỏ, rượu nấu miến hồ viên như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên, lúc đói trước bữa ăn nước muối hoặc rượu điều uống. (Cục phương” Đoạt mệnh đan) 

13) Trị trẻ con teo thận (đó là mới sinh bị lạnh sinh ra):

Ngô thù du; Lưu hoàng đều 1/2 lạng, cùng tỏi to, cùng nghiền như đắp vào bụng, vẫn lấy hạt xà sàng đốt khói hun. (Thánh huệ phương) 

14) Trị miệng loét miệng cam: Thù du nghiền nhỏ hòa dấm đắp lòng bàn chân. Cũng trị họng hầu sưng đau. (Tân hồ tập giàn phương) 

15) Trị răng đau nhức: Thù du sắc rượu ngậm nuốt (Thực liệu bản thảo) 

16) Trị thấp chẩn:

Ngô thù du sao 1 lạng, ô tặc cốt 7 đồng cân. Lưu hoàng 2 động cân. Cùng nghiền nhỏ chuẩn bị dùng. Chỗ bị thấp chẩn ra nước nhiều thì Xoa bột khô; chỗ không chảy nước ra thì dùng dầu vừng hoặc mỡ lợn hòa xoa vào, cách ngày làm 1 lần, xoa đắp thuốc xong lấy bằng vải cuốn chặt vừa phải vào. (Toàn triển tuyên biên – Bì phu khoa) 

17) Trị dưới âm môn thấp ngứa sinh lở loét:

Ngô thù du 1 thăng – nước 3 thăng, đun 3 – 5 lần sôi bỏ bã, lấy nước rửa vết loét, mọi lở loét đều trị được.

5. Báo cáo lâm sàng

1) Chữa bệnh cao huyết áp:

Đem ngô thù du nghiền nhỏ, mỗi lần lấy 0,5 – 1 lạng hòa dấm đắp 2 lòng bàn chân (tốt nhất là đắp trước khi ngủ, rồi dùng bằng vải quấn giữ) nói chung đắp 12 – 24 giờ thì huyết áp bắt đầu hạ xuống, chứng trạng tự giác giảm nhẹ. Chứng nhẹ đắp 1 lần, nặng đắp 2 – 3 lần tức biểu lộ rõ rệt hiệu quả giáng áp. 

2) Chữa tiêu hóa không tốt:

Lấy bột ngô thù du 2,5 – 3 gam dùng dấm ăn 5 – 6ml hòa thành dạng hồ, thêm nóng đến 40°C, dán vào 2 lần vải (ước dầy 0,5mm) đem 4 xung quanh bẻ gẫy, dán vào vùng rốn, dùng băng dán cố định. Cứ 12 giờ thay 1 lần. Qua chữa 20 giường, khỏi hoàn toàn 18 giường, chuyển tốt 1 giường, 1 giường vô hiệu.

Sơ bộ quan sát phép này có công năng điều tiết vị tràng, ấm bên trong trừ lạnh, có tác dụng ngừng đau, giúp đỡ tiêu hóa. Đối với người công năng vị tràng rối loạn sinh ra đau bụng đi ngoài, hiệu quả tương đối tốt, đối với cảm nhiễm vi khuẩn sinh ra đau bụng đi tả thì phối hợp ứng dụng kháng khuẩn tố (antibiotic) có thể sản sinh ra tác dụng hợp đồng.

3) Chữa lở loét chảy nước vàng: 

Đem ngô thù du nghiền bột, dùng vaseline chế thành cao mềm 10% đồ xoa trong vùng đau, mỗi ngày 2 lần. Trước khi xoa thuốc dùng nước ấm rửa sạch chỗ đau chữa 12 giường, nói chung từ 4 – 6 lần thì khỏi.

4) Chữa xoang miệng vỡ lở:

Đem ngô thù du giã nhừ, râu qua lấy loại bột mịn hòa dấm thành dạng hồ, bôi lên miếng gạc đắp lên huyệt Dũng tuyền 2 chân, sau 24 giờ lấy ra. 

Lượng dùng:

1 tuổi trở xuống dùng 0,5 – 2 động cân.

1 – 5 tuổi dùng 2 – 3 động cân. 6 – 15 tuổi dùng 3 – 4 đồng cân.

15 tuổi trở lên dùng 4 – 5 đồng cân.

Chữa 256 giường có 247 giường bệnh khỏi, nói chung thuốc đắp 1 lần là có công hiệu.

6. Các nhà bàn luận về vị Ngô thù du

1) Bản thảo khiên nghĩa:  Ngô thù du hạ khí rất nhanh,  người ruột hư yếu uống càng nhiều.

2) Y học khải nguyên:

Chủ trị bí quyết nói: (ngô thù du) khí nổi mà vị giáng, cách dùng có 4: Trừ trong ngực lạnh là một vậy. Ngừng tâm đau là 2 vậy. Cám hàn lạnh bụng đau là 3 vậy. Tàu rượu cách đêm làm tá cho bạch cầu khấu là 4 vậy.

3) Vương Hiếu Cổ:

Mạch xung gây bệnh khí ngược lên, đi đại tiện vội, nên lấy ngô thù du) làm chủ. Cho nên Trọng Cảnh thang ngô thù du, thang đương qui tứ nghịch trị bệnh quyết âm ấm tỳ  vị đều dùng ngô thù du vậy.

4) Cương mục bản thảo:

Thù du, cay nóng có thể tan có thể ấm, đắng nóng có thể ráo có thể cứng, cho nên chứng để chữa đều lấy cái công tan lạnh ấm trung tiêu, ráo thấp giải uất mà thôi. Người họng hầu miệng lưỡi sinh lở loét ấy dùng bột thù du hòa dân dán 2 lòng bàn chân qua đêm bin khỏi. Tính nó tuy nhiệt mà có thể dẫn nhiệt đi xuống, bởi đó cũng là cái nghĩa tòng trị, mà bảo tính thù du đi lên mà không đi xuống ấy, hình như không như thế vậy. Có người chữa trẻ con đầu lở miệng câm cắn thù du 1 – 2 hạt thì lập tức mở, cũng là lấy cái nghĩa Cũ 9 tan vậy.

7. Lá và rễ Ngô thù du

* Lá Ngô thù du

– Thành phần:

Lá hàm chứa hydroxyelodiamin (khinh cơ ngô thù du kiềm) ước 0,01%, thuốc này ở trong benzol (bản) lại kết tinh được Dehydroelodiamine (khử khinh ngô thù du kiềm). Lại hàm chứa hợp chất flavonoid (compound flavonoid).

– Tính vị: 

1) Nhật Hoa tử bản thảo: Nóng không độc. 

2) Cương mục: Cay đắng, nóng, không độc. 

– Công dụng chủ trị: Nhật hoa tử bản thảo:

Trị hoắc loạn, hạ khí, ngừng khí lạnh ở tâm bụng, trong ngoài thận co rút đau nghiền với muối đắp.

– Phương chọn lọc:

1) Trị hoắc loạn chân chuyển gân:

Lá ngô thù du và ngải dùng nước dấm trộn, giã nhừ đắp chỗ đau. (Nhật Hoa bản thảo) 

2) Trị đại hàn phạm não đầu đau:

Rượu trộn lá ngô thù du, nấu chín, thay đổi gối trên đầu, đau ngừng làm mức. (Cương mục) 

* Rễ ngô thù du 

– Thu hái: Tháng 9 – 10 đào rễ, róc vỏ thân. 

– Tính vị: Cương mục: Cay đắng, nóng, không độc.

– Công dụng chủ trị:

Hành khí ôn trùng, sát trùng. Trị vùng dạ dày, bụng lạnh đau, tiết tả, đi ly, phong hàn đầu đau, eo lưng đau sán khí, kinh bế bụng đau, bệnh giun kim.

+ Bản kinh: Giết 3 loại trùng. 

+ Biệt lục: Vỏ tơ trắng: Giết giun kim, trị hầu tắc ho ngược, ngừng tiết tả như rót, ăn không tiêu, máu dư của con gái kinh, đẻ. Chữa bạch tiên.

+ Dược tính luận: Vỏ có thể chữa lở sơn, chủ trúng ác trong bụng đau nhói, đi ly không cầm, trị bạch trùng.

+ Mạnh Tiên: Vỏ ngừng đau răng. 

+ Trùng Khánh thảo dược: Hành khí ấm trung tiêu, ấm thận, ráo thấp. Trị tâm vị khí lạnh đau, hàn thấp eo lưng bụng chướng đau, tỳ hư bụng lạnh, tiết tả, ly lạnh, kinh bế bụng đau, sán khí.

– Phương chọn lọc: 

+ Trị đau đầu phong: Rễ ngô thù 2 lạng cùng 2 lạng thịt lợn hầm nhừ uống.

+ Trị thốn bạch trùng:  Rễ ngô thù du (khô, bỏ đất, cắt vụn) 1 tháng, dùng rượu 1 thăng ngâm 1 đêm, sáng sớm chia 2 lần uống. (Thiên kim phương)

+ Trị tỳ lao nóng, có bạch trùng, khiến người hay nôn:

Rễ ngô thù du lớn 1 xích. Đại ma tử 8 thăng, quất bì 2 lạng (cắt ra) bốn vị trên, đập dập rễ ngô thù, giã đại ma tử, đồng thời hòa rượu 1 đấu, ngâm 1 đêm đặt trên lửa nhỏ cho ấm, ba lần nhấc lên 3 lần ấn xuống khuấy bỏ bã, sáng sớm bụng đói uống 1 lần hết, trùng bàn ra, hoặc chết hoặc dù nát một nửa, hoặc đại tiện ra nước vàng. (San phiền phương ngô thù du hạ trùng tửu).

+ Trị can lao sinh trường trùng (trùng dài) can có bệnh sợ hãi không yên, trong mắt đỏ: Trứng gà 5 quả (bỏ lòng đỏ). Can tất 4 lạng, sáp ong, vỏ rễ ngô thù du đều 2 lạng. Bột gạo tẻ lâu năm 1/2 cân, trên 5 vị, giã vỏ ngô thù du nhỏ, cùng thuốc trên cho vào nồi đồng sắc, có thể viên như hạt đậu nhỏ. Ban đêm chớ ăn, sớm sáng uống 100 viên, trẻ con 50 viên, trùng đều nát nhừ ra. (Thiên kim phương)

Nguồn: Hy lãn Hoàng Văn Vinh

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm