Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Thận khí hoàn

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Thận khí hoàn – Xuất xứ Kim quỹ yếu lược – Còn gọi là Kim quỹ thận khí hoàn; Bát vị thận khí hoàn; ‘Bát vị địa hoàng hoàn; ‘Bát vị quế phụ hoàn.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Bào phụ tử 30g (quân) Quế chi (quân) 30g
Can địa hoàng 240g (thần) Sơn thù du (thần) 120g
Sơn dược (thần) 120g  Trạch tả (tá) 60g
Phục linh (tá)60g Mẫu đơn bì (tá) 60g

Cách dùng: Tán bột, làm thành hoàn. Mỗi ngày uống 12- 16g

Tác dụng: Bổ Thận trợ dương, ích hỏa chi nguyên, dĩ tiêu âm ế’ (Vương Băng)

Chủ trị: Trị Thận dương bất túc, lưng gối đau lạnh, bụng đau, tiểu tiện không lợi hoặc tiểu không tự chủ, ban đêm tiểu tiện nhiều và các hiện tượng thận dương hư suy như ho đờm, tiêu khát, thuỷ thũng, tiêu chảy lâu ngày, chất lưỡi nhạt, dày, mạch Hư nhược.

Kiêng kỵ: Âm hư cấm dùng.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Bài này là bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn; thêm Quế chi, Phụ tử. Bài thuốc gốc dùng Quế chi nhưng đời sau thường dùng Nhục quế. Câu nói của Vương Thái Bộc: “Bổ vào nguồn của hỏa để tiêu tan âm ế”. Có thể nói lên công dụng của bài này. Thận là gốc của tiên thiên, trong chứa mệnh môn hoả, nếu thận dương không đủ, không ôn dương được hạ tiêu, thì thắt lưng đau, chân mềm, nửa người trở xuống thường có cảm giác lạnh, thận dương hư yêu không hoá khí hành thuỷ được, thì tiểu không thông; Thận hư không giữ được nước thì tiểu nhiều, nước tụ lại không hoá, thành ra đờm ẩm.

Ứng dụng lâm sàng 

Hiện nay dùng trị viêm thận mạn, tiểu đường, viêm đường tiểu, huyết áp cao, huyết áp thấp, u xơ tiền liệt tuyến (phì đại tiền liệt tuyến), tiểu nhiều lần, thần kinh suy nhược, viêm Phế quản mạn, tràn dịch màng phổi, loét tá tràng, mắt có màng, rối loạn mãn kinh, tử cung xuất huyết công năng, hội chứng addison, không thụ thai, rối loạn thần kinh, thoái hóa khớp, mề day, miệng lở loét…

3. Điều văn trong Kim quỹ yếu lược

Nguyên văn: Hư lao yêu thống, thiếu phúc câu cấp, tiểu tiện bất lợi giả, Bát vị thận khí hoàn chủ chi. (phương dược xem phần cước khí). (15)

Thận khí hoàn phương

Can địa hoàng 8 lượng, sơn thù 4 lượng, sơn dược 4 lượng; trạch tả, đơn bì, phục linh mỗi loại 3 lượng quế chi phụ tử (bào) mỗi loại 1 lượng.

Tán bột luyện mật làm hoàn to bằng hột ngô đồng. Dùng rượu chiêu thuốc mỗi lần 15 hoàn, có thể gia tăng 20 hoàn.

Dịch nghĩa

Đoạn này nói về chứng trị bệnh hư lao do thận dương bất túc. Yêu vi thận chi ngoại phủ, thận dương hư thì lưng đau. Thận khí bất túc thì bàng quang khí hóa bất lợi do đó đau quanh vùng bụng dưới và tiểu không thông.

Dùng Bát vị thận khí hoàn để trợ dương, khí hóa thủy, tư âm để sinh khí, làm

cho thận khí phấn chấn thì các chứng tự giải trừ.

Lời bàn

Thận khí hoàn chữa hư lao đau lưng chi lạnh thiếu phúc câu cấp, tiểu không thông hoặc tiểu lắt nhắt, đái dầm, phù thũng, tiêu khát, đàm ẩm ho suyễn… Bệnh thuộc thận khí bất túc đều có thể tùy chứng chọn dùng. “Trực giải”: Vùng lưng là biểu hiện bề ngoài của thận, thận hư thì đau lưng, thận và bàng quang là tương quan biểu lý nhưng không nhận được dương khí của tam tiêu quyết độc thì tiểu sẽ không thông mà bụng dưới đau quặn thắt, đô châu chi quan (chỉ tỳ) mất đi chức năng khí hóa, chân dương trong thận đã thiếu hụt, thận khí đã tổn thì cần ích thận khí, khí mạnh thì tiểu mới thông và bụng dưới hết đau.

“Tâm điển”: Vùng hạ tiêu do thiếu âm thận chủ. Thiếu âm tuy là âm tạng nhưng trong nó lại có hàm chứa nguyên dương có chức năng liên thông các tạng, hành âm dương và phụ trách việc đóng mở bàng quang. Ở bệnh nhân hư lao thì do tổn thương thiếu âm thận khí nên lưng đau, bụng dưới đau và tiểu không thông. Dùng Bát vị thận khí hoàn bổ âm hư để sinh khí trợ dương hóa thủy…

Y án

Bệnh nhân họ Lâm nam 61 tuổi, Toàn thân phù thũng hơn 20 ngày. 10 ngày trở lại đây xuất hiện ho khí suyễn, không nằm nghỉ được, thỉnh thoảng có sốt thấp, tiểu không thông, toàn thân đau mỏi đặc biệt là lưng, sắc diện nhợt nhạt, lưỡi nhạt, mạch vi, phù ấn lõm. Chứng này là thận hư dương vi, thủy không bị ức chế nên sẽ thượng nghịch gây ho suyễn, thủy bất hạ hành nên tiểu không thông. Trị pháp chấn phấn thận dương, bồi bổ tỳ thổ giống như là gia cố đê điều trị thủy. Dùng gia vị Kim quĩ thận khí hoàn. Thục địa 3 chỉ, hoài sơn 3 chỉ, đơn bì 2 chỉ, trạch tả 2 chỉ, phục linh 1,5 chỉ, hoàng kỳ 2 chỉ, đảng sâm 3 chỉ, ngưu tất 1 chỉ, xa tiền tử 1 chỉ, phụ tử 1 chỉ, quế an nam 2 chỉ, uống liên tục 15 thang, thũng tiêu các chứng khác giảm. Tiếp tục dùng Quy tỳ thang để bồi bổ hậu thiên.

4. Nghiên cứu lâm sàng Bát vị hoàn

+ Trị thận viêm mạn: Dùng bài này hợp với ‘Ngũ bì ẩm’, trị 12 ca, khỏi 10. Thời gian trị ngắn nhất 21 ngày, nhiều nhất 40 ngày. Có một số sau khi uống 2 thang đã thấy bớt phù (Trung y tạp chí 12, 1956).

Dùng bài bát vị hoàn thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch mao căn, Đan sâm, trị thận viêm mạn. Kết quả: Sau khi uống thuốc 2 tháng, nước tiểu hết albuniin, sau 4 tháng, thận trở lại bình thường. Sau khi uống 131 thang, xét nghiệm nước tiểu, thấy trở lại bình thường (Tứ Xuyên trung y 9, 1985).

+ Trị huyết áp cao: Dùng bài này thêm Long cốt, Mẫu lệ, Hạn liên thảo. Sau khi uổng 20 thang, huyết áp hạ xuống bình thường. Theo dõi 1 tháng, thấy bệnh tình ổn định (Tứ Xuyên trung y 5, 1987).

+ Trị tiểu đường: Dùng bài này thêm Thiên hoa phấn, Thiên môn, Mạch môn, Hoàng kỳ (sống), trị bệnh nhân bị tiểu đường dã 8 năm, phải chích insulin, nhưng ngưng chích thì bệnh tái phát, kèm ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cơ thể gầy ốm, cơ thịt teo gầy. Kết quả: Sau khi uống 24 thang, hết bệnh- Theo dõi hơn 14 tháng, không thấy tái phát. Lượng đường trong máu từ 16.1/ml xuống còn 6.8/ml, đường trong nước tiểu (++++) xuống còn (-) (Nội khoa nội mông – Thượng Hải nhân dân xuất bản xã).

+ Trị hen phế quản mạn: Dùng bài này thêm Hồ đào nhục, Bổ cốt chỉ, Cáp giới, thấy có tác dụng cố bản, phù chính tốt (Nội khoa học – Thượng Hải nhân dân xuất bản xã).

+ Trị các loại bệnh ở tiền liệt tuyến: Trị 56 ca phì đại tiền liệt tuyến, xơ cứng cổ bàng quang, tiền liệt tuyến viêm, bàng quang viêm dạng thần kinh. Kết quả: Đi tiểu dễ dàng hơn đạt 46.9%, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm đạt 36% (Quốc ngoại y học – Trung y trung dược 4,  1984).

+ Trị mắt có màng nơi người lớn tuổi (Lão niên tính bạch nội chướng): Đổi thành dạng thuốc hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, uống lâu dài. Kết quả: Khỏi 80%, trong đó, 60% thị lực cải thiện tốt, 20% không bị kéo màng thêm nữa (Quốc ngoại y học – Trung y trung dược 4, 1984).

+ Trị bí tiểu: Dùng bài này thêm Đại phúc bì, Trần bì, Xa tiền tử, trị 2 ca bí tiểu sau sinh đã 8 ngày. Kết quả: Uống 1 thang, tự đi tiểu được, cho uống thêm, khỏi bệnh (Trung tây y kết hợp tạp chí 7, 1988),

5. Trích dẫn y văn

> “Bài này là thuốc thánh để trị chứng thủy tràn lên thành đờm” (Kim quỹ yếu lược giảng nghĩa).

> “Phụ quế bát vị’ là thuốc trị Thận, Mệnh môn hư hàn, cũng là phép trị hay để đưa rồng về biển, nhưng là chửng hư dương bốc lên, hoả không có chỗ nương tựa, thì cần xem kỹ ở mạch: Nếu mạch Hồng đại mà đè vào rất yếu hoặc bộ quan và thốn thấy hồng đại mà 2 bộ xích lại hư, tế, sác thì mới nên dùng” (Y phương luận).

> Kha Vận Bá nói: “Mệnh môn hoả là dương ở trong thuỷ. Thuỷ thể vốn tĩnh, mà sông chảy mãi không ngừng là vì khí đọng, là dụng của hoả, không chỉ vào cái hữu hình mà nói. Nhưng hoả ít thì sinh khí, hoả mạnh thì hại khí, cho nên hoả không thể càng thịnh quá, mà cũng không thể suy. Nói hoả sinh thổ tức là thiếu hoả của thận, lưu hành khắp nơi để sinh thổ. Nếu mệnh môn hoả suy, thiếu hoả gần như sắp tắt, muốn ôn dương khí của Tỳ Vị thì trước phải ôn hoả của mệnh môn, Thận khí hoàn’ cho Quế, Phụ vào để tư âm, là tàng tâm trong thận, mạnh khoẻ toàn thân. Mệnh môn có hoả thì thận có dương khí, cho nên không nói ôn thận mà gọi thận khí, do đó biết thận lấy khí làm chủ, thận được khí mà thổ tự sinh. Hơn nữa hình bất túc thi lấy khí mà lảm cho ấm thì bệnh do Tỳ Vị vì hư hàn sinh ra có thể khỏi; Mà chứng thất huyết vong dương do hư hoả không vể chỗ sinh ra cũng nạp khí mà về” (Danh y phương luận).

> “Uống bài ‘Bát vị’ lâu ngày khiến cho người ta béo khỏe mà sinh nhiểu con” (Tuyên minh luận).

> “Lãn tôi xét tiên hiền Trương Trọng Cảnh là tổ sư lập ra bài thuốc ‘Bát vị’ này, thật là tiên phương để trị thủy hỏa, thánh dược cứu âm dương, tôi tôn làm của báu nhất để bảo vệ sức khỏe, giúp bệnh hiểm nghèo, cứu bệnh nguy, nhờ khuôn khổ này mà các bệnh nặng đến đâu cũng được khỏi cả, vì kinh nghiệm đã lâu, ngoài phương pháp có thể không hình dung được, hiểu được càng sâu, biến hóa vô cùng như cái vòng tròn không đầu mối, thực khó nói hết” (Huyền tẫn phát vi – Hải Thượng y tôn tâm lĩnh).

> “Bệnh nặng nhất trong các thứ bệnh của đời người không bệnh nào nặng hơn các bệnh Phong, Lao, cổ, Cách. Thuốc này uống lâu chân hỏa vững chắc ở đan điển thì hư phong còn từ đâu mà phất lên được, không phải lo sợ bị trúng phong nữa. Vị cam, ôn thì trừ được nóng dữ, vị bổ dưỡng thì tinh huyết dễ sinh. Chứng cốt chưng, phục nhiệt còn chỗ nào để ẩn náu được, chứng hư lao đã thành cũng khó mà dằng dai được. Chân hỏa ở dưới đã đầy đủ, nguyên khí ỏ giữa tự nhiên lớn mạnh. Sự tiêu hóa bình thường thì chứng bụng đầy còn làm sao mà sinh được, chứng cổ trướng cũng không lo nữa. Dưới nồi có lửa thì cơm trong nồi tự nhiên chín, tinh khí dào dạt, tinh ba lan khắp 4 bên thì những chứng táo sáp, ợ, nghẹn còn lo gì nữa. Chứng nặng đã có thể tiêu tan thì chứng nhẹ dứt khoát khó mà trầm trọng được, thật là môn thuốc quý báu nhất, bài thuốc hay nhất để bảo toàn sinh mạng” (Huyền tẫn phát vi Hải Thượng y tôn tâm lĩnh).

> Nghiên cứu về cách lập bài thuốc, Thận khí hoàn’ trọng dụng Thục địa, Sơn thù, Sơn dược tư âm bổ Thận, dùng Nhục quế, Phụ tử, ôn Thận hóa khí, thuốc bổ âm gấp mười lần thuốc bổ dương, chủ yếu ‘lấy Thiếu hỏa sinh khí’ (lấy ý trong thiên ‘Âm dương ứng tượng đại luận’ (Tố vấn). Nếu dùng thuốc bổ dương nhiều, sợ thuốc ôn táo cay tán quá mức, phátsinh hiện tượng ‘tráng hỏa thực khf. Do đó trên cơ sở nền là thuốc bổ âm,dần dần sinh hỏa và thận khí, do đó mới đặt tên là Thận khí’, tà ý tứ như trên. Danh y Kha Vận Bá nói: ‘Thận khí hoàn’ dùng Quế, Phụ tử bằng một phần mười thuốc bổ âm là để bổ hỏa, sinh hỏa một cách nhẹ nhàng, từ từ để sinh Thận khí, do đó không gọi là ôn thận mà gọi là Thận khí’ (San bổ danh y phương luận).

> Bài này dùng ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ để tráng thuỷ, làm chủ; Thêm Phụ tử, Nhục quế để bổ hỏa trong thuỷ, giúp hỗ trợ Thận khí. Trong bài chl dùng ít thuốc ôn thận trong thuốc tư thận, theo nghĩa thiếu hỏa sinh khí, vì vậy gọi là Thận khí’. Mục đích bài này là ôn bổ Thận dương mà trong bài dùng Địa hoàng, Sơn thù là thuốc âm thì Thận âm và Thận dương đều có quan hệ với nhau, tức là ‘âm dương cùng gốc’, ‘khéo bổ dương tất phải trọng âm’ (Thượng Hải phương tễ học).

> Trong ‘Kim quỹ yếu lược’, Thận khí hoàn’ trị các chứng thủy dịch không điều hòa. Như thiên ‘Trúng phong lịch tiêu phong’ trị cước khí vào bụng dưới, tê cứng, thiên ‘Huyết tý hư lao’ trị hư lao, đau lưng, bụng dưới đau cấp, tiểu tiện không lợi, thiên ‘Đờm ẩm khái thấu’ trị thở ngắn, có đờm ẩm, thiên ‘Tiêu khát tiểu tiện lâm lịch bệnh’ trị đàn ông tiêu khát, tiểu tiện nhiều, thiên ‘Phụ nhân tạp bệnh’ trị chứng chuyển bào, tiểu tiện không lợi.

Qua đó có thể thấy ‘Thận khí hoàn’ phần nhiều trị chứng tiểu tiện thông lợi, và các triệu chứng Thận dương hư không rõ ràng như nửa thân dưới lạnh, tay chân không ấm, lưng đau, hoặc chứng hư lao, đau lưng, không thể khẳng định là Thận dương hư.

Qua phân tích trên, Thận khí hoàn’ không chỉ đơn thuận trị Thận dương hư mà trị Thận âm, Thận dương hư tức là Thận khí hư. Tác dụng của bài Thận khí hoàn’ không phải là ôn bổ Thận dương mà ôn bổ Thận khí, Thận khí sung vượng thì hóa khí hành thủy và các chứng bệnh hết. Trương  Sơn Lập nói: ‘Bát vị thận khí hoàn’ trị Thận khí hư, tiểu tiện không lợi, Quế, Phụ tử, làm ấm nóng Thận dương, Địa hoàng tư dưỡng âm dịch, Sơn thù thu nhiếp khí hao tán, Đơn bì tiết thấp nhiệt, Phục linh, Trạch tả thấm thấp, lợi bàng quang, Sơn dược làm mạnh Tỳ, ngăn thủy, các vị thuốc đều tập trung lợi thủy. Tên bài thuốc là Thận khí’ là chú trọng chữ ‘khí’ vậy. Quế, Phụ dùng liều nhỏ sưởi ấm chân dương, thông lợi niệu đạo. 

Thận khí hoàn’ còn gọi là Thôi thị bát vị hoàn’. Bàn về bài của Thôi thị có 5 điều, điều thứ tư viết: ‘Bệnh cước khí vào bụng, bụng dưới tê cứng, dùng Trương Trọng cảnh ‘Bát vị hoàn’, cấu tạo của bài này và bài Thận khí hoàn’ giống nhau, đổi Quế chi thành Quế tâm, liều tượng khác nhau chút ít. Nói chung hai bài này giống nhau, chỉ khác là Quế chi thay bằng Quế tâm gọi là Thôi thị bát vị hoàn’ (Trung y vấn đối).

Nguồn: tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ