Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Quy tỳ thang – gồm 2 bài “Tứ quân tử thang” và “Đương quy bổ huyết thang, thêm Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Mộc hương, Đại táo.

1. Thành phần bài thuốc

Nhân sâm 12g Long nhãn nhục 8g 
Hoàng kỳ (sao, bỏ cuống) 12g Bạch truật 12g 
Phục linh 12g Toan táo nhân (sao, bỏ vỏ) 12g
Viễn chí  4g Mộc hương 2g
Đương quy 8 Chích cam thảo 2g
Táo đỏ 4 quả Gừng sống 3 lát

2. Công dụng của bài thuốc Quy tỳ thang

Chủ trị: Tâm Tỳ khí huyết lưỡng hư, Tỳ bất thống huyết.

Chứng trạng chính: Tâm quý, thất miên, thân quyện, thực thiểu, tiện huyết hoặc bằng lậu, lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược (Tim đập mạnh, mất ngủ) mỏi mệt, ăn uống kém, tiểu ra máu hoặc rong huyết, lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược). 

  • Tâm Tỳ khí huyết lưỡng hư chứng: Tâm quý, chinh xung, kiện vong, thất miên, đạo hãn, thể quyện, thực thiểu, diện sắc nuy hoàng, thiệt đạm, đài bạch, mạch Tế Nhược (Tim hồi hộp, lo sợ,, hay quên, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi, ăn ít, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt). 
  • Tỳ bất thống huyết chứng: Tiện huyết, bì hạ tử điến, phụ nữ băng lậu, nguyệt kinh siêu tiền, lượng đa sắc đạm, hoặc lâm ly bất chỉ, thiệt đạm, mạch  Tế Nhược (Đại tiện ra máu, xuất huyết dưới da, băng lậu, kinh nguyệt đến trước kỳ, lượng hình nhiều, màu nhạt hoặc rong kinh không dứt, lưỡi nhạt, mạch Tế  Nhược).

Công dụng: Ích khí bổ huyết, kiện Tỳ dưỡng tâm

Trị các chứng Tỳ khí hư nhược, vận hoá vô lực, Tâm huyết bất túc, tâm thần thất dưỡng. Tỳ khí hư nhược, thống nhiếp vô quyền.

Cách sắc:

  • Mộc hương nên sắc sau cùng.
  • Có thể hoà với mật làm thành hoàn. Mỗi lần uống 8-12g.

3. Phân tích bài thuốc

Bài thuốc Quy tỳ thang gồm 2 bài “Tứ quân tử thang” và “Đương quy bổ huyết thang, thêm Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Mộc hương, Đại táo.

Trong đó dùng Nhân sâm bổ khí sinh huyết, dưỡng Tâm ích Tỳ, Long nhãn nhục bổ ích Tâm Tỳ, dưỡng huyết an thần làm quân. 

Hoàng kỳ, Bạch truật giúp Nhân sâm ích khí bổ Tỳ,  Đương quy giúp long nhãn bổ huyết dưỡng Tâm là Thần. 

Phục linh  thường dùng Phục thần hơn Toan táo nhân, Viễn chí ninh Tâm an thần. Mộc hương lý khí tỉnh Tỳ, giúp việc vận hoá. Ngừa các chất béo làm ảnh hưởng đến Vị, giúp cho bổ mà không trệ là Tá

Chích cam thảo ích khí bổ trung, điều hoà Tỳ Vị làm sứ. 

Tổng hợp tác dụng bài này, tuy bổ cả khí và huyết, cùng trị Tâm Tỳ, nhưng mục đích chủ yếu của nó là trị huyết hư. Sở dĩ dùng số lớn thuốc kiện Tỳ bổ khí, một là do khí năng nhiếp huyết và khí năng sinh huyết, vì vậy, dùng nó để nhiếp huyết sinh huyết, để trị chứng Tỳ không thống huyết dẫn đến băng huyết. Hai là Tỳ là nguồn sinh hoá khí huyết, Tỳ vận động khỏe thì sự sinh hoá khí huyết không ngừng, dễ hồi phục. Do Tâm chủ huyết, dựa vào huyết dịch để hoạt động, người huyết hư thường thấy tim hồi hộp, ít ngủ, hay quên, cho nên bài này lại dùng Táo nhân, Viễn chí, Nhãn nhục để dưỡng Tâm huyết, an thần.

4. Ứng dụng lâm sàng

– Trị thần kinh suy nhược: Dùng bài này gia giảm, trị 275 ca. Khỏi 16, đỡ 347, đỡ ít 204, không khỏi 159. Uống thuốc ít nhất 30 ngày, nhiều nhất 40 ngày. Sau khi điều trị 1 năm, theo dõi không thấy tái phát (Tân trung y dược 3, 1958).

– Trị thần kinh suy nhược: Dùng bài này gia giảm, chế thành hoàn, trị 100 ca. khỏi 19, đỡ 72, không khỏi 9 (Trung Hoa y học tạp chí 10, 158).

– Trị bằng lậu: Dùng bài này gia giảm, trị 46 ca. khỏi 31, đỡ 6, có chuyển biến 5, không khỏi 4, thời gian uống thuốc ít nhất 5 ngày, nhiều nhất 35 ngày. Theo dõi 3 năm không thấy tái phát (Nam Kinh trung y học viên học báo 2, 1988).

– Trị thiếu máu: Dùng bài này gia giảm, trị 3 ca thiếu máu không tái tạo. Khỏi toàn bộ (Hắc Long Giang trung y dược 2, 1990).

– Trị thiếu máu: Trị 19 ca thiếu máu. Khỏi 4, đỡ 11, không khỏi 4 (Trung thành được nghiên cứu 5, 1987).

– Trị tử cung xuất huyết: Dùng bài này gia giảm, trị 5 ca. khỏi toàn bộ (Tây An y học viên học bảo 8, 1959).

– Trị giảm bạch cầu: Dùng bài này gia giảm, trị 3 ca khỏi hoàn toàn (Thiểm Tây tin y dược 9, 1979).

– Trị mất ngủ: Dùng bài này gia giảm, trị 5 ca. Sau khi uống 3-5 thang, đều ngủ được (Trung y tạp chí 2, 1955).

– Trị loét dạ dày tá tràng: Dùng bài này gia giảm, trị 60 , 4:ó theo choi loằng X quang. Kết quả: Khỏi 18, 1ở 12. Sau 2 lan chụp X quang kiểm tra, xác định là hết loét. Theo dõi 1 năm, không thấy tái phát (Chiết Giang trung y tạp chí 2, 1991).

– Trị di chứng não sau chấn thương: Dùng bài này gia giảm, trị 88 ca. Khỏi 41, đỡ 30, có chuyển biến 17 (Tân y dược học tập chí 3, 1977).

– Trị rụng tóc: Dùng bài này gia giảm, trị 30 ca. Khỏi 16, đỡ 10, không khỏi 4 (Vân Nam trung y tạp chí 2, 1985).

– Trị phù thũng: Dùng Quy Tỳ hoàn’ hợp với Lục vị địa hoàng hoàn, trị 31 ca. Khỏi 28, đỡ 3. Thời gian điều trị, ngắn nhất 30 ngày, nhiều nhất 90 ngày (Quảng Tây trung y dược 5, 1990).

5. Trích lược y văn

– La Đông Dật nói: “Trong bài, Long nhãn, Táo nhân, Đương quy để bổ Tâm, Sâm, Kỳ, Truật, Linh, Thảo để bổ Tỳ. Tiết Lập Trại thêm Viễn chí, lại lấy thuốc bổ Thận thông lên Tâm mà bổ, là hai kinh kiêm trị cả Thận mà lại gọi “Quy tỳ là tại sao ?. Tâm tàng thần, tác dụng của nó là tư (lo nghĩ), Tỳ tàng trí, thể hiện là ý, tức là thần chỉ tư ý, hoả sinh thổ vậy. Tâm vì tinh thần mệt mỏi quá mà bị tổn thương, Tỳ vì ý chí uất kết mà bị tổn thương, thì bệnh mẹ tất truyền sang con, con lại hay làm cho mẹ hư, tất nhiên là như vậy. Chứng hồi hộp, kinh sợ, vật vã là thuộc Tâm; chứng không muốn ăn, mỏi mệt, uể oải, nghĩ ngợi, tay chân yếu mỏi, tai điếc, mắt mờ là thuộc Ty. Cho nên nếu Tỳ dương không vận hoá thì khí Tâm Thận tất không giao nhau, nếu không có Tỳ làm môi giới thì không đưa được khí của Thận về Tâm, mà Tâm âm không được nuôi dưỡng, đó là tư thuỷ để tế hoả, vì thế tất quy về Tỳ vậy. Dược vật của nó, một mặt tư Tâm âm, một mặt dưỡng Tỳ dương, làm cho mạnh lên để khỏe con và mẹ. Nhưng sợ Tỳ uất đã lâu thương tổn càng nhiều, cho nên lấy Mộc hương cay, lại tán, để khai thông khi kích động Ty làm cho mau chóng thông Tỳ khí lên Tâm âm, quy về Tỳ chính là chỗ đó.

– Trương Lộ Ngọc nói: Hai bài “Bổ trung ích khí và ‘Quy tỳ đều xuất xứ | từ bài “Bảo nguyên thang, cũng đều thêm Quy, Truật và sự khác nhau là thăng cử vị khí và tư bổ Tỳ âm, Bài này tư dưỡng Tâm Ty, cổ vũ thiếu hoả, hay ở chỗ Mộc hương thông điều mọi khí. Người đời thấy Mộc hương tính táo không dùng, nếu uống vào thường sinh đầy hoặc tiêu lỏng, kém ăn, đó là vì thuần âm không có dương, không thể thâu hoá lực của thuốc (Danh y phương luận).

– Tâm tàng thân mà chủ huyết, Tỳ chủ suy nghĩ mà thông huyết lo nghĩ quá độ mệt nhọc hại Tâm Tỳ, vì đó mà thần khí nguy khốn, ăn ít, không ngủ được. Tỳ vị là nguồn của khí huyết, Tỳ hư huyết thiếu thì Tâm mất sự nuôi dưỡng mà càng hư thêm, cho nên sinh ra các chứng hồi hộp, hay quên, sợ hãi, đổ mồ hôi trộm. Dùng bài này bổ ích Tâm Tỳ, khí vượng huyết sinh thì các chứng mất ngủ, hồi hộp, hay quên sẽ tự khỏi.

– Đàn bà Tỳ hư khí yếu, không thông huyết được, mà hiện ra các chứng băng, lậu kinh, đới, vận dụng bài này, chúng chủ trị tuy khác nhau, mà cơ lý giống nhau, cũng thuộc vào ý nghĩa khác bệnh mà trị như nhau (Thượng Hải – Phương tễ học).

Bài ca QUY TỲ THANG

Quy tỳ thang’ dụng Truật, Sâm, Kỳ,

Quy, Thảo, Phục thần, Viễn chỉ tùy.

Toan táo, Mộc hương, Long nhãn nhục,

Tiên gia Khương, Táo ích Tâm Tỳ,

Chính xung, kiện vong câu khả khước,

Trường phong băng lậu tổng năng y.

Quy tỳ: Sâm, Truật với Hoàng kỳ,

Quy, thảo, Phục thần, Viễn chí ghi,

Toan táo, Mộc hương. Long nhãn nhục,

Gia thêm Khương, Táo bổ Tâm Tỳ,

Hay quên, hồi hộp đều lui được, 

Băng lậu, trường phong vẫn trị đi.

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ