Bài thuốc Đinh hương thị đế thang – Xuất xứ Chứng nhân mạch trị – Tác dụng: ích khí ôn trung, trừ hàn giáng nghịch.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Đinh hương 2-4g | Đẳng sâm 8-16g |
Thị đế (tai hồng) 8-12g | Gừng tươi 8-12g |
Cách dùng: Sắc uống.
Tác dụng: ích khí ôn trung, trừ hàn giáng nghịch.
Chủ trị: Trị nấc do hư hàn.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Chứng nấc thuộc hàn là do dương khí ở trung tiêu không mạnh, vị có hư hàn. Đinh hương, Thị đế ôn Vị, tán hàn, giáng nghịch, chỉ ách, là chủ dược; Đảng sâm bổ trung ích khí; Sinh khương tán hàn, giáng nghịch. Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng ích Vị khí, tán Vị hàn, giáng Vị khí nghịch.
Ứng dụng lâm sàng
Bài này trị nấc cụt do bệnh lâu ngày cơ thể hư yếu, trung tiêu hư hàn sinh ra, thường có các triệu chứng như nấc cụt, nôn, miệng nhạt, chán ăn, bụng đầy ngực tức, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch Trầm Trì.
+ Bài này thường dùng trị chứng Vị hư hàn, nấc cụt sau phẫu thuật, bụng co thắt do cơ hoành hoặc nấc cụt cơ năng.
+ Nấc do hàn mà cơ thể khoẻ, bỏ Đẳng sâm, gọi là ‘Thị đế thang’ (Tế sinh phương).
+ Nấc do hàn mà kiêm khí uất đờm trệ, thêm Quất bì, Trúc nhự, Cao lương khương, Trầm hương, Chế bán hạ để lý khí hoá đờm, giáng nghịch, chỉ ẩu.
3. Nghiên cứu lâm sàng Đinh hương thị đế thang
+ Trị nấc lâu ngày không khỏi (ngoan cô” tính ác nghịch): Đã trị 2 ca, khỏi hoàn toàn (Cát Lâm y dược vệ sinh, 2, 1975).
+ Trị viêm dạ dày do ứ nước mật (Đởm trấp phản lưu tính Vị viêm): Dùng bài này hợp với bài ‘Tứ quân tử thang’, so sánh với dùng thuốc Tây y. Kết quả: Trung y trị 53 ca, khỏi 49, đỡ 4; Tây y trị 53 ca, khối 26, đỡ 10, không khỏi 17 (Trung Tây y dược kết hợp tạp chí 3, 1990).
Nguồn: L/Y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: