Bài thuốc Lý trung hoàn Xuất xứ Thương hàn luận- Công dụng ôn trung khứ hàn, bổ khí kiện Tỳ, chủ trị chứng Tỳ Vị hư hàn.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Can khương (quân) | Đảng sâm (thần) |
Bạch truật (tá) | Chích thảo (tá sứ) |
Cách dùng: Các vị lượng bằng nhau. Tán bột, dùng mật luyện thành hoàn, mỗi lần uống 8-16g, ngày uống 3 lần. Có thế’ sắc thuốc thang uống
Tác dụng: Ôn trung khứ hàn, bổ ích Tỳ Vị.
Chủ trị: Trị Tỳ Vị hư hàn. Có những triệu chứng bụng đau, tiêu lỏng, nôn mửa hoặc bụng đầy, Ăn ít, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch Trầm Tế hoặc Trì Hoãn.
Kiệng kỵ: Người bị nhiệt không dùng
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc:
Can khương ôn trung, khu hàn, hồi phục Tỳ dương là chủ dược; Đảng sâm bổ khí kiện tỳ; Bạch truật kiện Tỳ táo thấp; Chích thảo bổ Tỳ hoà trung và điều hoà các vị thuốc.
Gia giảm :
– Nếu hàn chứng rõ, tăng lượng Can khương;
– Tỳ hư rõ, tăng lượng Đẳng sâm;
– Tiêu chảy nhiều lần, Bạch truật sao khử thổ để tăng tác dụng sáp trường, chỉ tả;
– Hư hàn nặng, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, thêm Thục phụ tử để tăng cường ôn dương, khư hàn, gọi là bài ‘Phụ tử lý trung thang* (Hoà tễ cục phương), hoặc thêm Nhục quế, gọi là bài ‘Phụ quế lý trung hoàn’.
– Trường hợp kiết lỵ mạn tính thuộc thể Tỳ Vị hư hàn dùng bài ‘Lý trung hoàn’, hợp với ‘Hương liên hoàn’ để lý khí hoá trệ;
– Viêm ruột mạn tính, rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày tá tràng, thuộc thể Tỳ Vị hư hàn có thể dùng bài thuốc này gia giảm;
– Loét dạ dày tá tràng, phân có máu và phụ nữ xuất huyết tử cung cơ năng thuộc thể Tỳ Vị hư hàn, dùng bài này thêm A giao, Ngải diệp, Địa du, Hoa hoè để tăng thêm tác dụng chỉ huyết;
– Tỳ Vị hư hàn do sán lãi, đau bụng hoặc nôn ra giun đũa, dùng bài này, thêm Hồ tiêu, Ô mai, Phục linh, bỏ Cam thảo, gọi là bài ‘Lý trung an hồi thang’ (Vạn bệnh hồi xuân).
– Trường hợp Tỳ Vị dương hư, Tỳ vận hoá kém sinh ra đờm thấp ảnh hưởng đến Phế gây ho đờm nhiều, loãng hoặc nôn nước trong, có thể thêm chế Bán hạ, Bạch linh để táo thấp, hoá đờm gọi là bài ‘Lý trung hoá đờm hoàn’; thêm Tô tử, có tác dụng giáng khí định suyễn gọi là bài ‘Lý trung giáng đờm hoàn’ dùng trị đờm suyễn.
– Ợ hơi do hư hàn, thêm Đinh hương, Bạch khấu nhân, gọi là bài ‘Đinh khấu lý trung hoàn’.
3. Trích dẫn y văn
> Trình Giao Thuyên nói: Dương động bắt đầu từ âm, được khí ấm thì tinh hoa của cốc khí vận hành, cốc khí thăng thì trung tiêu đầy đủ cho nên gọi là lý trung, thực là lấy công điều hòa trung tiêu để bổ dương cho trung tiêu. Nếu vị dương hư thì trung khí mất chúa tể, đản trung mất tác dụng tuyên phát, lục phủ không có công năng tán bổ, tức như dưới nồi không lửa, cho nên đại tiện ra nguyên thức ăn, trên mất tư nhuận, ngũ tạng xâm phạm nhau biến sinh mọi chứng. Sâm, Truật, Chích thảo để củng cố trung châu {Tỷ Vị}. Can khương vị cay để gìn giữ trung tiêu, tất phải có nổi, có lửa củi thì mới có khí nóng bốc lôn, thế là cốc khí vào âm mà khí mạnh ra dương, thấu lên đầu não, thiếp xuống châu đô (bàng quang), ngũ tạng lục phủ đều được khí ấy. Đó là ý nghĩa của lý trung. Nếu thuỷ và hàn đều mạnh thì nên ôn cả Tỳ thận, thêm Phụ tử thì bổ mệnh môn mà Tỳ thổ cũng ôn (Danh y phương luận).
> Trình Ưng Mao nói: ’Lý trung’ thực íà lấy công điều lý, tăng thêm dương khí cho trung tiêu’. Bệnh thái âm bụng đau, nôn mửa tiêu chảy, bụng đầy, không muốn ăn, mạch Trì hoãn, miệng nhạt, lưỡi trắng, đểu có thể dùng bài này để trị. Nhưng bài ‘Lý trung hoàn’ lấy mật làm hoàn, thuộc về bài thuốc điều hoà từ từ, vì thế nó thích hợp với bệnh tình hơi nhẹ, quá trình bệnh kéo dài. Nếu bệnh tình hơi cấp, nên đổi hoàn làm thang, để có công hiệu nhanh chóng, cho nên ở sau bài thuốc có nói nhưng không bằng thuốc thang.
Đối với chứng dương hư, mất máu mà dùng bài này là dựa vào nguyên tắc ‘dương hư thì âm thoát’, tất nhiên có những chứng trạng hư hàn như mặt trắng nhợt, tinh thần mỏi mệt, lưỡi trắng, mạch Trì, ôn vào thì dương khí ở trung tiêu sẽ phấn chấn, huyết có chỗ điều khiển, dù không làm cho huyết cầm lại mà huyết sẽ tự cầm lại, nhưng cần chú ý hai chữ ‘dương hư’, nếu không thì không dùng được. Khi trị chứng dương hư thất huyết, thì Can khương thường nướng đen mà dùng [tức là Bào khương hoặc Hắc khương hoặc Thán khương] (Thượng Hải phương tễ học).
Ghi chú: Trong thương hàn luận bài Lý trung hoàn được nhắc đến trong 2 điều văn là 386 và 396. Sẽ được nói cụ thể trong bài Ngũ linh tán
Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: