Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Chân nhân dưỡng tạng thang

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Chân nhân dưỡng tạng thang – Xuất xứ Hòa tễ cục phương – Tác dụng Tỳ Thận hư hàn, trường hoạt thất cấm

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Bạch thược 64g Kha tử bì (thần) 48g
Nhục đậu khấu (nướng) (thần) 20g Đẳng sâm (tá) 24g
Đương quy (tá) 24g Bạch truật (tá) 24g
Mộc hương (tá) 56g Nhục quê (tá) 32g
Chích thảo (tá sứ) 32g Anh túc xác (quân) (tẩm mật sao) 124g

Cách dùng: Anh túc xác có thể thay bằng Thạch lựu bì. Tán bột thô, mỗi lần dùng 8-12g. sắc nước uống nóng.

Có thể dùng làm thuốc thang (giảm liều), sắc uống.

Tác dụng: Ôn bổ khí huyết, sáp trường, cố thoát. 

Chủ trị: Trị tiêu chảy hoặc lỵ kéo dài do Tỳ Thận hư hàn nặng, có thể kèm theo sa trực tràng, thường kèm đau bụng âm ỉ, chườm nóng giảm đau, người mệt mỏi, chán ăn, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch Trầm Trì.

Kiêng kỵ: Lúc dùng trị các bệnh trên, dặn bệnh nhân kiêng uống rượu, kiêng ăn chất dầu mỡ, cá tanh, chất sống lạnh.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Đẳng sâm, Bạch truật ích khí kiện Tỳ là chủ dược; Nhục đậu khấu, Nhục quế ôn Tỳ Thận để chỉ tả; Kha tử, Anh túc xác sáp trường cố thoát; Mộc hương điều khí lý Tỳ, giảm bớt tính nê trệ của thuốc cố sáp; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết hoà huyết; Chích thảo ích khí hoà trung, điều hoà các vị thuốc. Các vị hợp lại có tác dụng ôn trung sáp trường, bể dưỡng tạng khí đã bị tổn thương, vì vậy gọi là ‘Dưỡng tạng thang’.

Ứng dụng lâm sàng: Bài Chân nhân dưỡng tạng thang chủ yếu dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ kéo dài do Tỳ Thận dương hư.

Gia giảm :

+ Nếu dương hư nặng, Tỳ Thận hư hàn, thêm Can khương, Phụ tử để ônTỳ bổ Thận. 

+Tả lỵ lâu ngày gây nên khí bị hư, hạ hãm gây thoát giang (sa trực tràng), thêm Hoàng kỳ, Thăng ma để bổ khí thăng đề.

Chân nhân dưỡng tạng thang  trị có kết quả tốt chứng kiết lỵ mãn tính, viêm đại trường mãn thể tiêu chảy.

Trường hợp có tích trệ, chú ý thêm các vị thuốc tiêu thực đạo trệ.

3. Trích dẫn y văn

Chứng chủ trị của bài này tà do Tỳ thận hư hàn gây ra, sách ‘Y phương tập giải dùng bài thuốc này để trị tả lỵ lâu ngày, thuộc hư hàn, lòi dom. Nhưng lòi dom do ở khí hư hạ hãm, cho nên cần đại bổ nguyên khí, hoặc thêm một ít Thăng ma, Sài hố để đưa khí lên.

Cách trị bệnh lỵ, ở thời kỳ mới phát, tà khí đang thực, chính ra nên dùng phép Thông nhân thông dụng’, không được vội dùng thuốc chì sáp (cầm giữ) lại; nếu bệnh lỵ lâu ngày không cầm, tích trệ đã hết, bụng không đau hoặc bụng đau mà thích ấm, thích đè, trong trường hợp tạng hư hoạt thoát, thì cần phải ôn sáp, cố thoát, mới có kết quả. Hàn nhiều, thêm Can khương, Phụ tử, là để ôn bổ Tỳ thận mà trị âm hàn (Thượng Hải phương tễ học).

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm