Bài thuốc Đào hoa thang – Xuất xứ Thương hàn luận – Tác dụng Ôn trung, sáp trường
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Xích thạch chi 32g | Gạo tẻ 20g |
Can khương 8g |
Cách dùng: Lấy 1/2 Xích thạch chi (16g) sắc cùng Can khương và Gạo tẻ, đợi lúc gạo chín nhừ, lấy nước ra uống với bột Xích thạch chi còn lại, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nếu uống một lần mà khỏi thì ngừng, không uống nữa
Tác dụng: Ôn trung, sáp trường.
Chủ trị: Trị bệnh lỵ, bụng đau, phân có máu mủ, kéo dài lâu ngày không khỏi, lười trắng nhạt, mạch Trì Nhược hoặc Vi Tế.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Bài thuốc Đào hoa thang trong ‘Thương hàn luận là bài trị bệnh lỵ, bụng đau, phân có máu mủ, kéo dài lâu ngày không khỏi, tổn thương đến Tỳ Vị, chuyển thành chứng hư hàn, hoạt thoát, cho nên phải dùng phép ôn sáp cố thoát. Xích thạch chi có tác dụng sáp trường cố thoát, là chủ dược; Can khương ôn trung tán hàn; Gạo tẻ dưỡng Vị hoà trung.
Ứng dụng lâm sàng: Bài này thường dùng trị tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi, trẻ em bị sa trực tràng.
Gia giảm :
+ Trưởng hợp khí hư, thêm Đẳng sâm, Nhục khấu.
+ Có sa trực tràng, thêm Thăng ma, Hoàng kỳ.
+ Trường hợp hàn nặng, sắc mặt tái nhợt, đau bụng chườm nóng giảm đau, rêu lưỡi trắng dày, mạch Trầm Trì Nhược, dùng Bào khương thay Can khương.
3. Điều văn trong Thương hàn luận
Điều văn:
– Thiếu âm bệnh, hạ lợi tiện nùng huyết giả, Đào hoa thang chủ chi. (306)
Xích thạch chỉ 1 cân (1 nửa để nguyên, 1 nửa tán rây bột), can khương 1 lượng, cánh mễ 1 tháng.
Dùng 7 tháng nước sắc các vị thuốc đến khi gạo chín bỏ bã, uống lúc ấm 7 hợp. Cho bột xích thạch chỉ độ phương thốn chuỷ ngày uống 3 lần. Nếu uống 1 lần khỏi thì không uống nữa.
– Thiếu âm bệnh, nhị tạm nhật chí tứ ngữ nhật, phúc thống, tiểu tiện bất lợi, hạ lợi bất chỉ, tiện nùng huyết giả, Đào hoa thang chủ chi. (307)
Dịch nghĩa
Tiết này bàn về hư hàn tiểu ra máu mủ chứng và cục bộ hư hàn thổ lợi chứng. Tiêu chảy ra máu mủ đa số thuộc nhiệt chứng (nùng huyết ở đây là nhây máu lần trong phân), thường gặp trong thiếu âm bệnh nhưng cũng có chia hàn nhiệt khác nhau. Thiếu âm dương hư bất cố (cố thủ), thống nhiếp vô quyền, đại tiện hoạt thoát, tiểu ra máu nhầy, chứng thuộc hư hàn. Hư hàn thì sắc mặt nhợt nhạt, uy hàn co ro, tinh thần uể oải lừ đừ, mệt mỏi, đa số tiêu chảy (tiết tả) vào sáng sớm; phân nhầy máu màu tối, không tươi (trạch), mùi tanh chứ không thôi, lúc đi thì hoạt thoát không cấm, kèm đau bụng âm ỉ, thích ấm, thích án, miệng lạt không khát. Do hạ lợi quá nhiều (hoạt thoát) sẽ tổn thương tân dịch nên tiểu tiện không thông. Điều trị dùng Đào hoa thang ôn sáp cố thoát. Thiếu âm bệnh tiêu chảy (hạ lợi) phân máu nhầy nếu do âm hư dương kháng, tà khí sẽ tùng dương hoá nhiệt, nhiệt thương âm lạc, triệu chứng đúng ra là có lý cấp hậu trọng (mót rặn trong lỵ), hậu môn nóng, lưỡi đỏ, ít rêu… là triệu chứng âm hư có nhiệt, có thể dùng châm cứu để tả phục nhiệt trong âm.
Đào hoa thang dùng xích thạch chỉ ôn sáp cố thoát làm chủ được, phối hợp can khương ôn trung, thêm cánh mẽ ích vị. Ba thuốc hợp dùng có tác dụng sáp trường cố thoát, Xích thạch chỉ một nửa dùng sắc, một nửa dùng bột xung phục. Sắc là muốn dùng khí ôn sáp của nó, bột uống trực tiếp vô lưu lại trường trung để gia tăng khả năng thu liễm. Phàm bệnh thuộc bệnh tà đã hết mà hoạt thoát vẫn còn, không cầm đều có thể dùng phương này điều trị, không nhất thiết phải có tiêu nhầy máu. Đối với trường hợp thực tà chưa tận mà thấy hoạt thoát không cầm, có thể dùng phương này gia thêm thuốc khứ tà. Nhiệt lỵ giai đoạn đầu cấm dùng.
4. Trích dẫn y văn
Sách Thương hàn luận’ viết: ‘Bệnh thiếu âm đại tiện ra mủ máu, dùng bài ‘Đào hoa thang’ làm chủ’. Đại tiện ra mủ và máu, nói chung, phần nhiều là thuộc nhiệt, hoặc nói bệnh thiếu âm đại tiện ra máu mủ, biết là do Tỳ thận dương suy, hạ tiêu không giữ vững được mà sinh ra. Lúc đó tất có một loạt chứng trạng hư hàn hiện ra, như lưỡi trắng nhợt, mạch Trì Nhược hoặc Vi Tế, thần trí mệt, khí yếu, bụng đau, thích ấm, đè vào thì hết, và máu mủ cũng có màu tối nhạt, không tươi v.v…
Chứng tiêu chảy lâu ngày mà hoạt thoát, cũng có thể dùng bài này. Nếu thấy chứng của bài này, kèm có chân tay quyết lạnh, mạch Trầm Vi, chẳng những thổ hư mà mệnh môn hoả cũng suy, có thể tham khảo bài ‘Xích thạch chi thang’ ở sách ‘Trửu hậu phương’ (Xích thạch chi 8g, Can khương 8g, Phụ tử (nướng) 4g. Dưới rốn đau, thêm Đương quy, Bạch thược (Thượng Hải phương tễ học)
Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: