Bài thuốc Việt cúc hoàn – Xuất xứ Đan khê tâm pháp – Công dụng Hành khí giải uất.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Hương phụ (quân) | Xuyên khung (thần) |
Thương truật (thần – tả) | Lục khúc (thần – tá) |
Sơn chi tử (sao) (thần – tá) | lượng bằng nhau |
Cách dùng: Tán bột, dùng nước làm hoàn, mỗi lần uống 8-12g với nước sôi ấm. Có thể dùng làm thuốc thang sắc uống, liều lượng tuỳ chúng gia giảm.
Tác dụng: Hành khí giải uất.
Chủ trị: Trị 6 chứng uất. Khí uất thường thường biểu hiện ngực bụng đầy tức; thấp uất, thực tích trệ thường do ăn uống không tiêu, bụng trên đầy no, ợ hơi, nôn đờm; hoả uất kết, đờm tích trệ trung tiêu, thăng thanh giáng trọc bị rối loạn, thường thấy ợ hơi, ợ chua; huyết uất trệ thường sinh ra các chứng đau). Tất cả các chứng uất đều gây ra các triệu chứng trên, trong đó khí uất là nguyên nhân chính, vì khí hành, giải uất, thì huyết hành, tức là huyết lạc lưu thông, khí huyết trệ thì đờm, hoả, thấp và thực hết ứ trệ, đau cũng được tiêu trừ.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Lục uất làm thành bệnh, chủ yếu là do Tỳ vị khí cơ không lưu lợi, thăng giáng mất bình thường, mà làm cho những thứ thấp, thực, đờm, hoả, khí, huyết, vì đó mà uất trệ, thường hiện ra các chứng lồng ngực đầy tức, nuốt chua, nôn mửa, ăn uống không tiêu. Trong bài dùng Hương phụ hành khí giải uất, trị khí uất là chủ dược; Thương truật táo thấp kiện Tỳ, trị thấp trệ; Xuyên khung hành khí hoạt huyết, trị huyết ứ, giảm đau; Lục khúc tiêu thực hoà Vị, trị thực tích; Sơn chi tử thanh nhiệt trừ phiền, trị hoả uất, đều là tá dược.
Ứng dụng lâm sàng: Bài này thiên về hành khí giải uất nhưng trên lâm sàng tuỳ theo chứng uất nào nặng hơn mà thêm vị thuốc cho phù hợp.
+ Nếu khí uất nặng, lấy Hương phụ làm chủ, thêm Mộc hương, Hậu phác, Chỉ xác để tăng tác dụng hành khí giải uất;
+ Thấp trộ nặng lấy Thương truật làm chính, thêm Phục linh, Trạch tả để lợi thấp;
+ Thực tích nặng lấy Lục khúc làm chính, thêm Mạch nha, Sơn tra để tiêu thực;
+ Đờm uất nặng, thêm Nam tinh, Bán hạ, Qua lâu để tiêu đờm;
+ Huyết ứ nặng, lấy Xuyên khung làm chính, thêm Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết hoá ứ;
+ Hoả uất nặng, lấy Chi tử làm chính, thêm Hoàng liên, Long đởm thảo, Thanh đại để thanh nhiệt giáng hoả;
+ Nếu kiêm hàn, thêm Ngô thù du để khu hàn v.v… tuỳ chứng mà gia giảm;
+ Chứng tinh thần phân liệt thể khí uất có thể thêm Uất kim, Phật thủ, Diên hồ sách, Xích thược để tăng tác dụng hành khí, sơ Can giải uất.
Bài này có thể dùng trị các chứng đau dạ dày cơ năng, rối loạn tiêu hoá, bụng đầy, ợ hơi, ợ chua, thêm Sa nhân, Trần bì có hiệu quả tốt.
3. Nghiên cứu lâm sàng Bài thuốc Việt cúc hoàn
+ Trị dạ dày đau: Dùng bài này hợp với bài ‘Kim linh tử tán’ trị dạ dày đau do khí uất, kết quả tốt (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1983).
+ Trị dạ dày đau do khí uất huyết ứ: Dùng bài này hợp với bài ‘Thất tiếu tán’ có kết quả tốt (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1983).
+ Trị gan viêm mạn: Dùng bài này hợp với bài ‘Long đởm tả can thang’, trị gan viêm mạn do Can Đởm có uất nhiệt, có kết qua tốt (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1983).
+ Trị thần kinh liên sườn đau: Dùng bài này, bỏ Chi tử, thêm Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Nam tinh. Kết quả: uống 3 thang, giảm đau, uống thêm 6 thang khỏi bệnh (Cát Lâm trung y dược 1, 1983).
+ Trị hành kinh đau bụng (thống kinh): Dùng bài này hợp với bài Thất tiếu tán’, có kết quả tốt (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1983).
Kiêng kỵ: Bài này chỉ nên dùng trị thực chứng, nếu trướng hơi hư chứng gây nên bụng đầy kém ăn, tiêu lỏng, không nên dùng.
4. Trích dẫn y văn
> Con người ta lấy khí làm gốc, khí điều hoà thì lẻn xuống không má chừng mực, vận hành không ngừng trệ, thì bệnh từ đâu mà ra được. Nêu ăn uống không giữ gìn, ấm lạnh không điều hoà mừng giận bất thường, đến nỗi Vị bị uất, không muốn ăn uống, Tỳ uất không tiêu hoá cơm nước, khí uất ngực bụng trướng đầy, huyết uất lồng ngực nhói đau, thấp uất sinh đờm ẩm, hoả uất thành nhiệt và muốn nôn, nôn mửa, nuốt chua, mửa ra nước chua, cồn cào, ợ hơi, trăm bệnh nổi dậy. Cho nên dùng Hương phụ để khai thông khí uất, Thương truật trừ thấp uất, Xuyên khung hành huyết uất, Sơn chi tránh hoả uất, Thần khúc tiêu thực uất, đó là Chu Chấn Hanh vì năm chứng uất mà biến thông đặt thành bài thuốc để trị vậy. Năm vị cùng hoà hợp nhau, cộng thành hiệu quả giải năm chứng uất, Nhưng phải xem xét chứng uất nào nặng hơn thì dùng vị thuốc nào làm chủ. Còn nếu như khí hư, thêm Nhân sâm; khí đau thêm Mộc hương; uất nặng thêm uất kim; biếng ăn, thêm Cốc nha; đầy trướng thêm Hậu phác; đầy tức thêm Chỉ thực; nôn đờm, thêm Gừng; mùa hè hoả thịnh thêm Du (Ngô thù du), Liên (Hoàng liên), lúc lâm chứng cần xét rõ mà gia giảm (Sán bổ danh y phương luận).
> Bài ‘Lục uất thang’ nguyên là bài thuốc của Chu Đan Khê lập ra, dùng thuốc theo phân loại 6 chứng uất, đến Lý Diên đời nhà Minh lại dựa vào phương pháp của Chu Đan Khê chế ra bài ‘Lục uất thang’ để tiêu đờm, hành khí, hoá trệ, trừ bí kết. Bài thuốc ở đây là bài nói về ‘Lục uất thang’ của Lý Diên. Bài này gồm 9 vị: Hương phụ sao với dấm, Xích phục linh, Trần bì, Bán hạ (chế), Xuyên khung, Sơn chi, mỗi vị 4g, Thương truật, Sa nhân, Cam thảo, đểu 2g, thêm Sinh khương 3 lát, sắc uống (Thang đầu ca quát).
> Bài này chú trọng hành khí giải uất, vì khí hành thì huyết hành, khí lưu thông thì những thứ đờm, hoả, thấp, trực, uất kết sẽ tự hết. Nhưng khi dùng trên lâm sàng, cần đánh giá trong 6 thứ, thứ nào nặng hơn mà thêm các vị thuốc cho thích hợp với bệnh tình. Nếu khí uất nhiều hơn, thêm Mộc hương, Binh lang; thấp uất nhiều hơn, thêm Phục linh, Trạch tả; đờm uất nhiều hơn, thêm Bán hạ, Nam tinh, Qua lâu; huyết uất nặng hơn, thêm Đào nhân, Hồng hoa; thực uất nhiều hơn, thêm Sơn tra, Mạch nha, Sa nhân; hỏa uất nhiều hơn, thêm Xuyên liên, Thanh đại; có hàn thì thêm Ngô thù; nê trệ, trướng đầy, thêm Hậu phác, Chỉ xác.
Tóm lại, bài này tuy là hành khí giải uất, nhưng chỉ nêu một cách chung chung, phải tuỳ từng trường hợp gia giảm, thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn (Thượng Hải phương tễ học).
Nguồn: L/Y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: