Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Hoàng liên a giao thang [Phân tích, ứng dung và y văn]

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Hoàng liên a giao thang – Xuất xứ  Thương hàn luận – Tác dụng Tư âm giáng hỏa

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Hoàng liên 6g  12g Hoàng cầm 12g
Bạch thược 12g A giao 12g
Kê tử hoàng 2 quả

Cách dùng: Sắc thuốc 2 lần, trộn chung, cho A giao vào nấu tiếp cho tan, cho lòng đỏ trứng gà (Kê tử hoàng) vào, khuấy đều, chia làm 2 lần uống. Khi uống, hâm nóng thuốc.

Tác dụng: Tư âm giáng hỏa. 

Chủ trị: Trị âm hư hỏa vượng, tâm phiền, mất ngủ, lưỡi đỏ, rêu khô, mạch Tế Sác.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Hoàng cầm, Hoàng liên giáng hỏa; Kê tử hoàng, Bạch thược, A giao dưỡng âm huyết. Đối với chứng âm hư hoả vượng nặng gây mất ngủ, dùng bài này rất có hiệu quả.

Gia giảm : 

+ Trên lâm sàng có thể thêm Nữ trinh tử, Hạn liên thảo.

+ Âm hư nặng, tân dịch hao thương, họng khô ráo, thêm Huyền sâm, Mạch đông, Thạch hộc.

+ Hoả vượng nặng, trong tim bồi hồi, thêm Sơn chi, Tiên trúc diệp.

+ Khi ngủ hay kinh hoàng mà dễ tỉnh, thêm Long xỉ, Trân châu mẫu.

+ Ngủ không được say, thêm Toan táo nhân, Dạ giao đằng.

Ứng dụng lâm sàng

Hoàng liên a giao thang thiết chế do (được thiết kế chế tạo) thận âm hư khuy, tâm hỏa thượng viêm, Phường dùng cầm liền với liều lượng tương đối lớn vì muốn tả tâm hỏa là chính. Ngô Cúc Thông trong “Ôn bệnh điều biện” đã chỉ ra rõ ràng “Tà thiểu hư đa giả, bất đắc dụng hoàng liên a giao thang”. Phương này gần đây thường dùng trong giai đoạn sau nhiệt lỵ, dư nhiệt thương âm chứng, tâm thần bất giao, âm hư hỏa vượng gây mất ngủ và nhiều loại bệnh chứng xuất huyết do âm hư nội nhiệt. 

+ Trị mất ngủ lâu ngày không khỏi: Dùng ‘Hoàng liên a giao thang’, thêm Sinh địa. Trị 18 ca. kết quả: Sau khi uống 3-12 thang, đều gần như khỏi hẳn (Giang Tây trung y dược 6, 1984).

+ Trị tạng táo (hysteria): Dùng bài này trị 25 ca đều có kết quả (Bắc Kinh trung y 3, 1985).

+  Trị răng đau: Dùng bài này thêm Nhục quế, Xuyên ngưu tất, Thục địa, Địa cốt bì. Kết quả: Uống 2 thang, khỏi bệnh (Tứ Xuyên trung y 10, 1985).

+ Trị miệng lưỡi lở loét dùng bài này bổ Hoàng cầm, thêm Sinh địa, Cam thảo, Nhân trung bạch, Mộc thông, cát cánh. Kết quả: Điều trị nửa tháng, khỏi bệnh (Tân trung y 2, 1990).

+ Trị viêm kết trường: Dùng bài này thêm Mã xỉ hiện, Phòng phong, Diên hồ. Kết quả: Uống 14 thang, khỏi bệnh (Cát Lâm trung y dược 4, 1990)

3. Điều văn trong Thương hàn luận

– Nguyên văn: Thiếu âm bệnh, đắc chi nhị tạm nhật dĩ thượng, tâm trung phiền, bất đắc ngọa, Hoàng liên a giao thang chủ chi. (303)

Dùng 6 thằng nước sắc trước 3 vị lấy 2 thằng bỏ bã, cho a giao vô hoà tan chờ hơi nguội cho lòng đỏ hột gà vô, quậy đều, uống 7 hợp lúc ấm. Ngày 3 lần. Giải thích từ

– Dịch nghĩa

Tà phạm thiếu âm thường do yếu tố thể chất của bệnh nhân mà có thể phát sinh hàn hoá hoặc nhiệt hoá. “Thiếu âm bệnh, đắc chi nhị tạm nhật dĩ thượng, tâm trung phiền bất đắc ngoạ” tức là bệnh tà tùng dương hoá nhiệt, thận thuỷ khuy (thiếu) ở dưới, tâm hỏa kháng ở trên. Tâm thần bất giao, thuỷ hỏa bất tế gây ra do đó còn nên có triệu chứng họng khô, miệng táo, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác… Chứng này tuy có âm hư nhưng lại do tà nhiệt là chính do đó điều trị cần thanh nhiệt là chính, kiêm cố tư âm (cố = chiếu cố). Phương dùng Hoàng liên a giao thang. Phương có hoàng liên, hoàng cầm thanh tâm hỏa trừ phiền nhiệt; thược dược, a giao tư âm can thận; kê tử hoàng dưỡng huyết nhuận táo, kết hợp tạo thành phương tễ tả tâm hỏa, tư thận thuỷ, giao thông tâm thận. 

Lời bàn

Sốt trong thái thiếu lưỡng cảm chứng và sốt của thiếu âm âm thịnh cách dương rất khác nhau. Thái thiếu là toàn thân phát nhiệt (sốt), âm thịnh cách dương cũng có sốt nhưng là giả nhiệt nên tứ chi quyết lãnh, không ố hàn, đồng thời tất phải kèm hạ lợi thanh cốc, mạch vi muốn tuyệt… là những triệu chứng của lý hư hàn chứng.

Hoàng liên a giao thang chứng có tâm phiền bất đắc ngoại và Chỉ từ xị thang chứng hư phiên bất đắc miền khác nhau. Một cái là nhiệt nhiều hung cách, thận thủy chưa hư nên rêu lưỡi đa số là vàng trắng, tâm trung ảo não, cảm giác trống rỗng trong ngực, đau ngực… trị nghi thanh tuyên uất nhiệt. Một cái là âm hư dương kháng mà sốt, chất lưỡi không chỉ đỏ thẫm mà khô không tân dịch nhưng lại không thấy nhiệt nhiều hung cách nên trị nghi là tư âm thanh nhiệt giáng hỏa. 

Trích lược y văn

– Sốt của thiếu âm có từ dương kinh truyền nhập, cũng có tự cảm thụ hàn tà lâu ngày biến thành nhiệt. Nói 2-3 ngày trở lên tức là từ 2-3 ngày đến 4-5 ngày hoặc 8-9 ngày lúc này hàn cực đã biến thành nhiệt rồi. Tâm trung phiền bất đắc ngoạ là do nhiệt khí nội động, tận nhập vào hết) vào huyết phần rồi. (Vưu Tại Kinh)

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ