Bài thuốc Thái sơn bàn thạch tán – Xuất xứ Cảnh nhạc toàn thư – Tác dụng ích khí, kiện Tỳ, dưỡng huyết, an thai.
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Thục địa 20g | Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 12g |
Bạch thược (sao rượu) 12g | Hoàng kỳ chích 12g |
Đương quy 12g | Bạch truật (sao) 12g |
Hoàng cầm 12g | Tục đoạn 12g |
Xuyên khung 4g | Chích cam thảo 2g |
Sa nhân 2g | Gạo nếp 1 nắm |
‘Bát trân thang’ bỏ Phục linh, thêm Tục đoạn, Hoàng cầm, Nhân sâm, Nhu mễ.
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: ích khí, kiện Tỳ, dưỡng huyết, an thai.
Chủ trị: Trị thai động không yên, dự phòng quen dọa sẩy thai.
2. Phân tích bài thuốc
Bài này từ ‘Bát trân thang’ biến hoá mà ra. Thêm Hoàng kỳ bổ khí; Sa nhân lý khí an thai; Gạo nếp ôn dưỡng Tỳ Vị; Tục đoạn bổ ích Can Thận mà giữ thai ổn định, có hai công dụng bổ khí huyết và dưỡng thai; Hoàng cầm thanh nhiệt tả hoả, phối hợp với Truật, Thược là thuốc chính để an thai. Bài này lấy tên là ‘Thái sơn bàn thạch tán’ là người xưa hình dung bài này có tác dụng điều bổ khí huyết để giữ thai ổn định.
Gia giảm: Có thai mà ra dịch màu đỏ, cần bỏ Xuyên khung, thêm A giao, lá Ngải cứu, Đỗ trọng cùng dùng chung với bài ‘Giao ngài thang gia giảm
+ Trị sảy thai: Dùng bài này gia giảm, trị 104 ca, trong đó mới bị lần đầu 96 ca, quen dọa sảy thai 8 ca. Kết quả: Đến đúng tháng mới sinh 98 ca, không kết quả 6 (Vân Nam trung y tạp chí 6, 1985).
Dùng bài này thêm Trữ ma căn, A giao, trị 3 ca quen dạ xảy thai. Kết quả: Đều sinh đúng tháng (Chiết Giang trung y học viện học báo 6, 1981).
+ Trị nôn mửa lúc có thai: Dùng bài này gia giảm, tri 88 ca. Khỏi 85, đỡ 1, không khỏi 2 (Cát Lâm trung y dược 5, 1990).
+ Trị xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu: Dùng bài này gia giảm, trị nhiều bệnh nhân bị bệnh đã nhiều năm, da có lúc có vết ban tím xanh, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài không hết, lượng nhiều, màu kinh nhạt, gần ngày hành kinh thì bắp tay nổi gân xanh tím. Kết quả: Sau khi uống 4 thang, các nốt xuất huyết giảm dần, uống tiếp 10 thang, khỏi bệnh, theo dõi 1 thời gian không thấy xuất huyết dưới da và chảy máu chân răng (Trung thành dược nghiên cứu 9, 1985).
Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: