Bài thuốc Sinh mạch tán – Xuất xứ Nội ngoại thương biện hoặc luận – Tác dụng ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn, ích khí dưỡng âm, liễm Phê chỉ khái.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Nhân sâm 8-12g (quân) | Mạch môn 12g (thần) |
Ngũ vị tử 8g (tá) |
Cách dùng: Sắc uống
Tác dụng: ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn.
Chủ trị: Trị nhiệt hại nguyên khí, ấm tân hao nhiều, mồ hôi nhiều, người mệt, thở ngắn, miệng khát, mạch Hư nhược.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Nhân sâm bổ ích nguyên khí, sinh tân dịch, là chủ dược; Mạch môn dưỡng âm sinh tân, đồng thời có tác dụng thanh Phế; Ngũ vị tử liễm Phế, chỉ hãn, hợp với Mạch môn làm tăng thêm tác dụng sinh tân. 3 vị thuốc hợp lại, 1 bổ, 1 thanh, 1 liễm, vì vậy, có tác dụng ích khí, liễm hãn, dưỡng âm sinh tân tốt.
Ứng dụng lâm sàng: Hiện nay thường chế thành dạng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thịt, trị mất nước nặng, hư thoát, choáng, tác dụng nhanh. Thuốc có tác dụng tăng cường co bóp cơ tim, điều chỉnh, nâng cao huyết áp, duy trì, ổn định, tăng sức mạnh của tim, tăng lực cơ lim, chống tình trạng thiếu oxy do suy cơ tim
và quá trình chuyển hóa đường, điều chỉnh các chức năng cơ thể haotj động bình thường
3. Nghiên cứu lâm sàng Sinh mạch tán
+ Trị bệnh nhiệt (nhiệt bệnh): Dùng bài này gia giảm, trị áp xe phổi do liên cầu khuẩn gây nên, bệnh thấp tim và viêm phổi do virus, cơ tim viêm, sau khi sinh bị sốt… Với các triệu chứng sốt, ra nhiều mồ hôi, hơi thd ngắn, mỏi mệt, uể oải, khát, lưỡi khô không có nước miếng, mạch Hư không lực. Kết quả: Đa số đều khỏi (Tân trung y 5, 1984).
+ Trị di chứng viêm não Nhật Bản (Ất hình não viêm hậu kỳ): Đã trị 39 ca, trong đó đa số do sốt cao làm cho Vị âm bị hao tổn, tân dịch suy yếu. Kết quả: Tỷ lệ khỏi là 92,3% (Quảng Đông trung y 3, 1958).
+ Trị ngất: Dùng bài này thêm Ngũ vị tử, chế thành thuốc chích ‘Sâm mạch\ Mỗi lần dùng 10-20ml, hoà với 500ml dịch truyền Glucose truyền vào tĩnh mạch. Trị 30 ca, trong đó nhiễm trùng 20 ca, tụt huyết áp 7, thấp tim 1, 2 ca rối loạn nhịp tim sau khi sinh… Kết quả tốt (Thành Đô trung y học viện học báo 2, 1988).
+ Trị rối loạn nhịp tim : Dùng bài này gia giảm, trị 19 ca. Kết quả: Nhịp tim tăng lên 60 nhịp/phút, đo điện tim có giảm 8 ca, nhịp tim tăng lên 50 nhịp/phút, các triệu chứng đều giảm 9 ca, không khỏi 2 (Hà Bắc trung y tạp chí 5, 1986).
+ Trị đau cơ tim mạn tính (Mạn tính khắc sơn bệnh): Dùng bài này thêm Phục linh, Hồng hoa, trộn mật làm hoàn. Trị 54 ca, khỏi 70.2%, đỡ 96.3% (Địa phương bệnh phòng trị 2, 1975).
+ Trị có thai bị chảy máu mũi: Dùng bài này gia giảm, trị 2 ca kèm thai chết trong bụng. Kết quả: Hết chảy máu mũi (Hồ Nam trung y học viện học báo 4, 1987).
+ Trị rối loạn thần kinh thực vật sau khi giải phẫu: Dùng bài này gia vị, trị sau khi giải phẫu, bị sốt, tự ra mồ hôi, khát, sắc mặt xanh nhạt hoặc ửng đỏ, mệt mỏi, uể oải, lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế Sác, thấy cổ chuyển biến tốt (Tứ Xuyên trung y 2, 1989).
+ Trị teo thần kinh thị giác: Dùng bài này gia giảm, trị có kết quả tốt (Trung y tạp chí 7, 1957). hoạt động bình thường.
4. Trích dẫn y văn
> Sách Nội kinh viết: “Đại khí chứa ở trong ngực do Phế làm chủ”. Thử nhiệt thương Phế; Phế bị thương tổn thì khí cũng tổn thương, cho nên hơi thở ngắn, mỏi mệt mà ho, suyễn. Phế chủ da lông, Phế bị tổn thương, không bảo vệ được bên ngoài thì ra mồ hôi. Nhiệt làm tổn thương nguyên khí, khí bị thương tổn thì không sinh được tân dịch, cho nên miệng khát. Bài này dùng Nhân sâm làm quân để bổ khí, tức là bổ Phế; Mạch môn làm thần để thanh khí, tức là thanh Phế; Ngũ vị làm tá để thu liễm khí tức là liễm Phế. Ngô Côn nói: “Một vị bổ, một vị thanh, một vị liễm, phép dưỡng khí như vậy là đủ, tên gọi là ‘Sinh mạch’ vì mạch có khí thì đầy đủ, thiếu khí thì yếu”. Lý Đông Viên nói: “Mùa hè uống ‘Sinh mạch ẩm’ thêm Hoàng kỳ, Cam thảo gọi là ‘Sinh mạch bảo nguyên thang’, làm cho khí lực người ta mạnh lên”; Lại thêm Đương quy, Bạch thược gọi là ‘Nhân sâm ẩm tử’, trị khí hư ho suyễn, thổ huyết, máu cam, cũng là cái lệ hư hoả có thể bổ (San bổ danh y phương luận – Y tông kim giám).
> Mùa nóng mồ hôi ra nhiều, tân khí bị hao tổn, thường dùng bài này. Vì thử là dương tà, rất dễ hao tổn khí âm, Phế chủ khí, ngoài hợp với bì mao, thử nhiệt hại Phế thì hơi thở ngắn, Phế hư, lỗ chân lông không giữ vững cho nên đổ mồ hôi, mồ hôi ra nhiều, tân dịch bị tổn thương cho nên miệng khát, nguyên khí bị hao tổn thì chân tay uể oải, mạch Hư nhược. Trong lúc đó, cho dùng bài thuốc ích khí sinh tân, làm cho nguyên khí phấn chấn thì các chứng hơi thở ngắn, nhọc mệt, tự đổ mồ hôi có thể khỏi. Khí đủ thì tân dịch sinh, cho nên chứng miệng khát cũng theo đó mà hết. Còn ho lâu, Phế hư, tân khí đều bị tổn thương, hiện ra chứng trạng như trên mà dùng bài này theo ý nghĩa ích khí sinh tân, liễm Phế chỉ khái. Tuy nhiên, bài này không phải là bài thuốc thường dùng để trị thử, như ngoài có biểu tà, thử nhiệt nhiều, khí âm chưa bị tổn thương, thì không dùng được. Ngoài ra nếu dùng nó để trị chứng Phế hư ho lâu, phải là trong lúc tân dịch bị tổn thương, khí bị hao, chỉ có hư không có tà thì dùng mới đúng.
Bài này có thể cấp cứu nguyên khí hao thương, hư thoát mà có nhiệt khác với ‘Tứ nghịch thang’, ‘Sâm phụ thang’, cứu vong dương hư thoát (Thượng Hải – Phương tễ học).
> Bài ‘Sinh mạch tán’ chủ yếu trị sau khi cảm nắng thử tà đã hết, tân dịch, khí hư nhược, tuy nhiên có người ngộ nhận là trị bệnh thử. Nếu bệnh thử tà khí chưa hết, cách trị chủ yếu là thanh thử, nếu dùng bài này, Ngũ vị sẽ thu liễm tà khí không phát tán được. Từ Hồi Khê nói: ‘Sau khi thử làm tổn thương, dùng bài này bảo tổn tân dịch, không phải là thuốc trị thử tà, nếu dùng trị bệnh cảm nặng là sai lầm lớn’. Do đó, bài này trị dư chứng bệnh cảm nặng, tân dịch, khí tổn thương, đó là đặc điểm biện chứng chủ yếu (Trung y vấn đối),
> So với ‘Sâm phụ thang’, cả hai bài đều có tác dụng trị nguyên dương hư tổn nặng. Tuy nhiên giữa hai bài có những đặc điểm khác nhau. ‘Sinh mạch tán’ ích khí, sinh tân dịch, liễm âm, cầm mồ hôi, trị thử nhiệt làm tổn thương phần âm, khí, tân dịch; ‘Sâm phụ thang’ ích khí, hồi dương, cứu thoát, trị dương khí đại hư, khí thoát, tâm lực suy kiệt, bệnh nặng, thở yếu, tay chân lạnh, ra mồ hôi lạnh không cầm, mạch nhỏ muốn tuyệt (Trung y vấn đối).
Nguồn: L/y Hoàng Duy tân
Xem thêm: