Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ngũ vị tử còn gọi: Ngũ vị bắc (Cây cỏ thường thấy Việt Nam). Huyền cập (Ngô phổ bản thảo). Hội cập (Biệt lục). Ngũ mai tử (Liên ninh chủ yếu được tài). Diện đằng, Sơn hoa tiêu(Trung dược đại từ điển).

– Tên khoa học: Schisandra chinensis (Turcz) Baill.

Thuộc họ Ngũ vị (Schisandraceae). 

Ngoài loại ngũ vị tử này ở nước ta còn 2 loại nữa là:

1) Ngũ vị bắc hoa to: Schisandra grandiflora Hook – f – et thoms.

2) Ngũ vị Vân Nam: Schsandra propinqua (blume) Hook. f. et thoms.

Mọc ở rừng núi miền Bắc Việt Nam như Sapa, Phong Thổ nhưng chưa thấy khai thác.

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Ngũ vị tử là quả cây Ngũ vị.

– Hình dáng vị thuốc

Quá ngũ vị tử khô hơi hình cầu. hoặc hình cầu lệch, đường kính 5. 8mm, vỏ ngoài sắc hồng tươi, sắc hồng tía, hoặc sắc hồng tối, nhìn rõ dầu ướt nhuận, có nếp nhăn không chỉnh tề. Quả thịt mềm mại, thường vài quả dính nhau 1 chỗ, trong hàm chứa 1 – 2 hạt, hình thận, sắc vàng nâu, có trơn bóng, cứng rắn, nhân sắc trắng thịt quả mùi hơi yếu mà đặc thù, vị chua, sau khi nhân phá vỡ thì có mùi thơm, vị cay mà đắng. Dùng hạt sắc hồng tía, hạt to, thịt dầu, có dầu cùng trơn bóng là tốt.

– Thu hái: Vào mùa thu khi quả chín, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô để dùng.

– Bào chế: 

Ngũ vị tử: sàng bỏ tro bụi, trừ bỏ tạp chất đặt trong nồi hấp, hấp chín lấy ra phơi khô. Rượu ngũ vị tử: Lấy ngũ vị tử đã sạch thêm hoàng tửu đảo đều, đặt trong chỗ đậy kín, đun cách thủy đợi rượu hút hết lấy ra phơi khô. Còn dùng mật dùng dấm sao, phương pháp giống như rượu hấp cùng. (Cứ 100 cân ngũ vị tử dùng 20 cân rượu, mật ong 30 cân, dấm gạo 15 cân).

2. Tác dụng dược lý

1) Tác dụng đối với hệ – trung khu thần kinh:

Trong lúc sử dụng lượng thì thích đáng đối với hệ thống khu thần kinh ở mức độ không giống nhau (như phở

(như phản xạ cơ co của xương tủy ( phản xạ xương tủy, đại não v, v, ..) thì đều hưng phấn, thì đều có tác dụng.

Đối với các bộ phận hệ thống trung khu thần kinh của ngài khỏe mạnh tiến hành phản ứng tính phản xạ đều có tác dụng cường tráng cùng hưng phấn, có thể cải thiện được hoạt động trí lực, nâng cao được hiệu suất công tác… Dùng phản xạ điều kiện hoặc não điện đồ cũng chứng minh rằng bắc ngũ vị có thể tăng cường quá trình hưng phấn, nhưng yếu hơn cafein, cũng có thể tăng cường quá trình ức chế, tăng to tính linh hoạt của quá trình thần kinh; xúc tiến tương hỗ cân bằng trong quá trình 2 loại thần kinh, nâng cao tác dụng điều tiết của tầng vỏ đại não. Lượng thuốc quá lớn thì xuất hiện ức chế kiểu bảo hộ, bèn dẫn đến hiện tượng trúng độc (vận động hưng phấn, mất ngủ, hô hấp khó khăn v.v…). Đối với thực nghiệm qua chiếu xạ của phóng xạ tuyến đối với con chó bị chứng thần kinh quan nặng. Lượng thuốc dùng cần nhỏ hơn so với khi chưa bị chiếu phóng xạ, mới có thể đối với điều kiện phản xạ dấy lên tác dụng cải thiện. Nó đối với cách chữa sau tác dụng hơn nhân sâm.

Dùng petroleum ether (thạch du mê) (hàm chứa schisandrin ( Ngũ vị tứ tố, 10 – 80%) cho chuột nhỏ uống hoặc tiêm vào xoang bụng, đối với choline (đởm kiếm) có tác dụng rõ rệt ở hệ thống thần kinh, lượng nhỏ thuốc có thể tăng cường tác dụng thụ thể của nicotine (tăng cường kinh quyết và kháng lợi niệu của nicotine), mà đối với tác dụng thụ thể của “độc đàm kiếm” (muscarinic receptor) thì tương đối yếu. Lượng lớn thuốc đối với 2 cái đó đều có thể bị cản trở đứt đoạn. Nó tăng cường tác dụng nào đó của reserpine (lợi huyết bình) lại tăng thêm tính hoạt động của động vật, ở trên não, điện đồ cũng biểu hiện tác dụng hưng phấn, tức là từ sóng cao rải thành sóng chậm rồi chuyển thành sóng tỉnh, dùng ether chiết xuất vật cùng barbital có tác dụng hiệp đồng..

2) Ảnh hưởng đối với hô hấp.

Ngũ vị tử tố (schisandrin) đối với hô hấp có tác dụng hưng phấn. Thuốc sắc (100% độ đậm đặc, giá trị PH là 2,5 – 3,2) 0,1 – 0,5ml/kg tiêm tĩnh mạch, đối với sự hít thở của thỏ nhà gây tê cùng thanh tỉnh đều có tác dụng hưng phấn (tần suất tăng thêm, biên độ chấn động thêm lớn); đối với chó gây mê mèo gây mê cũng có thể hưng phấn hô hấp, đối với tác dụng ức chế hô hấp của morphine thì có tác dụng đối kháng. Căn cứ vào phân tích thì tác dụng này là kết quả trực tiếp hưng phấn trung thu hô hấp. Tính axit của thuốc sắc sau khi qua trung hòa thì tác dụng giảm yếu.

3) Ảnh hưởng đối với hệ thống. tâm huyết quản:

Trong lúc dùng lượng thuốc chữa trị đối với huyết áp không ảnh hướng rõ rệt. Thuốc chế cùng phương pháp thực nghiệm không giống nhau thì kết quả không giống nhau.

Dùng nước, cồn pha loãng ngâm ngũ vị tử cho ra dịch tiêm tĩnh mạch động vật đã gây mê dẫn đến giáng áp. Sau khi trung hòa độ toan tác dụng giáng áp rất yếu (tiêm bắp). Dịch chiết xuất quả ngũ vị bằng côn có thể khiến ông máu ngón tay trỏ con người dãn nở. Có người cho rằng bắc ngũ vị tử có giúp cho tạng tâm hoạt động, đối với tạng tâm của động vật có tác dụng mạnh tâm nào đó, đối với huyết áp không bình thường có tác dụng điều chỉnh, đối Với người tuần hoàn suy kiệt ấy thì tác dụng tăng cao huyết áp tương đối rõ rệt.

4) Tác dụng đối với tử cung:

Đối với tử cung thỏ nhà đã ly thể hoặc còn ở trong cơ thể (chưa có mang, có mang hoặc sau đẻ) thì cơ trơn (smooth muscle) đủ có tác dụng hưng phấn, chủ yếu là co bóp theo tiết luật được thêm mạnh, đối Với lực căng dân không ảnh hưởng rõ rệt, không sản sinh ra co bóp cũng không lên cao huyết áp, cùng với loại mạch giác (ergo = nấm cựa gà không cùng nhau. Tincture của bắc ngũ vị tử (Bắc ngũ vị tử đinh) đối với đàn bà chậm đẻ rặn đẻ nếu ớt, thậm chí mang thai quá kỵ, đều có tác dụng thêm mạnh cho thời kỳ chửa đẻ, nếu hoạt động chửa đẻ đã tự nhiên phát sinh thì hiệu quả càng tốt hơn.

5) Ảnh hưởng đối với thay cũ đổi mới:

– Có thể ảnh hưởng sự thay đổi của đường, xúc tiến can đường nguyên (hepatic glycogen) dễ sinh ra dung nôi (heterolysome) tăng nhanh hepatic glycogen phân giải, khiến não, gan, cùng tổ chức bắp thịt tăng mạnh  quá trình chuyển hóa phosphoric axit của fructose (quả đường) và đường glucoza, có thể nâng cao mức cân bằng của huyết nhũ toàn và cường huyết. Nhưng cũng có báo cáo đối với đường huyết không ảnh hưởng.

– Đối với tổ chức đã tách rời cơ thể (như não, gan, thận…) hô hấp hoặc tiêu hao oxy thì báo các cũng không nhất trí, có báo cáo có thể tăng thêm tiêu hao Oxy cũng có báo nói giáng thấp oxy. Nó có thể xúc tiến hấp thu P đường vị tràng đồng thời tăng thêm chứa chát ở gan, thận, phế, tâm, tỳ, tụy cùng trong não. Có thể ngắn tạm tăng cường base (kiềm) cho hoạt tính của phosphatase.

Trong thí nghiệm lượng chịu đựng đường glucoza đối với thỏ, vật chiết xuất có thể cải thiện cơ thể lợi dụng đối với đường. Còn có thể khiến chuột con tuyến ngực co teo, cho nên có tác dụng tăng cường công năng chất vô tuyến thượng thận.

6) Tác dụng khác:

Có thể nâng cao cho người bình thường và người bệnh mắt sức nhìn cùng với tầm nhìn rộng lớn, đối với lực nghe cũng có ảnh hưởng tốt. còn có thể nâng cao sức phân biệt cảm thụ ngoài da. Đối với dịch vụ bài tiết có tác dụng điều tiết..

Trên mình con chó có ống túi mật bị teo yếu thì có tác dụng xúc tiến nước một bài tiết. Đối với tác dụng kháng khuẩn (bệnh lý, khuẩn trụ mủ xanh) từng có báo cáo, nhưng do vì độ axit tương đối mạnh, còn cần tiến một bước phân tích. Đối với chuột con có tác dụng trấn ho, trừ đờm. Từ vật chiết xuất bằng ether chế được 2 loại kết tinh (điểm dung hóa đều là 120 – 122°C, 126 – 129°C) đối với chuột con có tác dụng trấn ho rõ ràng. Người khỏe mạnh miệng uống 2 – 3g (tương đương thuốc sống 11,8 – 17,7 gam) đối với huyết áp, hô hấp và tâm xuất (Heart rate) không ảnh hưởng rõ ràng.

Bắc ngũ vị tử cùng nhân sâm tương tự đủ có tác dụng dạng “thích ứng nguyên” (adaptagen), tuy so với loại thuốc khác cùng loại như thích ngũ gia, nhân sâm thì tương đối yếu, nhưng độc tính cũng tương đối nhẹ, Nó có thể tăng cường năng lực phòng ngự tính kích thích phi đặc trị đối với cơ thể. Trong khi dùng lượng thuốc thích đáng có thể kéo dài thời gian bơi lội cho chuột lớn, có thể đối kháng với: testosterone giảm nhẹ trọng lượng tuyến thượng thận chuột lớn, cùng với ngăn trở cortisone (khảo đích tùng)  hydrogen hóa dẫn đến trong tuyến thượng thận hàm lượng vitamin C xuống thấp. Chỉ một dùng ngũ vị | tử hoặc cùng toan táo nhân hợp dùng đều có thể nâng cao tỷ suất sống còn tồn hoạt xuất survival rate) đối với chuột con bị bỏng lửa kéo dài thời gian sống còn. Hai vị đó phối ngũ còn có thể làm chậm cơn sốc, choáng do bỏng lửa của chuột cùng với kéo dài thời gian sống còn; đồng thời có thể giảm nhẹ thủy thũng cục bộ của chuột con do tổn thương bỏng lửa.

– Độc tính:

Dùng 5g/kg cơ thể rót vào dạ dày chuột con, chưa thấy tử vong, cho nên độc tính rất thấp, nếu lấy dầu mỡ (chi phương du) 10 – 15g/ kg thân thể rót vào dạ dày chuột, qua 15 – 60 phút chuột con xuất hiện hô hấp khó khăn, vận động giảm ít, sau 1 – 2 ngày thì tử vong.

Vị thuốc Ngũ vị tử

Vị thuốc Ngũ vị tử

3. Vị thuốc Ngũ vị tử theo Đông y

– Tính vị: Chua, ấm. 

+ Đường bản thảo: Vỏ thịt ngọt chua, trong hột cay đắng, đều có vị mặn.

+ Trường sa dược giải: Vị chua hơi đắng mặn. Khí sáp. + Bản kinh: Vị chua, ấm. 

– Vào kinh: Phế, thận, tâm, can. 

– Công dụng chủ trị:

Thu liễm phế, tự dưỡng thận, sinh tân, thu mồ hôi, sắp xít tinh. Trị phế hư suyễn họ, miệng khô gây khát, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, lào thương gầy gò, mộng di hoạt tinh, ly lâu tả lâu.

+ Bản kinh: Chủ ích khí, ho ngược khí xốc lên, lao thương gầy gò, bổ không đủ, mạnh âm, ích tinh cho con trai

+ Biệt lục: Nuôi 5 tạng, trừ nhiệt, sinh cơ trong âm.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Sáng mắt ấm tạng thận, trị phong, hạ khí, tiêu ăn, trị hoắc loạn chuyển gân, huyền tích, bôn đồn khí lạnh, tiêu thủy thũng phản vị, tâm bụng khí chướng, ngừng khát, trừ phiền nóng, giải độc rượu, mạnh gân cốt.

+ Lý Hãn: Sinh tân dịch, ngừng khát, trị tả ly, bổ nguyên khí không đủ, thu khí hao tan, con ngươi nở to.

+ Vương Hiếu Cổ: Trị suyễn ho, ho do táo, mạnh thủy, trấn dương.

+ Bản thảo mông thuyên: Ho do phong hàn, nam ngũ vị hay lạ, hư tổn lao thương, bắc ngũ vị rất hay.

+ Bản thảo thông huyền: Bền chặt tinh, thu liễm mồ hôi. 

* Cách dùng lượng dùng: 

+ Uống trong: Sắc nước 2g-3g/ngày. Hoặc làm viên, tán bột uống.

+ Dùng ngoài: Nghiền nhỏ thấm hoặc sắc nước rửa

* Kiêng kỵ: Ngoài có tà ở phần biểu, trong Có thực nhiệt, hoặc ho hắng mới dấy, sa chân mới phát kiêng uống.

+ Bản thảo kinh tập chú: Thung dung là sứ, ghét ủy nhuy, thắng ô đầu.

Bản thảo kinh sơ: chẩn mới phát cùng các loại âm đình tụ, người bệnh gan có động khí, người bệnh phế có thực nhiệt, cần dùng hoàng cầm tả nhiệt ấy đều cấm dùng.

+ Bản thảo chính: Cảm hàn mới ho nên kiêng, sợ rằng thu liễm bó lại không tan ra, người can vượng nuốt chua nên kiêng, sợ rằng giúp mộc tổn thương thổ.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị kinh phế cảm hàn, ho hắng không ngừng:

Bạch linh 4 lạng; Cam thảo 3 lạng; Can khương 3 lạng; Tế tân 3 lạng; Ngũ vị tử 2,5 lạng. Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đ.cân

2) Trị ho:

Anh túc xác to (đập dập, nước sôi rửa sạch phơi khô vừa, sao sắc vàng) 4 lạng.

Ngũ vị tử (mới tươi, bỏ cành cuộng) 2 lạng.

Cùng nghiền nhỏ nước trắng làm viên như quả táo ta, mỗi lần uống 1 viên, nước 1 chén đập dập viện thuốc đun còn 6/10 lọc lắng uống, khi đi ngủ uống ấm, không kể lúc nào, (“Vệ sinh gia bảo phương” Ngũ bị tử hoàn)

3) Trị đờm ho kiêm suyễn:

Ngũ vị tử, Bạch phàn lượng bằng nhau, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3 đ.cân. Lấy phối lợn tươi nướng chín, rắc bột thuốc nhai kỹ, nước sôi điều uống. (Phổ tế phương) 

4) Trị phế hư lạnh:

Ngũ vị tử nấu nhừ lọc bỏ nước, nghiền bã đun lại, lọc bỏ bã hạt, nấu thành cao lỏng, tùy theo chua hay ngọt mà cho mật vào, lại cho lên lửa đợi mật chín, đợi lạnh cho vào bình thủy tinh cất, khi họ luôn uống. (Bản thảo khiên nghĩa)

5) Trị nhiệt làm tổn thương nguyên khí, chân tay mình mẩy mỏi mệt, khí ngắn lười nói, miệng khô nên khát, mồ hôi ra không ngừng. Hoặc thấp nhiệt hỏa đi, kim, bị hỏa chế, hết nguồn sinh hóa thủy, dẫn đến chân tay mình mẩy nếu mềm, chân bại mắt đen:

Nhân sâm 5 đ.cân; Ngũ vị tử 3 đ.cân; Mạch môn 3.đ.cân. Sắc nước uống. (‘Thiên kim phương” Sinh mạch tán)

6) Trị hư lao gầy yếu, ngắn hơi, đêm mê mộng, xương thịt phiền đau, eo lưng, lưng nhức đau, động làm nặng là hơi suyễn.

Ngũ vị tử 2 lạng; Tục đoạn 2 lạng; Địa hoàng 1 lạng; Lộc nhung (cắt miếng, nướng dấm) 1 lạng; Phụ tử 1 lạng (nướng, bỏ vỏ rốn).

Các vị trên cùng nghiền nhỏ, rượu hoàn viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, nước muối điều uống. (“Vệ sinh gia bảo phương” Ngũ bị tử hoàn)

7) Trị mộng di hư thoát:

Bắc ngũ vị 1 cân, rửa sạch, ngâm nước 1 đêm, lấy tay bóp bỏ hột, lại dùng nước ấm rửa hột lấy nốt dư vị, dùng vải mỏng lọc qua, cho vào trong nồi đất, cho vào 2 cân mật, trừ số cân lạng nồi ra, nấu lấy 2 cân 4 lạng thành cao, đợi sau vài ngày bớt tính lửa đi, mỗi lần uống 1 hoặc 2 thìa, lúc đói nước Sôi điều uống. (Y học nhập môn” Ngũ vị tử cao)

8) Trị thận tiết: 

Ngũ vị tử 2 lạng; Ngô thù du 1/2 lạng. Hai vị cùng sao thơm chín làm mức, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân (10 gam) nước gạo cũ điều uống. (Bản sự phương” Ngũ vị tử tán)

9) Trị đái đục trắng cùng thận hư, hai eo lưng cùng đốt sống lưng đau xuyên vào dùng:

Ngũ vị tử 1 lạng, sao đỏ, nghiền nhỏ, dùng dấm hồ viên, nước dấm đưa thuốc uống 30 viên, nước lá ngải điều uống.. (“Kinh nghiệm lượng phương” Ngũ vị tử hoàn)

10) Trị mắt lạn huyền phòng:

Ngũ vị tử, Mạn kinh tử sắc nước rửa luôn. (Đạm giã ông thí nghiệm phương)

11) Trị lở loét vỡ lở, da thịt như muốn trút ra:

Ngũ vị tử sao sém, nghiền nhỏ đắp vào nơi lở loét. (Bản thảo tân biên). 

5. Lâm sàng báo cáo

1) Chữa viêm gan truyền niềm kiểu không hoàng đản:

Căn cứ quan sát 102 giường bệnh, có hiệu suất 85,3%, trong đó cơ bản chữa khỏi chữa khỏi Công hiệu rõ) tỷ suất chiếm 76 4%, nhất là đối với chứng trạng dấu kín, khí can uất kết cùng can tỳ không hòa, 3 loại hình này thì hiệu quả tương đối tốt. Bột ngũ vị tử đối với viêm gan kiểu truyền nhiễm có công hiệu rõ ràng giáng thấp tác dụng của GPT tức “cốc tính chuyên an môi”. Vả lại thu công tương đối nhanh, không có tác dụng phụ rõ ràng, loại hình thích hợp dùng tương đối nhiều. Loại hình thấp men (đê môi hình) 300 đơn vị trở xuống, số giường bệnh tỷ suất trị khỏi cơ bản có thể đạt 84,2%, bình quân uống thuốc 10,1 ngày thấy công hiệu; loại hình cao men (500 đơn vị trở lên) cùng loại hình men trung bình (300 – 500 đơn vị) tỷ suất chữa khỏi cơ bản phân biệt là 71,4% và 72%, bình nên thời gian uống thuốc là 23,6 ngày cùng 25,2 ngày, nhưng GPT sau khi khôi phục bình thường, nếu ngừng thuốc quá sớm thường dẫn đến hiện tượng trở lại bệnh (rebound phenomenon). Do đó liệu trình dài ngắn nên nhân bệnh mà khác nhau, trên nguyên tắc sau khi GPT khôi phục bình thường, vẫn nên uống thuốc tiếp từ 2 – 4 tuần nữa, để củng cố kết quả điều trị. Hoặc hiệu quả điều trị không rõ ràng có thể tăng lượng thuốc lên, vẫn có thể khiến GPT xuống đến bình thường.

Cách dùng:

Đem ngũ vị tử sấy khô, nghiền nhỏ, qua rây 80 – 100 mắt/cm2. Người lớn mỗi lần 5 gam ngày 3 lần, 30 ngày là một liệu trình, cũng có thể chế thành viên mật uống.

2) Chữa cảm nhiễm đường ruột cấp

Lấy bắc ngũ vị 10 cân, sắc nước từ 2 – 4 giờ bỏ bã, thêm đường đỏ 3 cân sắc đặc thành 5000ml, nói chung mỗi ngày uống 2 lần, nặng ấy uống 3 lần, mỗi lần 50ml trẻ con châm chước giảm bớt. Chữa lỵ khuẩn cấp 33 giường (trong đó tiêm tĩnh mạch 1 – 3 lần chloromycetin gồm 8 giường). Ba giường dùng 1 – 2 lần Tetracycline, một giường thêm dùng khích tố (hormone), 20 giường phối hợp với dịch bố). Kết quả 29 giường khỏi hoàn toàn, 3 giường có công hiệu rõ ràng, 1 giường tử vong;

Tiêu hóa không tốt kiểu trúng độc 21 giường, 14 giường bổ dịch, 5 giường thêm dùng “lục mai tố” (chloromycetin), kết quả trừ một giường tử vong ra, đều chữa khỏi. Viêm ruột cấp tính 10 giường (4 giường dùng dịch bố) đều chữa khỏi. Sau khi uống thuốc 91,1% giường bệnh từ 1 – 4 ngày lui nóng, 82,7% bệnh nhân từ 1 – 4 ngày đại tiện chuyển âm tính. Ngũ vị tử đối Với cảm nhiễm đường ruột cấp đủ có tác dụng lui nóng thu mồ hôi, sinh tân ngừng tả, cho nên có thể thu công..

3) Chữa thần kinh suy nhược

Có thể khiến bệnh nhân mất ngủ, đầu đau, đầu choáng xây xẩm, mắt hoa cùng tim đập nhảy, di tinh mọi chứng tiêu tan hoặc cải thiện, từ đó mà khôi phục khỏe mạnh. Căn cứ 73 giường quan sát kết quả:

Khỏi hoàn toàn 43 giường, chiếm 58,9%

Chuyển tốt 13 giường, chiếm 17,81%

Chữa nửa chừng 16 giường, chiếm 21,29%

Vô hiệu 1 giường, chiếm,34% Thuốc chế và lượng thuốc:

Lấy ngũ vị tử 40g ngâm vào 50% Còn trong 20ml mỗi ngày đảo khuấy 1 lần, sau 10 ngày lọc qua, bã còn lại cho Cồn ngâm 10 ngày rồi lọc qua, trộn dịch lọc 2 lần lại, lại thêm nước chưng cất lượng bằng nhau thì có thể dùng uống. Người lớn ngày 3 lần, mỗi lần 2,5ml. Một liệu trình tổng lượng không vượt quá 100ml. Cũng có thể đem ngũ vị tử ngâm trong rượu nóng 1 tháng chế thành thuốc tinture 40% dùng mỗi lần 2,5ml thêm nước 7,5ml, mỗi ngày 2 lần, uống liền 2 tuần hoặc 1 tháng.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ