Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Hoài sơn (củ mài): Vốn tên là thự dự, nhà vua đời Đường tên là “dụ” tránh tên húy nên đổi làm “thự dược”, sau vì tên úy của Tống Anh Tôn nên lại đổi làm sơn dược.

– Còn gọi: Khoai mài, củ mài, sơn dược, hoài sơn..

– Tên thường dùng: Hoài sơn dược, sao sơn dược, hoài sơn..

– Tên cô trong sách cổ:

Sơn vụ (Ngô phổ bản thảo). Sơn thự, Sơn dự, ngọc diên, nhi thảo. dự tử, thự dược, dự dược, bạch cửu thì (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: Củ mài Việt Nam: Dioscorea persimilis prain et Burk. (Dioscorea oppositifolia Lour). Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae) 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Hoài sơn là rễ cây củ mài 

– Hình thái:

Củ mài là một loại dây leo trên mặt đất, có thân củ, củ có thể dài tới 1m đường kính 2 – 10cm với nhiều rễ con. Thân cây nhẵn hơi có góc cạnh, ở kẽ lá có những củ con gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Lá hình tạng tim mà hơi dài, phía cuối lá nhọn, lá có cuống dài, đều mọc đối, hoặc có khi so le, phiến lá dài tới 8 – 12cm rộng 6 – 8cm. Hoa nở sau tiết đại thử, ở khoảng nách lá hở hoa nhỏ sắc xanh nhạt, hoa đực hoa cái khác gốc. Quả khô có 3 cạnh và có dìa.

Loài tự mọc gọi là giã sơn dược một tên là thổ sơn dược cũng gọi là bạch cau thì vỏ rễ sắc tro nâu, trong sắc trắng có nhiều thịt củ, đâu đâu cũng có lông nhỏ và nốt sần nhỏ, tính dòn rễ gãy. Còn loại trồng ở nhà gọi là gia sơn dược tức củ mài nhà trồng, rễ củ dài đến 2 – 2,5m, nhưng phong vị kém ở gia sơn dược làm thuốc nên chọn loại tự mọc chốn sơn giả tốt hơn. Mùa đông vào trong rừng thấy có dây leo khô trên cây thì đến đó tìm bới gốc.

Làm thuốc tìm loại đã vài năm, khô mà đã mất vẻ ngoài, chất nặng sắc trắng là tốt.

– Thu hái: Thu hoạch tốt nhất vào thu đông và đầu xuân 

– Bào chế: Củ mài rửa sạch, gọt vỏ rồi cho vào lò sấy trong 2 ngày hai đêm, rồi lấy ra phơi khô là được. 

Hoặc ủ mềm, thái mỏng phơi khô. 

Có thể sao với gạo để tăng tác dụng kiện tỳ

Vị thuốc Hoài sơn

Vị thuốc Hoài sơn

2. Tác dụng dược lý

– Chất Muxin hòa tan trong nước, trong điều kiện axit loãng và nhiệt độ phân giải thành chất protit và hydrat cacbon có tính chất bổ.

– Ở nhiệt độ 45 – 55°C khả năng thủy phân chất đường của men trong hoài sơn rất cao, trong axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 5 lần trọng lượng đường.

– Thực Phụ (Nhật Bản) đã dùng hoài sơn chữa khỏi 1 trường hợp đi đái đường đã dùng Insulin không khỏi. Tại Đài Loan đã chứng thực hoài sơn là một trong 9 vị thuốc, riêng một vị cũng có tác dụng hạ đường huyết.

3. Vị thuốc Hoài sơn theo Đông y

a) Tên gọi: Thự dự. 

– Tên Trung dược: Sơn dược.

– Biệt danh: Giã sơn đậu, hoài Sơn dược, bạch dược tử.

b) Tính chất, Công dụng, chủ trị.

– Tính chất: Ngọt, bình. Có sách nói: Ngọt ấm, bình không độc.

– Công dụng:

Mạnh tỳ ngừng tả, bổ phế ích thận, bền thận ích tinh. Trị , tiết tả, lỵ lâu ngày, hư lao ho hắng chữa đái đường di tinh, khi họ tiện luôn nhanh. – Nói chung là: Sáp tinh, ngừng khí hư, trị tả ngừng lỵ, làm thuốc tư dưỡng cường tráng.

– Chủ trị:

Bổ hư yếu gầy gò cho người tổn thương trung tiêu, trừ tà khí nóng lanh, bổ trung tiêu ích khí lực, lớn cơ nhục, mạnh âm, chủ trị du phong ở đầu mặt, đầu phong, mắt xây xẩm, hạ khí xuống, ngừng eo lưng đau, trị hư lao gầy yếu, bổ xung cho 5 tạng, trừ phiền nóng, uống lâu tại mắt thông minh nhẹ mình, không đói, sống lâu. 

Phát minh của Trương Trọng Cảnh. Dùng 2 phương: “Thự dự hoàn” “Thận khí hoàn”

* Lượng dùng: 12g – 24g/ngày.

* Kiêng kỵ: Không nên ăn cùng miến, ghét cam toại, kỵ đồng sắt. Tử chi làm sứ…

Dùng sinh Hoài sơn để trị âm. Dùng Hoài sơn sao để kiện tỳ.

Không dùng cho người có tích trệ, thấp thịnh ở trung tiêu.

Vị thuốc Hoài sơn

Hoài sơn sao vàng

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác trong Lĩnh Nam bản thảo có ghi: 

Sơn dược là tên chữ củ mài

Ngọt bình không độc tính lành thay.

Bổ tâm, nuôi thận, bồi tỳ vỵ.

Nhuận gan, thêm khí, khỏe hình hài.

2) Đời Đường. Ngõa Quyền dùng bổ 5 chứng lao 7 chứng tổn thương, trừ phong lanh, chấn lên, tâm thần hồn phách, bổ khí tâm không đủ, mở khiếu (lỗ) tim, nhớ lâu.

3) Đời Tống. Nhật Hoa dùng làm thuốc mạnh gân cốt, chủ chữa tiết tinh, hay quên.

4) Đời Nguyên. Chu Đan Khê dùng củ mài sống giã đắp độc sưng cứng rắn, có thể làm cho tiêu tan.

5) Đời Minh. Lý Thời Trân dùng hoài sơn để dẫn suốt tới thận, mạnh tỳ vỵ, ngừng tiết tả, kiết lỵ, hóa đờm rãi, nhuận lông da.

5.  Phối hợp ứng dụng vị Hoài sơn

1) Trị thũng độc mới mọc: Bột hoài sơn, vừng, gạo nếp cùng giã nhỏ đắp. (Phổ tế phương)

2) Trị sau gáy kết hạch, hoặc đỏ sưng, cứng, đau

Dùng: Hoài sơn tươi 1 củ bỏ vỏ; Hạt thầu dầu (tò ma tử 2 hạt, cùng nghiền nhỏ đắp vào khỏi trông thấy. (Nho môn sự thân) 

3) Trị phong đờm suyễn gấp: Hoài sơn tươi giã nhỏ nửa bát, nước mưa nửa bát hòa đều, đun nóng uống khỏi ngay. (Giản tiện phương). 

4) Trị hạ lỵ cấm khẩu: Hoài sơn nửa sống nửa sao, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân với nước gạo nấu chín. (Vệ sinh giản dị phương) 

5) Trị tiểu tiện nhanh và nhiều: Hoài sơn lấy nước phèn nấu qua, Bạch phục linh lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, mỗi lần dùng nước uống 2 đ.cân. (Nho môn sự thân).

6) Trị bệnh tâm phúc hư trướng, chân tay quyết nghịch, hoặc uống thuốc đắng lạnh nhiều, chưa ăn đã nôn trước, không thiết uống ăn gì.

Dùng: Hoài sơn 1/2 sống 1/2 sao nghiền nhỏ. Nước cơm uống 2 đ.cân, ngày 2 lần rất công hiệu, kiêng đồ sắt, thức uống lạnh, (Phổ tế phương)

7) Thuốc bổ dùng trong những bệnh về dạ dày và ruột: Hoài sơn 10g; Bạch truật 8g; Phục linh 6g; Trần bì 5g. Nước 400ml sắc kỹ chia 2 lần uống trong ngày.

8) Trị tỳ vị hư yếu, không thiết uống ăn:

Sơn vu 1 lạng; Bạch truật 1 lạng; Nhân sâm 7,5 đ.cân. Nước hồ viên bằng hạt đậu nhỏ, mỗi lần dùng 40 – 50 viên uống với nước cơm,

Lại phương: Dùng: Hoài sơn Liên nhục Bạch biển đậu Nhân sâm Bạch thược dược Phục linh Chích thảo Quất bì

Lượng bằng nhau đồng thời ngừng tiết tả, thêm mộc qua, hoắc hương thì nên nôn. (Phổ tế phương) 

9) Trị thấp nhiệt hư tiết: Hoài sơn, Xương truật lượng bằng nhau, viên với cơm, dùng nước cơm điều uống. Người lớn trẻ Con đều nên uống. (Tân Hô kinh nghiệm phương) 

Phương tễ trứ danh

a) Thự dự hoàn (Kim qũy phương)

Trị hư lao mọi không đủ, phong khí trăm tật, dùng:

Thự dự 30 phân; Đương quy 10 phân; Quế chi 10 phân; Thần khúc 10 phân; Can địa hoàng 10 phân; Đậu hoàng quyển 10 phân; Cam thảo 28 phân; Nhân sâm 10 phân; Khung cùng 6 phân; Thược dược 6 phân; Mạch môn 6 phân; Bạch truật 6 phân; Sài hồ 5 phân; Phục linh 5 phân; Cát cánh 5 phân; A giao 7 phân; Hạnh nhân 6 phân; Can khương 3 phân; Bạch vi 2 phân; Phòng phong 6 phân; Đại táo 100 quả.

Trên 21 vị nghiền nhỏ, luyện mật hoàn viên như viên bi đường kính 1,5cm, lúc bụng đói rượu uống 1 viên, 100 viên làm 1 tễ.

b) Vô tự sơn dược hoàn

Trị con trai hư yếu lâu, 5 chứng lao, trăm chứng tổn, 7 chứng tổn thương. Đầu đau, mắt xây xẩm, chi quyết, hoặc phiền nhiệt, hoặc đi đau, eo lưng bụng không theo ý muốn, ăn uống không sinh ra của thịt, hoặc ăn ít mà chướng đầy, mình mẩy không trơn nhuận, khí dương suy tuyệt, khí âm không thông hành dùng:

Thục địa (tẩm rượu) 3 lạng; Xích thạch chư 3 lạng; Ba kích (bỏ lõi) 3 lạng; Phục linh 3 lạng; Ngưu tất (tẩm rượu) 3 lạng; Sơn thù du 3 lạng; Trạch tả 3 lạng; Can sơn dược 2 lạng; Ngũ vị tử 6 lạng; Nhục thung dung (tẩm rượu) 4 lạng; Thỏ ty tử 3 lạng; Đỗ trọng (sao) 3 lạng.

Các thuốc trên nghiền nhỏ luyện mật viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên – 30 viên, trước bữa ăn rượu ấm hoặc nước cơm điều uống; sau 7 ngày uống thấy cơ thể mạnh da nhuận, mặt sáng, tiếng vang là hiệu nghiệm. Thuốc này thông trung tiêu vào não, mũi mắt nhức đau chớ lấy làm lạ. 

6. Tư liệu tham khảo

1) Ngõa Quyên nói: Hễ người hư yếu gầy gò thì nên thêm Hoài sơn vào.

2) Người xưa hay dùng rượu sơn dược, rượu này gồm bột sơn dược và khúc mễ làm nên. Hoặc cùng sơn thù, ngũ vị tử, nhân sâm mọi thuốc ngâm với rượu mà thành.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm