Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Đỗ trọng (Tự trọng)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Đỗ trọng (Tự trọng). Tên cổ trong sách cổ: Tự trọng (Biệt lục). Tư tiên (Bản kinh), mộc miên (Ngô phố). Miên hoa, ngọc ty bì, loạn ngân ty, qui tiên mộc (Hòa hán dược khảo).

– Tên thường gọi: Xuyên đỗ trọng, miên đỗ trọng, đỗ trọng sao muối.

– Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv Thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae). 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Đỗ trọng là vỏ cây thân phơi khô của cây Đỗ trọng 

– Hình thái: Vỏ dẹt phẳng, dày 0,1 – 0,4cm. Mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc, có các lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của cành cây. Mặt trong nhẵn, màu nâu tím hơi mờ. Chất giòn dễ bẻ, mặt bẻ có nhiều sợi nhựa trắng đàn hồi. Có mùi hơi thơm, vị hơi đắng

– Thu hái: Cây lớn khoảng 10 năm tuổi, Thu ào tháng 4 – 5. Lấy cưa cưa đứt chung quanh vỏ cây ( khoảng ⅔ voe vòng cây, ⅓ vỏ còn lại để cây sinh trưởng tiếp) . Dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ.

– Cách chế: 

Vỏ đem luộc nước sôi, rồi trải ở chỗ phẳng dưới có lót rơm, bên trên ép chặt khiến cho vỏ phẳng. Xung quanh lấy rơm phủ kín ủ cho nhựa vỏ chảy ra. Sau một thời gian, lấy ra một miếng để kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím thì có thể dỡ ra đem phơi. Cạo  sạch lớp vỏ bên ngoài, cuối cùng cắt thành từng miếng.

Có thể tẩm rượu, muối sao. 

Lôi Công Bào Chích Luận bảo: Gọt bỏ vỏ dày bên ngoài, mỗi cân Đỗ trọng dùng khoảng 120g mật ong và 40g sữa, hòa đều tẩm kỹ, rồi sao thật khô là được.

Vị thuốc Đỗ trọng

Vị thuốc Đỗ trọng

2. Vị thuốc Đỗ trọng theo Đông y

– Tính vị:

TQDHĐTĐ nói: Cay, bình, không độc.

VNTDTNDL nói: Ngọt, hơi cay, ấm.

– Quy kinh: Vào kinh can, thận

– Công dụng:

a) Theo Trung Quốc dược học đại từ điển:

Bổ gan thận, mạnh gân cốt, ích eo lưng đầu gối, trừ đau nhức, dùng làm thuốc cường tráng.

Chủ trị: Eo lưng đầu gối đau, bổ trung ích tinh khí, bền gân cốt, mạnh trí, trừ ngứa thấp ở dưới âm hộ, tiểu tiện sót, uống lâu nhẹ mình quên già, bàn chân đau nhức không muốn dẫm xuống đất,

b/ Theo Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục:

Bổ gan thận, mạnh gân cốt, yên thai, giáng huyết áp, trị bệnh cao huyết áp, đầu quay cuồng mắt sâu sấm, eo lưng đầu gối nhức đau, gân xương yếu mềm, thận hư đái luôn, có mang thai lậu, thai động không yên.

* Lượng dùng: 3 – 10 gam.

* Kiêng kỵ: Phàm thận hư hỏa bốc cấm dùng, sợ sà thoát, huyền sâm.

Mầm non đỗ trọng.

Làm rau, trừ phong độc cước khí, tích lâu phong lạnh, tràng trĩ ra máu, có thể sắc uống.

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác dược phẩm vựng yếu hạ có nói:

Đỗ trọng vị cay ngọt khí bình không độc vào kinh túc thiếu âm kiêm vào túc quyết âm, kỵ xác rắn, huyền sâm.

Chủ dùng:

Bổ thận thêm tinh trị cột sống eo lưng đau đớn khó có duỗi, bổ trung mạnh chí, chữa mộng di, tiểu tiện rỏ giọt sót thừa. Giúp thận can bên gân cốt, trừ nang thấp ngứa âm môn, liệt, tê, mềm bại luôn cần, chân đau dẫm đất không xong cũng hiệu. Bổ thận khí, nhuận táo ở gan, ngưu tất cần cho phần máu ở vùng dưới, mà đỗ trọng thì phần khí hạ bộ phải cần. Ông Động Viên bảo rằng: đỗ trọng cũng bền gân cốt, kiệm trị đàn bà tang thai không yên và mọi bệnh sau đẻ.

Cách chế:

Bổ gân cốt dùng sống hoặc sao rượu, trừ thấp tý cũng sao rượu, bổ thận muối rượu cùng sao, bỏ vỏ thô, tơ dầy là tốt. Theo Lãn Ông nói thì đỗ trọng tính ấm mà không giúp hóa, có thể uống lâu, cùng thuốc tư bổ thì ích khí huyết cho gân cốt, cùng thuốc trừ phong thì bỏ phong thấp ở nơi gân cốt này, chủ dùng không ngoài gân cốt vậy. Cho nên công chuyên vào can thận thẳng chạy xuống phần huyết của kinh lạc vùng hạ bộ (vùng dưới cơ thể, thục địa thì tư bổ bên trong tinh tủy gân cốt của thận can, tục đoạn thì điều bố khí huyết khoảng khớp đốt gân xương, mỗi vị cách dùng có khác nhau, cùng giúp cho nhu cầu gân xương khí huyết vậy. Khi dùng cùng nhau cùng làm tá sứ để thành công.

2) Đời Đường. Ngõa Quyền bảo thể hư mà thân cứng thắng là phong, eo lưng không thuận lợi (khó xoay chuyển co duỗi). .

3) Đời Tống. Nhật Hoa báo: Trị lao thận eo lưng cột sống co cong.. .

4) Đời Nguyên. Lý Đông Viên bảo: Làm cho gân cốt bền tốt. Vương Hiếu Cố bảo: Nhuận gan bị táo, bổ kinh can bị phong hư.

4. Phối hợp ứng dụng

1) Trị thận hư eo lưng đau, cùng hạ bộ mềm yếu vô lực: Dùng Đỗ trọng; Ngưu tất; Câu kỷ tử; Tục đoạn; Bạch giao; Ngũ vị tử; Thỏ ty tử; Hoàng bá; Hoài sơn; Địa hoàng

2) Trị thận hư, eo lưng đau: Dùng đỗ trọng bỏ vỏ, dấm nướng vàng 320g chia làm 10 tễ, mỗi đêm lấy 1 tễ, nước 1 lít ngâm đến canh 5, sắc ba phần giảm bớt một, lấy nước bỏ bã, rồi lấy cật dê 3 – 4 quả, cắt miếng, cho vào nồi đun sôi 3 – 5 dạo, như kiểu nấu canh, cho hạt tiêu muối vào, lúc đói bụng ăn uống nước.

(Thôi nguyên lượng hải thượng phương).

3) Trị gió lạnh làm tổn thương thận, eo lưng, lưng đau mỏi: Dùng Đỗ trọng 320g cắt vụn sao, rượu 2 lít ngâm 10 ngày ngày uống 3 bát 3 lần trong ngày. (Đắc hiệu phương)

4) Trị chứng quen trụy thai, hoặc 3 – 4 tháng lại ra thai, trước 2 tháng:

Dùng Đỗ trọng 260g, gạo nếp sắc nước ngâm kỹ sao bỏ tơ, tục đoạn 64g tẩm rượu sấy khô nghiền nhỏ; Hoài sơn 180g nghiền nhỏ làm viên như hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, lúc đói nước cơm điếu thuốc uống. (Giản tiện phương)

5) Trị sau khi ốm, mồ hôi do hư yếu ra nhiều, trong mắt nước mắt chảy: Dùng Đỗ trọng mẫu lệ lượng bằng nhau nghiền nhỏ, lúc đi nằm nước điều uống 5 thìa, không khỏi lại uống. (Trửu hậu phương)

6) Trị mọi bệnh sau đẻ cùng tạng thai không yên:

Dùng đỗ trọng bỏ vỏ trên ngói sấy khô, cho vào cốc gỗ giã nhỏ, nấu thịt táo hoàn viên như quả táo ta, mỗi lần uống một viên, nước gạo nếp điều uống, ngày 2 lần,

(Thắng kim phương)

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ