Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ích trí nhân – Tên gọi: Tỳ chủ trí, vị thuốc này có thể ích tỳ vị, cho nên gọi. – Tên cổ trong sách cổ: Anh hoa khố, ích trí tử (Hòa hán được khảo).

– Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Miq, Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Ích trí nhân là quả và hạt của cây ích trí

– Thu hái: Mỗi năm tháng 6 – 7 lấy quả về phơi trong râm.

– Hình thái

Ích trí là loài cỏ sống lâu năm cao 1,5 – 2m, toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài 17 – 35cm rộng 3 – 6cm. Hoa tự hình chùm mọc đầu cành. Hoa màu trắng có đốm tím. Quả hình cầu dài, đường kính 1,5cm khi chín có màu vàng nâu, hạt nhiều cạnh màu nâu đen. Ích trí tử hình như hạt táo mà vỏ cùng nhân đều tựa như thảo đậu khấu vậy. Loại này thuộc loại quả kép, lớn hơn súc sa nhân, hình tròn dài, sắc xám đen hoặc vàng nâu, trong chứa nhiều hạt nhỏ sắc hồng vết, hình đa giác, khí thơm tho, hơi giống mùi một dược.

– Cách chế: Khi dùng bỏ vỏ dùng nước muối sao.

Vị thuốc Ích trí nhân

Vị thuốc Ích trí nhân

2. Vị thuốc Ích trí nhân theo Đông y

– Tính chất: Cay, ấm, không độc.

– Qui kinh: Vào kinh tâm, tỳ, thận.

– Công dụng:

Âm thận, bớt đái, ấm tù, ngừng tiết tả, dùng làm thuốc tiêu hóa mạnh vợ, lại dùng để trị di tinh, tiểu tiện thừa rỏ giọt (dư lịch) cùng với làm thuốc chữa ban đêm đái nhiều.

– Chủ trị:

Di tinh hư lậu, đái thừa rỏ giọt ích khí an thần, bổ không đủ, lợi tam tiêu, điều mọi khí, đêm đái nhiều, lấy 24 hạt đập vỡ cho muối cùng sắc uống, có nghiệm lạ.

+ Theo sách Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục nói về Công dụng ích trí nhân như sau:

+ Tính vị: Cay, ấm.

+ Công dụng: Ôn tỳ, ẩm thận, bền khỉ, sáp tỉnh, ngừng tả, ích khí an thần, trị đau bụng, tiết tả, ngủ nhiều, di tinh, đái luôn, đái sót.

* Lượng dùng: 4g – 12g/ngày.

* Kiêng kỵ: Ích trí thơm tho, tính vốn ôn nhiệt, người bệnh có hỏa đều nên kiêng.

Nôn mửa bởi nóng mà không bởi lạnh, khí ngược lên bởi giận mà không bởi hư, đái ra sót bỏ giọt bởi thủy khô cạn, tinh thiếu nóng ở bên trong, mà không thận khí, tiết tá hư hàn bộ hóa đột ngột rót xuống, không bởi khí hư ruột trơn thì đề, cấm dùng.

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác dược phẩm đựng yếu nói:

Chủ dùng 2 quân tướng hỏa, tan tà lạnh của tỳ vị, hòa trung tiêu, ngăn đái sót đái dầm dề, ngừng nông thu bọt rãi trào ngược lên, điều mọi khí, yên tâm tiêu, thu nhiếp khí nghịch của tỳ thận, ấm trung tiêu mở vị mà đòi ăn, chứa nộp về nguồn, làm thuốc chủ yếu chữa tỳ vị hư lạnh.

Hợp dùng:

Cùng mọi loại thuốc thơm cùng dùng thì vào phế, cùng thuốc bổ khí cùng dùng thì vào tù, cùng thuốc tư bổ cùng dùng thì vào thận, cùng muối sắc uống chữa đêm đi đái nhiều.

+ Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có nói về ích trí nhân rằng:

Kia xem ích trí tính ôn tân (ấm cay)

Hột ré trong rừng bóc lấy nhân.

Nước gạo tấm sao khô tán nhỏ.

Trúng lạnh trúng thấp hợp làm quân.

Định khí an thần kinh sợ dẹp.

Di, dầm, són đái bớt đi dần.

2) Đời Nguyên. Lý Đông Viên dùng trị khách hàn phạm vị, hòa trung tiêu, bổ ích khí, trị bệnh nhổ bọt rãi nhiều. Vương Hiếu Cổ dùng bổ ích tỳ vị điều lý nguyên khí, bổ thận hư hoạt tinh tiết tả.

4. Phối hợp ứng dụng

1) Chữa rãi ra nhiều: Ích trí nhân; Đẳng sâm; Phục linh; Bán hạ; Quất bì; Xa tiền tử.

2) Trị khí ngược trào lên: Ích trí nhân; Hoắc hương; Tô tử; Quất bì; Tỳ bà diệp; Mộc qua.

3) Chữa đi đái luôn, đái rắt, đái rỏ giọt: Ích trí nhân (sao muối); Ngũ vị tử; Sơn thù (sao muối); Đảng sâm

4) Chữa do lạnh vào vị nôn mửa: Ích trí nhân; Đảng sâm; Can khương; Quất bì; Hoắc hương

5) Tâm hư đái trơn, cùng đái đỏ trắng, đục: Ích trí nhân; Bạch linh; Bạch truật. Lượng bằng nhau nghiền nhỏ,mỗi lần uống 3 đ.cân, nước sôi điều uống.

6) Đái đục bụng đầy, trai gái đều trị: Ích trí nhân (ngâm nước muối sao); Hậu phác (nước gừng sao) lượng bằng nhau, gừng 3 lát, táo 1 quả sắc uống. .

7) Trị đái đục đỏ (xích trọc) :

Ích trí nhân 2 lạng; Phục thần 2 lạng; Viễn chí 1/2 cân; Cam thảo 1/2 cân; Cam thảo nấu nước, 3 vị trên cùng nghiền bột nhỏ, trộn hồ cùng nước cam thảo viên bằng hạt ngô, lúc đói cùng nước gừng uống 50 viên.

8) Bụng chướng hốt nhiên đi tả, ngày đêm không ngừng, mọi thuốc không hiệu nghiệm, đó là khí thoát vậy: Dùng: Ích trí nhân 2 lạng sắc đặc uống là khỏi.

9) Đàn bà băng huyết: Dùng: Ích trí nhân sao, giã nhỏ, nước cơm cùng chút muối điều uống 1 đồng cân.

10) Chữa lậu thai ra máu: 

Ích trí nhân 1/2 lạng; Sa nhân 1 lạng. Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, lúc đói nước sôi điều uống ngày 2 lần. (Hồ thị tế âm phương)

11) Làm thơm miệng, tránh mùi hôi từ miệng thở ra: Ích trí nhân 1 lạng Cam thảo 2 đ.cân. Cùng nghiền nhỏ ngậm nuốt. (Kinh nghiệm lương phương)

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ