Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Đông trùng hạ thảo. Vì vật phẩm này mùa đông là côn trùng mùa hè là loài có nên có tên vậy. Còn gọi: Hạ thảo đông trùng (Cương mục thập di). Trùng thảo (có sinh từ sâu).

Tên khoa học: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc.

Thuộc bộ Nang khuẩn (As comycetes), họ Nhục tòa khuẩn (Hypocreaceae),

Loại này sách cổ nói bổ ngang nhân sâm.

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng:

Đông trùng hạ thảo ( Cordycepssinensis) là vị thuốc vào mùa đống là con sâu (trùng), mùa hạ lại thành cây cỏ. Là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ tỏa khuẩn (Hypocreaceae). Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đống con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triên vào trong con sâu để hút chất dinh dưỡng trong con sâu làm cho con sâu chết. Đên mùa hạ, nấm sinh cơ chất (Stroma) mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm đê làm thuốc.

– Hình thái

a) Trong dược học đại từ điển Trung Quốc Mô tả như sau:

Xét đông trùng hạ thảo là một loại trong loại cỏ ở chốn sơn giã, mùa hạ sinh mầm có 3 – 4 nhánh đâm chồi ra, dài 10 – 12cm, hình tựa lá hẹ mà nhỏ, lẫn lộn ở trong bụi rậm cỏ leo, rất khó tìm thấy, đến mùa đông mầm lá khô héo rễ như củi mục mà hóa thành trùng sâu dài hơn 10cm, sắc hơi vàng có lông, đồng thời có miệng mắt có 12 chân, giống như con tằm 3 lần ngủ, mềm mại cử động, lúc rét dữ nằm trong tuyết, thường bò trên mặt đất, mùa hè đến thì chui đất ra làm cỏ, mùa đông đến chui vào đất làm trùng, bắt được có thể dùng làm thuốc.

b) Theo sách Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam thì Đỗ Tất Lợi mô tả như sau:

Đông trùng hạ thảo thật (Cordyceps) là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu có cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu, để hút chất bổ trong con sâu làm cho con sâu chết. Đến mùa hạ nấm sinh cơ chất (stroma) mọc trồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng. Vị thuốc gồm có phần sâu non dài 2,5 – 3cm đường kính 3 – 5mm màu vàng nâu hay xám nâu. Từ đầu thân mọc ra một thân nấm hình trụ, có khi 2 hay 3 con sâu. Thân nấm thường dài 3 – 6cm, đặc biệt có thể dài tới 11 cm, phía dưới thân nấm có đường kính 1,5 – 4mm, phía trên to phình ra, cuối cùng lại thon nhọn, cả phần này dài 10 – 45mm, đường kính 2,5 – 6mm. Còn non thì đặc già rỗng.

– Thu hái:

Mùa đông lấy con trùng về dùng, thu hái tháng 6 – 7 rửa sạch phơi hơi khô phùn rượu vào lại phơi cho khô hắn cất dùng.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo

2. Thành phần hóa học

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của đông trùng hạ thảo có 17 đến 19 loại acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe… trong đó cao nhất là phospho). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất -6- hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang khám phá dần, nhờ tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. 

Nhiều hoạt chất trong đông trùng hạ thảo có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phải kể đến là cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyladenosine. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-EthylAdenosine- Analogs). 

Đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…), ngoài ra còn có khoảng 25 – 30 % protein, 8% chất béo và đường mannitol. 

Theo Holiday và Cleaver (2004), đông trùng hạ thảo đã được sử dụng như một loại “thần dược” từ những năm 620 sau CN, vào thời nhà Đường ở Trung Quốc (618-907)

3. Tác dụng dược lý

– Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo. 

+ Thí nghiệm tiêm mạch máu hoặc dưới da thuốc đông trùng hạ thảo vào chuột nhắt trắng, thỏ thấy hiện tượng ức chế, liều lớn tăng hô hấp và mạch đập nhanh hơn rồi quằn quại chết, chế bằng rượu không tác dụng với thỏ.

+ Nước sắc 1/10 đông trùng hạ thảo có tác dụng ức chế đối với tim cô lập và tại chỗ của ếch và của thỏ. Tim đập chậm lại nhưng sức bóp không tăng. Đối với tim cô lập của thỏ làm tăng lượng máu của tim phù hợp đời cổ nói: Chữa đau tim.

+ Tiêm tĩnh mạch liều 0,1 – 0,5ml hoặc 1ml/kg thân thể thấy huyết áp hạ xuống rõ rệt. Nếu tiêm liều 2ml/kg (tiêm bụng hoặc uống) thấy không ảnh hưởng tới huyết áp nên chưa kết luận được.

+ Đông trùng hạ thảo làm dãn khí quản, nếu phối hợp với hoạt chất của thượng thận thì tác dụng của hoạt chất thượng thận lại tăng lên rõ. Kết quả thí nghiệm này phù hợp công dụng chữa ho tiêu đờm của đông trùng hạ thảo mà đông y cổ truyền đã nói.

+ Đối với mẫu ruột và tử cung cô lập. Thấy tác dụng ức chế rõ rệt. 

+ Độ độc của thuốc hết sức thấp.

Thí nghiệm với chuột bạch liều 5g/kg không ngộ độc, 10 – 20g/ kg thân thể chuột thấy một phần bị chết, 30 – 50g/kg thân thể thì thấy tất cả số chuột thí nghiệm đều chết.

Với những liều nhẹ con vật buồn ngủ kéo dài vài giờ, liều nặng thì 2 phút rưỡi không nhanh nhẹn, 4 phút hô hấp chậm và dài, từ 180 lần trong một phút còn 46 lần/ phút. Sau 6,5 phút thấy chân trước bị tê liệt, sau đó co quắp, hô hấp bị ức chế mà chết.

Vị thuốc Đông trùng hạ thảo

Vị thuốc Đông trùng hạ thảo

4. Vị thuốc Đông trùng hạ thảo theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, ấm, bình, không độc. 

– Qui kinh: Vào kinh thận, kinh phế

– Công dụng:

Tư bổ phế ích thận, ngừng ho hóa đờm, Trị lao phổi, trong đờm dính máu, hư lao ho hắng, dương nuy, di tinh, sau bệnh hư yếu, eo lưng đầu gối nhức đau, nơi máu, trăm thứ tổn.

5. Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong lâm sàng

Đông trùng hạ thảo được dùng để điều trị ho, viêm phế quản mạn tính, bệnh ở thận, tiểu đêm, suy nhược sinh dục nam, thiếu máu, tăng cholesterol, rối loạn chức năng gan, mệt mỏi, ù tai, sụt cân…

Tăng chức năng hệ miễn dịch, tăng lực cho vận động viên, chống lão hoá sớm, cải thiện chức năng gan với người viêm gan siêu vi B. Một số người dùng đông trùng hạ thảo như một “adaptogen” để tăng thể lực và chống mệt mỏi.

Trên hệ tim mạch: đông trùng hạ thảo tốt cho hoạt động của tim và mạch máu, điều hoà nhịp tim, hạ cholesterol máu, ức chế kết tụ tiểu cầu, có tác dụng chống viêm, cải thiện tuần hoàn bàng hệ.

Myriocin và thermozymocidin (1 acid amin không điển hình) ức chế hữu hiệu serine palmitoyltransferase, chất hình thành trong giai đoạn đầu của sự sinh tổng hợp sphingosin (Zhao. et al., 2013) Myriocin có tác dụng ức chế miễn dịch (immunosuppressant) gấp 10-100 lần cyclosporine.

6. Phối hợp ứng dụng

1) Thuốc chữa người già suy nhược, viêm khí quản mãn tính

Đông trùng hạ thảo 10g; Khoản đông hoa 6g; Tang bạch bì 8g; Cam thảo 3g; Tiểu hồi hương 2g. Nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

2) Trùng Thảo Tửu Dược

Bổ thận, tư phế. Trị liệt dương, di tinh, ho lao, bị suy nhược. Bạch tửu 1 lít; Đông trùng hạ thảo 10g; Ngâm chung trong ½ tháng. Mỗi tối uống 9g. 

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ