Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Cốt toái bổ (Hầu khương)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Cốt toái bổ (Hầu khương): Vật phẩm này có thể trị vấp ngã tổn thương mà bố xương cốt nên gọi vậy. Rễ nó như hình con khỉ (hầu) dạng giống như củ gừng (khương) nên gọi là hầu khương.

– Còn gọi: Tiễn mao khương, thân khương hầu khương, tây nam hộc quyết.

– Tên cổ trong sách cố:

Hồ tôn khương (Thập di), thạch mao khương (Nhật hoa), thạch Đêm lan (Cương mục), mao thương (đời gọi).

– Tên khoa học. (Hộc quyết, hầu khương)

Drynaria fortunei (Kze) J. Sm (polypodium fortunei O Kuntze) Thuộc họ Dương xỉ 

(Polypodiacea) (Theo sách NCTVVTVN). Sách VNTDTNDL cho rằng họ Hộc quyết (Drynariaceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Cốt toái bổ là thân rễ phơi khô của cây Cốt toái bổ 

– Thu hái: Thường vào các tháng 4 đến tháng 8-9. 

– Bào chế: Hái về, loại bỏ tạp chất, rửa sạch là dùng được. Hoặc phơi khô để dùng. Muốn hết lông, có thể  đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ trên thân rễ.

2. Vị thuốc Cốt toái bổ theo Đông y

– Tính chất: Đắng, ấm, không độc. Có sách nói: Hơi đắng, ấm.

– Qui kinh: Vào kinh can thận

– Công dụng:

Bổ hư tổn, mạnh gân xương hành huyết. Trị trẻ con cam tích, thân hư tai ù reo, thận hư răng đau, xương gãy do vấp ngã đánh đập tổn thương. Có sách ghi: Bổ thận, trị tổn thương xương cốt, phá huyết, chữa đau do phong dùng làm thuốc hoãn hòa tự dưỡng, lại làm thuốc sát trùng trị đau.

– Chủ trị: Phá huyết trị huyết, bổ thương tích.

– Theo tài liệu cổ của ta

Vị đắng tính ôn không độc, vào 2 kinh can thận, trị đau xương, hành huyết, phá huyết ứ, làm thuốc hoãn hòa sát trùng đỡ đau, chữa dập xương đau xương, bong gân sai khớp, tai ù, răng đau, thận hư. Người âm hư huyết hư không dùng được.

* Lượng dùng: 6g – 12g/ngày

* Kiêng kỵ: Người tinh thiếu huyết hư cùng không ứ trệ cấm dùng.

Vị thuốc Cốt toái bổ (Hầu khương)

Vị thuốc Cốt toái bổ (Hầu khương)

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Quân y viện 6 đã chữa bong gân tụ máu kết quả. Rửa sạch (tươi) giã nát nhừ dấp ít nước gói vào lá chuối đã nướng mềm đắp vào chỗ đau, khô lại nhúng nước đắp lại, hoặc thay miếng khác. Từ 3 – 7 ngày khỏi.

2) Tán nhỏ cốt toái bổ cho vào bầu dục lợn nướng chín ăn, chữa ù tai, thận hư răng đau.

3) Lê Hữu Trác trong Lĩnh Nam bản thảo có ghi rằng:

Cốt toái bổ gọi cây tổ rồng.

Đắng, ấm, không độc, tính hay thông.

Bổ lao thương nặng, lành xương gãy.

Chữa huyết phong đau buốt sát trung. 

4) Đời Đường. Ngõa quyền dùng chữa khí độc ở trong xương, phong huyết đau đớn, 5 chứng lao, 6 chứng cực, chân tay không thu, trên nóng dưới lạnh.

5) Đời Tống. Đại Minh dùng để ăn thịt rữa mủ, sát trùng

6) Đời Minh. Lý Thời Trân dùng: Nghiền nhỏ cho cật lợn nướng ăn trị tai ù thận hư tiết tả lâu răng đau.

4. Phối hợp ứng dụng

1) Tri hư khí công lên răng, răng đau máu ra, hoặc ngứa đau

Dùng: Cốt toái bổ 2 lạng, dao đồng vạt nhỏ ra, nồi rang đất vừa lửa sao tới đen rồi nghiền nhỏ, thì ngày xát răng, giờ lâu nhổ ra, nuốt đi cũng được.

Lưu Tùng Thạch nói: Phép này xuất từ phương linh uyển, không riêng trị răng đau rất có thể bền xương chắc rằng, ích tinh tủy, trừ khí độc đau nhức trong xương, răng lung lay sắp rụng vài lần xát vào là lên, không bị lung lay nữa đã dùng nghiệm như thần 

2) Trị răng đau do phong do trùng 

Dùng: Cốt toái bổ, Nhũ hương lượng bằng nhau nghiền nhỏ, hồ viên, nhét vào trong lỗ gọi tên là “Kim châm hoàn (Thánh Lễ tổng lục phương) 

3) Trị tại ù reo, tai bế tắc: Cốt toái bổ tước thành sợi, nướng lửa nhân nóng nhét vào tai. (Đồ kinh phương) 

4) Trị sau ốm tóc rụng: Dùng: Hồ tôn khương, cành non giã tường vi sắc nước gội đầu..

5) Trị tràng phong mất máu: Hồ tôn khương sao tồn tính 5 đồng cân, rượu hoặc nước cơm điều uống (Nhân tốn phương). 

5. Một số cây cùng họ Drynariaceae cần biết

a- Cốt toái bổ – Bế diệp hộc quyết

Tên khoa học: Drynaria bonii christ 

– Bộ phận dùng: Rễ.

– Tính vị: Hơi đắng, ấm.

– Công dụng:

Bổ thận nối xương, hoạt huyết, tan ứ. Trị phong thấp eo lưng đau, thận hư răng đau, thận hư tai ù, trẻ con cam tích, đánh đập, thần kinh suy nhược.

b- Xuyên điền (Tứ Xuyên Vân Nam) hộc quyết

Tên khoa học Drynaria delavayi christ

Loại dây leo mọc tựa vào một cây khô..

– Bộ phận dùng: Rễ. 

– Công dụng:

Bổ thận, bền xương, hoạt huyết, ngừng đau.

c- Cốt toái bổ. Thạch liên khương hộc quyết

Còn gọi: Thạch liên thương, cận linh hộc quyết.

– Tên khoa học: Drynaria propinqua (Wall) J. Sm

– Bộ phận dùng: Rễ. 

– Tính vị: Đắng, ấm. 

– Công dụng:

Bổ thận hoạt huyết, trị thận hư eo đau, răng đau, phong thấp, thấp khớp đau, tai ù, đánh đập dập ngã, xương bị tổn thương, viêm ruột thừa, ban hói, kê nhãn,

d- Cốt toái bổ – Trung hoa hộc quyết

Tên khoa học: Frynaria sinica Diels Drynaria baronii (Christ Diels). 

– Bộ phận dùng: Rễ.. 

– Tính vị: Đắng, sáp, ấm. 

– Công dụng: Bổ thận hoạt huyết, ngừng máu, ngừng đau, bền xương, trị thận hư, đi tả lâu, eo lưng đau, phong thấp, thấp khớp, răng đau tai ù reo, vấp ngã đánh đập dập vỡ ở trong, tổn thương xương, viêm ruột thừa, kê nhãn.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ