Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Phá cố chỉ (Bổ cốt chi)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Phá cố chỉ (Bổ cốt chi). Còn gọi: Hồ phỉ tử (Trừ biểu nam châu ký). Bà cố chi, phá cố chỉ (Dược tính luận). Bổ cốt si (Bản thảo đồ kinh). Hắc cố tử, hồ cố tử (Trung dược chí), cát cố tử (Giang Tây trung dược).

– Tên khoa học: Psoralea corylifolia L. Thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng:

– Hình thái

Là loại cây nhỏ, mọc hàng năm, cao khoảng 0,25 – 1,2. Trên thân có lông trắng, lá hình trứng đầu lá nhọn, mọc so le, dài khoảng 6 – 9cm, rộng 5 – 7cm. Cuống lá dài, 2 – 4cm có lá kèm. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá dài 6 – 10cm, cành hoa màu vàng nâu nhạt. Quả hình trứng màu đen dài 5mm, rộng 3mm. Hạt hình thận hay hình trứng dẹt dài 4 – 5mm rộng 2 – 3mm có màu nâu đen hay đen. Trên mặt hạt có vân hình những hạt nhỏ giữa hơi lõm, mùi thơm, vị cay tê.

– Bào chế:

Bố cốt chỉ: Sàng sạch tạp chất, rửa sạch. Phơi khô.

Bổ cốt chi sao muối: Lấy bổ cốt chi sạch sao nước muối đảo đều, hơi nhuận, dùng lửa vừa phải sao đến hơi phồng nổ lấy ra để nguội. (Cứ 100 cân phá cố chỉ dùng 2 cân 8 lạng muối) cho nước sôi vừa phải lọc trong.

2. Tác dụng dược lý

1) Ảnh hưởng đối với hệ thống tâm huyết quản:

Trong hạt quả Bổ cốt chỉ có một loại chalcone (tra nhi đồng) tức vitamin B của bố cốt chỉ có thể làm dãn nở ống máu dạng mũ tạng tim đã tách rời cơ thể của chuột lớn, mèo, thỏ, chuột cống. Tác dụng so với khellin mạnh gấp 4 lần, đồng thời có thể đối kháng với tác dụng co bóp mạch mũ đối với chất tố lá sau thùy thể não; dùng máy đo tốc độ lưu lượng máu chi động mạch dạng mũ trái chó cũng chứng minh có tác dụng này, nhưng đối với lực ngăn cản ống máu xung quanh ngoài thì ảnh hưởng không lớn, nói rõ nó dãn nở mạch mũ đủ có tính chọn lọc tương đối cao. Dẫn xuất của psoralen (bổ cốt chi tố) có thể tăng thêm hơn lượng máu của ống máu mạt tiêu cùng động mạch dạng mũ chó. Vitamin B bổ cốt chỉ còn có thể tăng cường sức co bóp tim chuột trắng lớn cùng chuột cống, hưng phấn tim ếch, đồng thời đối kháng lactic axit dẫn đến suy kiệt lực tâm của tim ếch. Đối với lượng tiêu hao Oxy của tâm cơ tăng thêm không rõ rệt, nhưng nâng cao tỉ số hô hấp đối với cơ tim oxy hóa, lân toa hóa (phosphoryistion) trong cơ tim glucogene (đường nguyên) và Lactic axit (nhũ toan) ảnh hưởng không lớn. Do đó không xúc tiến, trong tâm cơ không có oxy để thay thế cho thuốc từ từ thì độc tính rất thấp..

2) Tác dụng kháng khuẩn:

Hạt bổ cốt chỉ chiết xuất lấy dịch, ở trong ống nghiệm đối với staphylococcus (khuẩn cầu bồ đào). Dùng kháng khuẩn tố penixilin thì dịch chiết này cũng có tác dụng ức chế. Ngâm cồn so với thuốc sắc mạnh hơn, chiết xuất hạt bằng petroleum ether đối với giun đất có tác dụng ức chế cho nên có khả năng có tác dụng khu trùng. 

3) Dịch chiết xuất bổ cốt chỉ thô có thể chữa bạch điến phong, ngưu bì tiên, có thể ứng dụng cục bộ cùng uống trong. Hiện nay đã biết thành phần hữu hiệu là bố cốt chi tố (psoralen), độc tính rất thấp, dùng lượng lớn thuốc mới hình thành kỷ thai (thực nghiệm đối chuột cống chuột to). Loại cây cùng ho psoralea legumionosea, vật chiết xuất từ hạt, đối với thỏ có tác dụng nhạy bắt ánh sáng (photosensitization); có thể chữa bạch điến phong),

4) Ảnh hướng đối với cơ trơn (smooth muscle)

Hạt của bổ Cốt chi chiết xuất lấy dịch, đối với ống ruột tại chỗ và ruột đã tách rời cơ thể đều có tác dụng hưng phấn, đối với tử cung cột cống đã tách rời sơ thể thì buông lỏng.

Vị thuốc Phá cố chỉ

Vị thuốc Phá cố chỉ

3. Vị thuốc Bổ cốt chỉ theo Đông y

– Tính vị: Cay, ấm. 

+ Lôi Công bào chích luận: Tính độc. 

+ Dược tính luận: Vị đắng cay. 

+ Khai bảo bản thảo: Vị cay, rất ấm, không độc.

+ Hiện đại thực dụng trung dược: Vị cay đắng mà ngọt. 

– Về kinh: Vào kinh thận. 

+ Lôi công bào chế dược tính giải: Vào kinh thận. 

+ Bản thảo vựng ngôn: Vào tâm bào, tỳ, mệnh môn. 

+ Bản thảo kinh giải: Vào kinh vị, phế, thận. 

+ Bản thảo toát yếu: Vào 2 kinh thận, can. 

– Công dụng chủ trị:

Bổ thận giúp dương. Trị Vị hư tả lạnh, đái dầm, hoạt tinh, tiểu tiện luôn nhanh, dương nuy, eo lưng đầu gối lạnh đau, hư hàn suyễn ho, dùng ngoài trị “bạch điến phong”.

+ Dược tính luận:

Chủ con trai eo lưng đau, đầu gối lạnh âm nang thấp. Đuổi mọi ngoan tí lạnh, ngừng tiểu tiện lợi, trong bụng lạnh,

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Trị lao lạnh, sáng tại mắt. 

+ Khai bảo bản thảo:

Chủ ngũ lao thất thương, phong hư lạnh, xương tủy tổn thương bại hoại, thận lạnh tinh trôi, cùng đàn bà huyết khí trụy thai.

+ Phẩm vựng tinh yếu: Bền chặt tinh khí. 

+ Cương mục: Trị thận tiết, thông mạnh môn, ấm đan điền, thu liễm tinh thần.

+ Ngọc thu dược giải:

Ôn ấm thủy thổ, tiêu hóa chất ăn uống, đưa lên dẫn đến tỳ vị, thu liễm trơn tiết, di tinh, ra khí hư, đái nhiều, đại tiện trơn dễ ra.

+ Y lâm toát yếu: Trị hư hàn suyễn ho. 

+ Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục:

Bổ cốt chư: Psoralea corolifolia Linn.

Biệt danh: Hắc cố tử, phá cố chỉ.

Tính vị: Cay, hơi đắng, ấm. 

Công hiệu: Cường tráng, ấm trung tiêu, ngừng tả, bổ thận, mạnh dương, mạnh eo lưng đầu gối. Trị cơ thể yếu sợ lạnh, dương nuy, di tinh, ỉa ra nước lỵ lâu ngày, eo lưng đầu gối lạnh đau, đái dầm, bạch điện phong, kệ nhãn.

* Cách dùng lượng dùng: 

Uống trong: Sắc uống 6g – 12g/ngày, hoặc vào hoàn tán. Nghiền nhỏ xát hoặc ngâm rượu bôi, xát vào.

* Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng kỵ dùng.

+ Hải được bản thảo: Ghét cam thảo. 

+ Cương mục: Kỵ mọi thứ máu, được hồ đào hồ ma (vừng ăn) là tốt.

+ Bản thảo kinh sơ:

Phàm bệnh âm hư hỏa động, mộng di, đái máu, tiểu tiện ngắn, xít cùng mắt đỏ, miệng đắng, lưỡi khô, đại tiện táo kết, trong nóng gây khát, hỏa đưa lên mắt đỏ, dễ đói, tào tạp, thấp nhiệt thành liệt, dẫn đến xương thiếu không sức, đều không nên uống.

+ Đắc phối bản thảo:

Âm hư hãm xuống, trong nóng phiền, quay cuồng xây xẩm khí hư, mang thai, tâm bào nóng, nhị tiện kết ấy cấm dùng.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị tỳ thận hư yếu kém ăn: 

Phá cố chỉ (sao thơm) 4 lạng; Gừng tươi 4 lạng; Nhục đậu khấu (sống) 2 lạng; Thịt táo 49 quả. Cắt vụn cùng nấu, táo nhừ rồi bỏ gừng tươi nấu rồi ra. Chọn lấy thịt táo bỏ hạt, vỏ đi nghiền như cao, cho thuốc bột (phá cố chỉ và nhục đậu khấu) vào, viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, nước muối điều uống.

(“Bản sự phương” Nhị thần hoàn)

2) Trị lỵ trắng đỏ cùng thủy tả:

Phá cố chỉ 1 lạng (sao thơm kỹ); Anh túc xác 4 lạng (bỏ đỉnh cuống, sấy khô) hai vị nghiền nhỏ luyện mật hoàn viên như đầu ngón tay cái, mỗi lần uống 1 viên, nước 1 chén, gừng 2 lát, táo 1 quả, sắc còn 7 phần, nếu trẻ con chia 2 lần uống.

(Bách nhất tuyển phương) 

3) Trị trẻ con đái dầm:

Phá cố chỉ 1 lạng (sao), nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 1 đồng cân, nước nóng điều uống. (“Bổ yếu tụ chẩn tiểu nhi phương luận” Phá cố chỉ tán)

4) Trị trai gái 5 chứng lao 7 chứng tổn thương, dưới hạ nguyên hư lạnh lâu ngày, các loại bệnh phong, tứ chi nhức đau, đẹp nhan sắc mạnh khí, đen râu tóc: 

Bổ cốt chỉ 1 cần ngâm rượu 1 đêm, để khô, bèn dùng (ô du) và vừng 1 thăng cùng sao, khiến vừng hết tiếng thì bỏ ra, chỉ lấy bổ cốt chi nghiền nhỏ, nấu dấm miến hoàn viên to như hạt ngô. Sáng sớm rượu ấm nước muối điều uống 20 viên. .

(Kinh nghiệm hậu phương)

5) Trị hạ nguyên hư bại, chân tay nặng nề, đêm ngủ hay ra mồ hôi trộm. Thuốc này mạnh gân cốt, ích nguyên khí: 

Bổ cốt chi (sao thơm) 4 lạng; Thỏ ty tử 4 lạng (nấu với rượu); Hồ đào nhục 1 lạng (bỏ vỏ); Nhũ hương; Một dược; Trầm hương (đều nghiền) 3,5 động cân, luyện mật viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 20 – 30 viên, lúc đói rượu ấm nước muối điều uống, bắt đầu uống từ bắt đầu tiết hạ chí, đến đồng chí thì ngừng, ngày 1 lần uống..

(‘Cục phương” Bổ cốt chi hoàn) 

6) Định yên tâm, bổ thận:

Phá cố chỉ 2 lạng (sao cách giấy khiến thơm kỹ); Bạch phục linh 1 lạng bỏ vỏ. Hai vị trên nghiền nhỏ, dùng một dược nửa lạng đập vụn ra lấy rượu ngon ngâm, nhầy nhầy như dạng cao, lấy cao một dược bằng ngón tay cho 2 loại bột trên vào viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 – 50 viên nước sôi điều uống. Nếu như một dược tính táo khó viên thì lấy chút rượu cùng trộn mà viên. Uống trước bữa ăn.

(Ngụy thị gia tăng phương”) Phản tinh hoàn)

7) Trị khí thận hư lạnh, tiểu tiện vô độ: 

Phá cố chỉ (loại hạt lớn sao muối); Hồi hương (sao muối) cùng nghiền nhỏ, rượu hoàn viên như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên hoặc 100 viên, lúc đói rượu ấm nước muối điều uống.

(“Ngụy thị gia tăng phương” Phá cố chỉ hoàn)

8) Trị bị đánh đập eo lưng đau, máu ứ ngưng trệ: 

Phá cố chỉ (sao); Hồi hương (sao); Quế cay lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, mỗi lần rượu nóng điều uống 2 đ.cân. (Nhân trai trực chỉ phương) 

9) Trị eo lưng đau: Phá cố chỉ nghiền nhỏ. rượu ấm điều uống 3 gam.(Phương kinh nghiệm).

10) Trị khí thận hư yếu, lại bị phong lạnh lấn vào hoặc huyết khí cùng bác kích, eo lưng đau như gãy, đứng ngồi khó khăn, cúi ngửa không lợi, không thể quay chuyển, hoặc do lao dịch quá vất vả tổn thương kinh thận hoặc ở chỗ ẩm thấp tổn thương eo lưng, hoặc té ngã tổn thương, hoặc phong hàn trú lại trong người, hoặc khí trệ không tan, đều khiến eo lưng đau, hoặc khoảng eo lưng như đeo vật nặng sa xuống, đứng ngồi khó khăn thẩm đều trị được:

Hồ đào bỏ vỏ màng 20 quả; Tỏi nghiền nhỏ 4 lạng; Phá cố chỉ (ngâm rượu sao) 8 lạng; Đỗ trọng (bỏ vỏ, ngâm nước gừng sao) 16 lạng. Cùng nghiền nhỏ, tỏi nghiền cao làm viên. Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói rượu ấm điều uống, phụ nữ, dấm nhạt điều uống. Thường uống mạnh gân cốt, hoạt huyết mạch, đen râu tóc ích nhan sắc.

(Cục phương Thanh nga hoàn)

11) Trị có mang eo lưng đau, không chịu nổi:

Phá cố chỉ không kể nhiều ít, trên chảo đất sao chín thơm, nghiền nhỏ, nhai thịt 1 quả hồ đào, lúc đói rượu ấm điều uống 3 đồng cân. (“Thương hàn bảo mệnh tập” Thông khí tán)

12) Trị răng đau lâu ngày thận hư vậy: Bố cốt chỉ 2 lạng, sao nghiền xát vào. (Ngự dược viện phương) 

5. Lâm sàng báo cáo

1) Chữa tử cung ra máu:

Dùng bổ cốt chi, xích thạch chi chế thành phiến (tấm, miếng) cho uống quan sát hơn 300 giường, hiệu quả ngừng ra máu chiếm trên 90%. Nhưng đối với người thời gian ra máu quá dài, hoặc quá nhiều thì cần kiêm dùng loại cầm máu khác nữa. Đối với thân thế có bộ phận nào ra máu nữa, như bệnh huyết hữu (hemophilia): bệnh mũi ra máu, đường tiêu hóa trên vỡ lở ra máu, qua cá biệt dùng thử cũng thấy có hiệu quả.

Phương pháp chế thuốc và cách dùng: 

Dùng bổ cốt chi ngâm cao (1/4) cùng Xích thạch chi lượng bằng nhau chế thành phiến, khi kinh nguyệt có xu hướng tăng thì uống, mỗi lần 6 phiến (hợp lại là 1 đồng cân, mỗi ngày 3 lần, uống liên trong 3 ngày, lúc cần thiết có thể kéo dài thêm cho thích đáng. Căn cứ thực nghiệm động vật thì thành phần hữu hiệu ngừng máu của thuốc này chủ yếu ở bổ cốt chi. Bố cốt chi có công hiệu tương đối rõ rệt là co ngắn thời gian máu, giảm bớt lượng ra máu. Đồng thời đối với tử cung có tác dụng cho rõ rệt, mà xích thạch chi đối với tờ cung không rõ rệt có tác dụng có khả năng là vì dược vật xúc tiến cơ trơn tử cung và giảm bớt lượng ra máu sinh ra. .

2) Chữa bệnh vảy nến: 

Dùng dung dịch 100% bổ cốt chi, mỗi ngày 1 lần tiêm bắp từ 2,5 – 3ml. Nếu có ngứa gãi hoặc nếp nhăn nứt nẻ có thể dùng thêm thuốc kháng histamin (antihistaminic), hoặc dùng thuốc cục bộ.

Quan sát 120 giường, lâm sàng chữa khỏi (nốt sới tiêu tan, tiếp cận với da khỏe mạnh) 29 giường (24,2%) rõ rệt (nốt mẩn ở da đại bộ phận tiêu tan) 48 giường (40%); có công hiệu (từng bộ phận nốt mần tiêu mất) 33 giường (27,5%); Vô hiệu 10 giường (8,3%). Loại hình da bị tổn hại cùng kết quả chữa khỏi có quan hệ nhất định. Da tổn hại biểu hiện dạng rỏ giọt (phần nhiều là toàn thân phát tràn lan, da dẻ mỏng nhẽo, thuộc thời kỳ tiến hành) chữa khỏi tương đối tốt; biểu hiện dạng vỏ hầu (osteacea) hoặc dạng ban ấy (da tổn hại rải rác phì hậu phần nhiều thuộc thời kỳ yên ngừng hoặc thời kỳ rút lui), chưa khỏi tương đối kém. Bệnh nhân tố trẻ con da tổn thương phần nhiều hiện dạng tràn lan nhỏ ró). giọt, bệnh trình ngắn, thuộc thời kỳ tiến hành, chữa khỏi rất là đột xuất. Căn cứ quan sát nói chung sau khi dùng thuốc trên dưới 10 lần, ngứa gãi giảm nhẹ, da vảy tróc rụng, da vảy tróc rụng, nốt mụn da co nhỏ. Sau 20 – 40 lần chữa khỏi càng rõ rệt. Nếu tiêm 40-60 lần mà vẫn vô hiệu, lúc này có thể suy nghĩ ngừng thuốc giữa chừng. Trong khi chữa chưa phát hiện ai có phản ứng không tốt.

– Ngoài ra, có dùng dịch tiêm bổ cốt chi 50% (mỗi ngày 1 lần, tiêm bắp 5ml, đồng thời kết hợp chiếu xạ tử ngoại tuyến (mỗi ngày 1 lần từ 2 phút bắt đầu, dần dần tăng đến 10 phút, sau khi qua 15 lần tiêm như vậy đối làm cách ngày 1 lần, hoặc mỗi tuần 2 lần, đạt hơn 1 tháng có thể ngừng).

Chữa 148 giường; kết quả lâm sàng hoàn toàn khỏi 103 giường, công hiệu rõ rệt 26 giường, có công hiệu 16 giường, vô hiệu 3 giường,

Nhưng qua sau vài tháng đại bộ phận giường bệnh phát trở lại, nếu lại chữa vẫn có công hiệu.

3) Chữa chứng hói tóc hói đầu:

Tiêm bắp dịch tiêm bổ cốt chi 50%, mỗi ngày 1 lần 5ml, đồng thời chiếu tử ngoại tuyến, mỗi lần từ 2 phút dần dần tăng đến 10 phút, sau 15 lần nghỉ ngơi 2 tuần rồi lại chiếu.

Quan sát 45 giường qua 3 – 6 tháng thấy:

Khỏi hoàn toàn (lông tóc hoàn toàn khôi phục), 16 giường, Công hiệu rõ (lông tóc cơ bản khôi phục) 18 giường; Có công hiệu (khôi phục bộ phận lông tóc) 4 giường. Vô hiệu 7 giường.

6. Các nhà bàn luận

1) Cương mục:

Xét Bạch Phi Hà trong “Phương ngoại kỳ phương” có nói: Phá cố chỉ thu liễm thần minh, có thể khiến cái hỏa của tâm bào cùng cái hỏa mệnh môn cùng thông, cho nên nguyên dương bền chặt, xương tủy xung thực, xáp để trị thoát vậy. Hồ đào nhuận táo nuôi huyết, huyết thuộc âm ghét táo, cho nên dầu để nhuận đấy, tá có phá cố chỉ có cái hay của mộc hỏa cùng sinh nên có câu nói: Phá cố chỉ không có hồ đào cũng như thủy mà không tôm tép vậy. Lại nữa phá cố chỉ ghét cam thảo mà “thụy trúc đường phương” thanh nga hoàn lại gia thêm là vì sao? Há cam thảo có thể hòa được trăm thứ thuốc, ghét mà không ghét ư?

Lại Hứa Thúc Vĩ “bản sự phương” nói rằng:

Tôn Chân Nhân bảo bổ thận không bằng bổ tỳ. Ta thì nói rằng: Bổ tỳ không bằng bổ thận, khí thận hư yếu thì dương khí suy kém, không thể hun đốt tỳ vị, tỳ vị đã lạnh khiến người ngực cách mô bị tắc, khiến ăn uống không tiến lên được, chậm vận hóa, hoặc bụng sườn hư chướng, hoặc nôn mửa đờm rãi, hoặc ruột reo tiết tả, dùng phá cố chỉ bổ thận, nhục đậu khấu bổ tỳ, hai thuốc tuy kiêm bổ, nhưng thường kiếm thêm mộc hương để thuận khí để khỏi trệ mà chịu thu nạp thức ăn vậy..

2) Bản thảo kinh sơ:

Bổ cốt chỉ có thể làm ấm tạng thủy, trong âm sinh dương làm thuốc chủ yếu để mạnh hỏa ích thổ vậy. Nói chủ trị 5 chứng lao 7 chứng tổn thương là bởi vì bệnh ngũ lao thất thương phần nhiều vị tỳ thận cùng hư, lấy cớ nó có thể bổ ấm tạng thủy, bổ hỏa để sinh thổ thì trong thận khí chân dương được bổ mà đi lên, nên có thể nấu nhừ cơm nước, nấu cặn bã mà hóa thành chất tinh vi, khí của tỳ tan tinh đi lên về phế, để vinh dưỡng 5 tạng, cho nên chủ trị ngũ lao thất thương sinh bệnh vậy. Phong hư lạnh ấy là do khí dương suy vi, do đó phong lạnh nhân hư mà vào trú chân vậy. Dẫn đến xương tủy thương bại, thận lạnh tinh trôi ra, thận chủ xương mà chứa tinh, tủy là gốc của tinh, khí chân dương không bền chặt thì chứng trước hiện ra vậy. Cho nên cái gốc là khí dương sinh ra, bên chặt được, thì chứng trước tự trừ. Con trai lấy tinh làm chủ, đàn bà lấy huyết làm chủ, đàn bà bị bệnh huyết khí ấy cũng như con trai dương suy thận lạnh mà làm ra bệnh huyết thoát khí hãm giống như con trai thận lạnh tinh trôi vậy.

Bản thảo đồ kinh:

Bổ cốt chi nay người dùng hay cùng hồ đào hợp uống. Phép này dùng phá cố chỉ 10 lạng rửa sạch bỏ vỏ nghiền nhỏ, hồ đào 20 lạng ngâm nước bỏ vỏ rồi nghiền nhỏ như bùn, hợp cùng thuốc trước dùng mật tốt đảo đều như đường gluco đựng trong lọ thủy tinh hay đồ sứ, mỗi sáng lấy nước sôi nóng pha điều uống, uống lâu thì sống lâu, ích khí, tâm vui mắt sáng, bổ thêm gân cốt.

Nhưng cấm ăn cùng văn khương, máu dê, còn ngoài ra thì không kiêng.

Chú:

Văn khương còn gọi du thái. Tên khoa học là: Brassica campes ris  L car oleifera DC. Sách Trung Quốc dược học Đại từ điển còn gọi vân đài.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ