Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Thỏ ty tử (Hạt tơ hồng)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Thỏ ty tử (Hạt tơ hồng): Còn gọi: Thỏ ty tử phương nam, thỏ ty tử Âu Châu. (Hại cây này cùng họ khác loài).

– Tên khoa học: Cuscuta chinensis Lam. (Consolvulaceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Thỏ ty tử là hạt tơ hồng phơi hay sấy khô (Semen cuscutae sinensis) thường hay leo bám vào cây cúc tần bên đường. 

– Hình thái: Dây tơ hồng là dây ký sinh trên các cây khác, thân thành sợi màu vàng hay màu đỏ nâu nhạt, không có lá, lá biến thành vảy, cây có rễ mút để hút thức ăn từ các cây chủ. Hoa ít thấy, hình cầu màu trắng nhạt, gần như không cuống, tụ thành 10 – 20 hoa một. Quả hình cầu chiều ngang rộng hơn dưới lên. Hạt 2 – 4 hình trứng đỉnh dẹt, dài chừng 2mm.

2. Vị thuốc Thỏ ty tử theo Đông y

– Nhân dân ta vẫn dùng chữa: Làm thuốc bổ chữa bệnh liệt dương, di tinh đau lưng mỏi gối, tai ù, mắt mờ, sốt, khát nước, dùng lâu đẹp nhan sắc.

– Tính vị: Cay, ngọt, đắng, bình. 

– Qui kinh: Vào kinh can, thận

– Công dụng:

dưỡng gan bổ thận, thêm tinh sáng mắt, thanh nhiệt mát máu, ngừng tả, mạnh dương. Trị eo lưng gối nhức mỏi, dương nuy, di tinh, đái luôn, đầu sâu sấm, mắt hoa đen, thị lực giảm sút, thai động không yên.

* Liều dùng: 8 – 16 gam. 

* Cấm dùng:  Người bệnh thận hỏa nhiều dương mạnh, cường dương luôn không rũ xuống, đại tiện táo kết cấm dùng.

– Theo Trung Quốc dược học đại từ điển

+ Tính chất: Cay, ngọt, bình, không độc.

+ Công dụng: Bổ gan thận, sinh tinh tủy, dùng làm thuốc cường tráng thu liễm.

+ Chủ trị: .

Bản kinh nói: Vá bố chỗ bị đứt, bổ cái không đủ, ích khí lực, béo khỏe người, Biệt lục nói: nuôi cơ mạnh âm, bên gân cốt, chủ trị trong ngọc hành tinh lạnh tự chảy ra, đái sót, miệng đắng táo khát, người máu lạnh gây tích, uống lâu sáng mắt, nhẹ mình, và sống lâu. 

Vị thuốc Thỏ ty tử

Vị thuốc Thỏ ty tử

3. Phân loại Thỏ ty tử

a) Dây keo ký sinh, thân thành sợi màu vàng hay đỏ nâu nhạt, quả độ 3 ly đó là: Cucusta sinensis lamK. (Có nơi viết Cucusta chinensis lam, cùng họ).

b) Trung Quốc dùng hạt cây tơ hồng gọi là đại thỏ ty tử (Cuscuta japonica) cùng họ và cùng một

Còn dùng 1 cây thỏ ty Âu Châu. Có biệt danh: kim đăng đằng, đại thỏ ty tử.

– Tên khoa học: Cuscuta europaea Linn. Cùng công dụng như thỏ ty tử. 

– Và một loại: Thỏ ty phương nam.

Biệt danh:. Cũng gọi thỏ ty Châu Âu. Tên khoa học: Cuscuta australis R.Br.

Tính vị: Cay, ngọt, bình. 

Công dụng:

Tư bổ can thận, ích tinh sáng mắt, mát máu, mát nóng, ngừng tả mạnh dương. Trị co gối đau sây sẩm chao đảo, thị lực sút, thai động không yên.

c) Nhân dân ta còn dùng dây và hạt một cây mang tên tơ hồng, nhưng họ thực vật khác hẳn. Tên khoa học “Cây tơ xanh” này là: Casstha filiformis Linn. Họ long não (lauraceae) đây là loại dây leo nhẵn, thân dạng sợi quấn vào nhau, màu xanh lục, không lá. hoặc biến thành vẩy, hoa nhỏ trắng, không cuống, bông dài 1,5 đến 5cm. Quả hình cầu to bằng quả hạt tiêu, phải là hạt tơ hồng. Loại này người ta dùng giã nhỏ làm bột trát thuyền. Tất cả các bộ phạn của cây đều chứa chất nhầy, chất này dùng để lọc máu, làm thuốc chữa bệnh về phổi và bệnh giang mai. Còn dùng chữa lậu, chữa sốt, đắp các vết lở loét. .

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có chép về hạt tơ hồng rằng:

Thỏ ty tử gọi hạt tơ hồng 

Vị cay khí bình, rất bổ trung

Thêm tinh ích túy, mạnh gân cốt.

Nhẹ mình sáng mắt khỏi đau lưng.

2) Đời Đường. Ngõa Quyền dược tính bản thảo nói:

Trị trai gái hư lạnh, thêm tinh ích tủy, trừ eo lưng đau, gối lạnh. trị đái đường, trúng nóng, uống lâu trừ mặt sạm đen, đẹp nhan sắc.

3) Đời Tống. Đại Minh nhật hoa chư gia bản thảo bàn rằng:  Bổ 5 chứng lao 7 chứng tổn thương, trị quỉ giao tiết tinh, đái ra máu, nhuận tâm phế.

4) Đời Nguyên. Vương Hiếu Cổ dùng bổ tang can bị phong hư.

5) Để hiểu rõ công dụng của Thỏ ty tử và vì sao lại có công ấy. Tôi trích một đoạn lời bàn của Mậu Hy Ung để cùng xem : “Thỏ ty tử bản kinh nói vị cao bình, Biệt lục thêm vị ngọt. Chính ông Lôi Công bảo, thỏ ty bẩm chịu trung hòa ngưng đọng khí chính dương mà kết quả vậy, còn không độc thì rõ ràng rồi. Trong 5 thứ mùi vị chỉ có vị can thông 4 khí lại kiêm 4 vị. 

Kinh nói: “Thận ghét táo kíp ăn cay để nhuận” thỏ ty tử thuộc loại cây này, So với cay của thơm cay táo nhiệt không giống nhau, học giải chớ lấy tử mà hại nghĩa (cho cay nào cũng là cay). Vị này là thuốc chủ yếu bổ tỳ thận can, chủ nối chỗ đứt, bổ cái không đủ, ích khí lực, thêm béo khỏe. Ba kinh đều thực thì chỗ đứt được nối mà không đủ được bổ vậy. Tỳ thống nhiếp máu, hợp cơ nhục mà chủ tứ chi, cái khí của túc dương minh vị và túc thái âm tỳ mà thịnh thì sức lực lớn và béo mạnh, bổ tỳ cho nên nuôi cơ, ích gan thận cho nên mạnh âm, bên gân cốt, ấm thì có thể bổ khí dương trong thận, cho nên chủ chữa ngọc hành lạnh tinh tự ra. Đái sót nước tiểu, miệng đắng ráo khát là thận tỳ hư mà sinh nóng bên trong, tân dịch do đó mà không đủ vậy. Hai tạng được bổ thì 2 bệnh tự khỏi vậy.

Người máu lạnh sinh ra tích vì lao thương thì huyết ứ, nên khí dương bị cạn kiệt mà bên trong lạnh. Huyết theo khí đi khí yếu không thể thống nhiếp huyết để thông hành, lâu mà thành tích vậy.

Phàm lao thương đều do 3 tạng tỳ, thận, gan làm chủ. Can tỳ khí vượng thì máu ứ tự thông hành vậy. Uống lâu sáng mắt nhẹ mình sống lâu ấy là vì mắt có máu mới có thể trông, gan mở khiếu ở mắt con người thuộc thận, can thận thực thì mắt tự sáng tạng đầy đủ, tinh đầy đủ thì mình tự nhẹ vậy, sống lâu là tất yếu vậy”. Người xưa hay dùng phối hợp cùng bổ cốt chi, đỗ trọng, vì 2 vị này vị cay ấm, tính chuyên dẫn xuống, không giống như thỏ ty khí vị ngọt bình mà không nặng giáng xuống vậy. Khi uống thấy dương mạnh, tiện táo kết, đái đỏ sáp, đó là vì thỏ ty bổ sinh ra. Nên nhớ thỏ ty tử rất khó có của thật, cái đời bán thường là hạt “thủy tê thảo” trồng ra, uống loại này công hiệu nhỏ, nên ngâm rượu, nấu nhừ, làm bánh phơi khô mà dùng. Ta nên lấy toàn cây tơ hồng hay leo bám trên cây cúc tần, khi chín mang về phơi khô lấy hạt dùng, đó là thỏ ty thực, còn thứ Trung Quốc bán ở biên giới mua bao nhiêu có bấy nhiêu, không phải của thực đầu, ngay người Trung Quốc cũng nói khó mua được của thật đó. Ta có người cắt cả dây và toàn thân về phơi khô sắc uống, làm thuốc chữa di mộng tinh, hoặc chữa bệnh lở sài (gourme) trẻ em, cũng được nhưng kết quả kém hạt nhiều. Nhớ rằng chớ lấy cây dân ta gọi tơ hồng màu xanh lục quả hình cầu. to bằng hạt hạt tiêu, loại này từ nay không nên gọi tơ hồng mà nên gọi là “dây tơ xanh nó thuộc loại họ long não, đã dẫn ở trên, không dùng như tác dụng thỏ ty tử được.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Thỏ ty tử; Liên thực; Sơn dược; Nhân sâm. Có thể thực tỳ ngừng tiết tả, muốn cho ăn thêm: Ngũ vị tử; Nhục đậu khấu; Sa nhân; Bạch biển đậu;

Như vậy có thể trị cả thận tiết (thận hư sinh tiết tả). 

2) Muốn ích tỳ thận, bền chặt tinh, có con: 

Thỏ ty tử; Liên tu; Ngũ vị tử; Sa oản tật lê; Phúc bồn tử; Sơn thù du; Ba kích thiên; Xa tiền tử; Một thực tử; Câu kỷ tử 

Ghi chú: Một thực tử tức vô thực tử, tức một thạch tử.

3) Sáng mắt:

Dùng: Thỏ ty tử; Cam cúc hoa; Sa oản tật lê; Câu kỷ tử; Thục địa hoàng; Linh dương giác; Cốc tinh thảo; Quyết minh tử. 

4) Trị thanh niên eo lưng đầu gối tích lạnh đau hoặc ngứa tê vô lực: Thỏ ty tử; Truật; Nhân sâm (đảng sâm); Ngưu tất; Vừng ăn (ma nhân).

5) Ăn riêng thỏ ty tử bổ riêng vệ khí, có thể trợ giúp cân mạch của con người.

6) Vương Hiếu Cổ nói: Có thể bổ tạng can hư, cho nên trừ phong, chuyên trị eo lưng gối chữa can thận vậy. 

7) Chữa đái đường: sắc nước uống đến ngừng thì thôi.

8) Trị đái đục trắng, di tinh:

Dùng Phục thỏ hoàn, trị tư lự thái quá, tâm thận hư tổn, chân dương không bền chặt, di tinh, đái đục trắng, mộng mị tiết tả luôn, dùng:  Thỏ ty tử 5 lạng; Bạch phục linh 3 lạng; Thạch liên nhục 2 lạng. Nghiền nhỏ rượu hoàn viên bằng hạt ngô mỗi lần uống 30 – 50 viên, lúc đói nước muối điều uống.

(Hòa tễ cục phương)

9) Trị đái đỏ đục, tâm thần không đủ, tinh ít máu ráo, miệng khô phiền nóng, đầu sây sẩm, tâm run rẩy rung động (chính xung) 

Dùng: Thỏ ty tử; Mạch môn đông. Lượng bằng nhau nghiền nhỏ, viên mật bằng hạt ngô, nước muối điều uống, mỗi lần uống 70 viên.

10) Trị eo lưng đầu gối nhức đau, hoặc tê ngứa không có sức:

Dùng: Thỏ ty tử (rửa) 1 lạng; Ngưu tất 2 lạng.

Cùng cho vào nồi bạc ngâm rượu ngập, phơi khô nghiền nhỏ, hòa rượu viên bằng hạt ngô, lúc đói rượi điều uống mỗi lần 20 – 30 viên. (Phương kinh nghiệm)

11) Trị can tổn thương mắt mờ:

Dùng: Thỏ ty tử 3 lạng, ngâm rượu 3 ngày phơi khô nghiền nhỏ, hòa lòng trứng hoàn viên bằng hạt ngô, lúc đói rượu ấm điều uống 20 viên. (Thánh huệ phương) 

12) Trị mình mặt tự nhiên sưng đỏ to:

Dùng thỏ ty tử 1 thăng, rượu 5 thăng ngâm 2 – 3 đêm, mỗi lần uống 1 tháng, ngày 3 lần uống, không tiêu lại uống. (Trừu hậu phương) 

13) Trị đàn bà đẻ ngang:

Dùng: Bột thỏ ty tử, rượu điều uống 6 gam. Một phương gia thêm xa tiền tử lượng bằng nhau. (Thánh huệ phương)

14) Phục thỏ hoàn trị đái đường:

Thỏ ty tử (tẩm rượu 10 lạng; Phục linh 3 lạng; Thạch liên tử 3 lạng; Ngũ vị tử 8 lạng; Hoài sơn 6 lạng. Lấy rượu nấu hoài sơn đảo cùng bột thuộc hoàn viên.

15) Thuốc bổ bền chặt tinh:

Thỏ ty tử 10g; Ngũ vị tử 2g; Xa tiền tử 2g; Kỷ tử 10g; Phúc bồn tử 6g. Tán nhỏ trộn mật ong làm viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 6g ngày 2 lần.

16) Chữa đái đêm, di tinh: 

Thỏ ty tử 10g; Phúc bồn tử 6g; Kim anh tử 8g. Nước 400ml sắc còn 100ml lọc bỏ bã chia 2 – 3 lần uống trong ngày.. 

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ