Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Đại cương thuốc chữa ho (Chỉ khái)

by BBT Yhctvn

Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho có tác dụng trừ đàm hay ngược lại những thuốc trừ đàm lại có tác dụng chữa ho. Vì vậy có tài liệu gộp 2 chương thuốc trừ đàm và chữa ho làm một.

1. Định nghĩa

– Thuốc chữa ho là những thuốc làm hết hoặc làm giảm cơn ho.

– Nguyên nhân gây ra ho có nhiều, nhưng đều thuộc phế, vì vậy khi chữa ho phải lấy chữa phế làm chính.

Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho có tác dụng trừ đàm hay ngược lại những thuốc trừ đàm lại có tác dụng chữa ho. Vì vậy có tài liệu gộp 2 chương thuốc trừ đàm và chữa ho làm một.

2. Tác dụng chung 

– Chữa ho: Do đàm ẩm hay nhiệt tà, phong tà phạm vào phế, khí bị trở ngại gây ho.

– Chữa hen suyễn, khó thở.

– Trừ đờm.

3. Phân loại thuốc chữa ho

Do nguyên nhân gây ra ho có tính chất hàn, nhiệt khác nhau nên thuốc ho đuợc chia làm 2 loại:

Ôn phế chỉ khái: Ho do lạnh, dùng các vị thuốc tính ôn để chữa.

Thuốc ôn phế chỉ khái để chữa các chứng ho mà đờm lỏng dễ khác, mặt hơi nề, sợ gió, rêu lưỡi trắng trơn, tự ra mồ hôi.

Nguyên nhân gây ra do ngoại cảm phong hàn hay kèm thêm ngạt mũi, khản tiếng, do nội thương hay gặp ở người già dương khí suy kém thấy chứng ho ngày nặng đêm nhẹ.

Thanh phế chỉ khái: Ho do sốt, dùng các thuốc tính mát lạnh để chữa.

Do táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ra ho, đàm dính, ho khan, mặt đỏ, miệng khát, đại tiện táo, người sốt, khó thở, lưỡi vàng dày, mạch phù sác.

Hay gặp ở bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi…

4. Khi sử dụng thuốc chữa ho nên chú ý mấy điểm sau

– Các loại thuốc ho hay làm giảm ăn, chỉ sử dụng khi cần thiết.

– Nên có sự phối hợp thuốc: Nếu ho do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt thì kết hợp với thuốc phát tán phong hàn hay phát tán phong nhiệt; nếu ho do nội thương: Âm hư gây phế táo dùng với thuốc bổ âm, đàm thấp dùng thuốc kiện tỳ…

– Loại hạt: Hạnh nhân, Tô tử, La bạc tử nên giã nhỏ trước khi sắc; loại lá có lông như Tỳ bà diệp nên bọc vải sắc.

5. Cấm kỵ khi dùng thuốc

– Những người đi ỉa lỏng không dùng vị Hạnh nhân.

– Bệnh sởi lúc bắt đầu mọc hay đang mọc ban, không được dùng thuốc chữa ho, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc mọc ban và dễ thành biến chứng.

6. Các vị thuốc chữa ho (chỉ khái)

Mã đâu linh
Hạnh nhân
Tử uyển
Bách bộ

Nguồn: Gtyhct

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm