Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc bá tử nhân: Tên gọi – Vốn tên: Bá thực. – Còn gọi: Trắc bá tử nhân. – Tên khoa học: Thuja orientalis L. (Biota orientalis Endl). Thuộc họ Trắc bách (Cupressaceae).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng:

+ Cành và lá phơi hay sấy khô của câu trắc bách diệp (folium et ramulux Biotae).

+ Hạt của cây này gọi bá tử nhân (Semen Thujae orientalis).

Bộ phận dùng: Bá tử nhân là hạt của quả cây Trắc bá diệp (Thuja orientalis(L) Endl) họ Trắc bá (Cupressaceae) đem sao vàng.

Thu hái: thu hái vào mùa thu đông. Hạt đem phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài rồi lấy nhân phơi khô lại lần nữa. 

Bảo quản: Hạt trắc bá có nhiều dầu, nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc, phải kiểm tra thường xuyên.

2. Tác dụng dược lý

Thí nghiệm cho biết: trên thành mạch máu cô lập:

– Nước sắc 100% trắc bách diệp sao vàng đen. Nồng độ thấp 0,2% – 0,5% – 0,8% – 1% đều có tác dụng co mạch.

– Nồng độ 5% – 10% có tác dụng giãn mạch.

– Trên thành mạch máu Cô lập còn đại dây thần kinh. Tác dụng CO mạch với liều 0,25g/kg và 0,50g/kg.

– Nước sắc trắc bách diệp có tác dụng giống như vitamin K.

– Nước sắc trắc bách diệp làm tăng khả năng đông máu.

– Với nồng độ 1% – 5% trương lực Cơ co bóp rõ rệt.

– Trên tử cung thỏ tại chỗ, với liều 0,2g/kg, 0,4g/kg và 0,5g/kg thấy tử cung co bóp mạnh hơn mức bình thường.

– Thí nghiệm với thỏ liều 100g/ kg. Khỉ 30g/kg với chuột lang 64g/ kg (dung dịch 400%) không thấy chết.

Vị thuốc bá tử nhân

Vị thuốc bá tử nhân

3. Vị thuốc Bá tử nhân theo Đông y

 – Tinh chất: Ngọt, bình, không độc.

– Công dụng: Bổ tâm tỳ, nhuận huyết mạch, dùng làm thuốc tự dưỡng cường tráng.

– Chủ trị:

Chữa hoảng hốt, hư tổn, các khớp eo lưng nặng nề đau, ích huyết, ngừng mồ hôi, kinh sợ run rấu, ích khí, trừ phong thấp, lên 5 tạng, uống lâu khiến người nhuận trạch, sắc đẹp, tại mắt thông minh, không đói không già, nhẹ mình sống lâu.

* Liều lượng: 12-14g/ngày

* Kiêng kỵ: Nói chung đại tiện tiết tả cấm dùng, sợ cúc hoa, dương đề thảo.

Chú ý: Thận trọng khi dùng có người ỉa lỏng. Bá tử nhân có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn, tác dụng an thần liễm hãn yếu hơn Toan táo nhân

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Đời Đường. Ngõa Quyền dùng chữa đầu bị phong, trong eo lưng đau, thận lạnh, bàng quang lạnh, hưng thịnh chân dương, thêm tuổi thọ, trị trẻ bị tinh giản.

2) Đời Nguyên. Vương Hiệu Vương Hiếu Cổ dùng nhuận gan.

3) Đời Minh. Lý Thời Trần dùng: Nuôi khí tâm, nhuận thận táo, yên hồn định phách, ích chí yên thần, sao dùng chải đầu tóc cho nhuận, trị lở ngứa có vảy.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị người già hư bí, người hư yếu ỉa rắn mà ít. Dùng: | Bá tử nhân – Tùng tử nhân – Đại ma nhân lượng bằng nhau cùng nghiền nhỏ, hòa mật sáp viên như hạt ngô, lấy chút hoàng đan làm thang, trước bữa ăn uống 20 – 30 viên, ngày 2 lần. . (Khấu Tôn Sảng phương) 

2) Trị trẻ quấy khóc kinh sợ, động kinh, bụng đầy, đại tiện xanh sắc rêu, dùng bột bá tử nhân rượu  ấm điều uống 1 đồng cân. (Thánh huệ phương)

3) Trị bệnh thấp lở chảy nước vàng: Dùng dầu bá tử thực, nấu kỹ bôi, rất tốt.

4) Trị bệnh tràng phong ra máu: Bá tử nhân 14 hạt giã nhỏ, ngâm vào ba bát rượu tốt, nấu còn 8/10 uống kiến hiệu ngay. (Phổ tế phương). 

5) Bá tử nhân hoàn.

Trị kinh hành lại thôi, máu ít thần suy dùng: Bá tử nhân (bỏ dầu); Ngưu tất (tẩm rượu); Quyển bá đều 5đ.cân; Trạch lan; Tục đoạn đều 2 đ.cân; Thục địa 1 lạng, luyện viên mật. Nước cơm chiêu thuốc.

6) Phép uống bá thực

Tháng 9 để cả buồng lấy quả phơi nắng khô, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đ.cân, rượu ấm điều uống, ngày 3 lần, khát thì uống nước, khiến người trơn nhuận đẹp, một phương thêm Tùng tử nhân bằng nhau, lấy nhựa thông hoàn viên. Một phương thêm cúc hoa lượng bằng nhau, viên với mật uống.

Nguồn: L/y Hy lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm