Vị thuốc Câu đằng: Tên thường dùng: Thuần câu câu (hoàn toàn móc câu), nộn câu đằng (móc câu non), câu câu, song câu câu, tỉnh song câu (loại 2 móc câu cạch).
– Tên cổ trong sách cổ. Điếu đằng câu (Hòa hán dược khảo).
– Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla, Miq (La Tinh). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Trung Quốc gọi họ Thiến thảo (Rubiaceae).
Mục Lục
1. Bộ phận làm thuốc, thu hái, chế biến
– Bộ phận dùng: Vị thuốc Câu đằng là khúc thân hay cành có gai hình móc câu của một số loài Câu đằng (Uncariasp.), họ Cà phế (Rubiaceae).
– Hình thái
Cây câu đằng là một thứ dây leo, thường mọc ở nơi mát, nách lá mọc ra 2 móc câu để bám leo vào vật khác, cao hơn 3m lá mọc đối, hình tròn trứng đầu hơi nhọn, mùa hạ nở hoa nhỏ sắc vàng tết hình cầu. Thân dọc non thì hơi vuông, khi già thành tròn mà biến thành chất gỗ, móc mọc đối ở khoảng nách lá, hướng cong xuống, lúc đầu sắc xanh đến mùa thu thì sắc biến khác, chất bền cứng giống lưỡi câu cá, vị làm tính thu liễm.
– Thu hái: Tháng 3 lấy về phơi khô.
– Cách dùng:
Nếu dùng cùng thuốc sắc thì đun thuốc khác được rồi mới cho vào đun 2 – 3 lần sôi mới có sức thuốc, nếu không làm vậy sẽ kém hiệu lực. Bỏ cành, dùng hoàn toàn móc non, công lực gấp 10 lần.
2. Tác dụng dược lý vị Câu đằng
– Liều nhỏ nynchophylin có tác dụng hưng phấn trong khu hô hấp, đồng thời làm dãn mạch máu ngoại biên làm cho huyết áp hạ xuống rõrệt.
– Liều nhỏ nynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp. làm dãn vi huyết quản cho huyết áp giảm xuống.
3. Vị thuốc Câu đằng theo Đông y
– Tính chất: Ngọt, hơi lạnh, không độc.
– Quy kinh: Vào kinh can, tâm bào.
– Công dụng: Tắt phong, điều nhiệt, định kinh, giản (động kinh) ngừng sâu sầm quay cuồng, chuyên làm thuốc chấn trị (kính) co quắp.
– Chủ trị: Trẻ con lúc nóng lúc lạnh, 12 chứng kinh và động kinh.
– Cùng tên khoa học này. Sách VNTDTNDL gọi tên trung dược là: Song câu đằng.
– Công dụng: Giáng huyết áp xuống, chấn kinh, trị đau đầu, trẻ con kinh, giản (động kinh).
* Lượng dùng: 3 – 4 động cân. (12-16g/ngày)
* Kiêng kỵ: Phàm người không phong nhiệt, không thực hóa thì cấm dùng.
4. Từng thời đại đã dùng để chữa
1) Đông y Việt Nam thường dùng chữa chứng điện và cuồng như:
+ Điên: Khi cười, khi vui, chạy rộng cả ngày rồi hát múa, nói linh tinh, bệnh phát ở tim.
+ Cuồng: Lúc giận, lúc cười nói ầm ầm, lúc hờn dỗi là bệnh phát ở gan.
Bài thuốc: Long đởm thảo 4g; Xuyên liên 8g; Tê giá;c 8g; Mạch môn 8g; Mẫu đơn bì 8g; Vảy sắt 8g; Tri mẫu 8g; Kim ngân hoa 8g; Lô hội 8g; Câu đằng 12g
Các vị sắc kỹ, khi được cho câu đằng đun sôi thêm 10 – 15 phút rồi uống.
Chữa điện là động kinh Long Cốt 12g; Phục thần 16g; Đan sa 12g; Câu đằng 8g – 12g; Sinh địa 12g; Hổ phách 4g Kim bạc 5 phân; Thiên trúc hoàng 4g; Ngưu bàng 5phân.
Các vị tán nhỏ, viên như hạt đậu đen, lấy thần sa làm áo, uống 10 viên với nước bạc hà và trúc lịch nước ép từ măng tươi đem nướng ra).
2) Đời hậu Lê. Lê Hữu Trác trong Dược phẩm vậng yếu thượng có bàn về câu đằng như:
Xét câu đằng trừ phong mà không tạo, thực là vật phẩm trung hòa, làm thuốc cho kinh thủ thiếu âm túc quyết âm. Kinh thiếu âm chủ hỏa, kinh quyết âm chủ phong, phong hỏa cùng bác kích thì làm ra nóng lạnh, kinh, giản (động kinh). Vị này khi vị ngọt lạnh chạy thẳng tới 2 kinh, làm phong tên hỏa tắt thì can, tâm yên mà hàn nhiệt tự trừ vậy. Cho nên nhi khoa rất hay dùng, khi dùng tất cần thêm thuốc về huyết vào thì càng thấy thần Công vậy.
3) Đời Đường. Ngõa Quyền dùng chữa trẻ con kinh sợ khóc, CÓ giật, nhiệt cao.
4) Đời Minh. Lý Thời Trân chữa người lớn đầu quay cuồng sây sẩm, bình cái phong của can, trừ cái nóng của tâm, trẻ con đau bụng nằm co, phát ban chẩn.
5) Đời Thanh, Hoàng Cung Tú bản thảo cầu chân bàn rằng:
Câu đằng vị ngọt hơi đắng, khí bình, hơi lạnh, là thuốc chủ yếu của kinh tâm và can, vì can chủ phong, tâm chủ hỏa, phong hỏa cùng dấu lên thì phong nhân hóa mà càng thịnh, hóa cũng nhân phong mà càng bốc cháy, ở trẻ con bệnh tất nhiên sẽ sinh ra kinh, giản, ế túng (co giật) mắt lệch lộn ngược co rút,
người lớn bệnh tất thấy đầu quay cuồng mắt hoa, ở đàn bà tất thấy ra khí hư đỏ trắng, cho nên cần phải dùng câu đằng nhẹ, bình, tuyên tiết khiến nó xuống thấp thì phong yên hỏa tắt, mà kinh sợ, phong, nhiệt khác trừ được. Đó là đối với trẻ con mới mắc phong nhiệt, bệnh chưa nặng thì dùng được, nếu phong hỏa đã cực độ thế khó vượt qua thì câu đằng tính nó nhẹ, bình, sơ tiết khó thể có kết quả được. Lại cần xem kỹ nguyên nhân, dùng lượng tễ nặng cho uống thì sức thuốc cùng bệnh cùng tương xứng mà không có cái tệ bệnh nặng thuốc nhẹ vậy. Dùng loại nhiều móc câu là tốt, nếu đun lâu trở thành vô lực.
6) Học thuyết gần đây
Trương Sơn Lôi nói: Câu đằng khí vốn nhẹ trong, tính ngọt lạnh, rất hợp với trẻ con (trĩ âm) cái âm còn non trẻ chưa đầy đủ, trĩ dương dễ thịnh, có thể chữa kinh, giản, bệnh động kinh đều là can động sinh phong, khí hỏa cùng bốc lên xung kích thần kinh não gây nên bệnh. Vị này khinh thanh nhẹ trong) mà mát có thể tiết hỏa mà yên phong.
5. Phối hợp ứng dụng vị Câu đằng
1) Diệp Quyết Tuyền chữa cao huyết áp
Câu đằng 10g; Xuyên khung 5g; Cam thảo 2g; Quế chi 3g. Nước 600ml sắc còn 200ml chia ba lần uống trong ngày.
2) Trị trẻ con bị kinh giản co quắp.
Câu đằng; Viễn chí; Phục thần; Hổ phách; Táo nhân . Đan sa; Ngưu hoàng; Thiên trúc hoàng; Tê giác; Sinh địa; Long xi; Mạch môn; Kim bạc.
Có đờm thêm: . Trúc lịch; Nam tinh; Quất hồng.
3) Trị trẻ con kinh nhiệt.
Câu đằng 1 lạng; Tiêu thạch 1/2 lạng; Chích thảo 2,5 đ.cân. Tán nhỏ, mỗi lần uống 1/2 động cân, ngày 3 lần cùng nước âm.
4) Trị tự nhiên bị động kinh
Câu đằng 2,5 đ.cân. Chích thảo 2,5 đ.cân. Nước 5 bát sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
5) Trị ban chân không sảng khoái
Móc câu đằng, Tử thảo nhung lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 chữ, hoặc 1/2 đồng cân, rượu ấm điều uống.
(Tiền thị phương) Bài này Trường Sơn Lôi bàn rằng: Bài “Tử thảo tán” trong phương dùng móc câu của câu đằng, tử thảo nhung lượng bằng nhau nghiền nhỏ rượu ấm điều uống. Ông Thọ Di Bảo: Ông Tiền Trọng Dương gọi (ban chẩn) tức là đậu sương cùng với ma chẩn (sởi ngứa) không phải như người đời này trong thời bệnh gọi phát ban, vì câu đằng nhẹ có thể thấu suốt phát ra, mát có thể giải nhiệt, giúp thêm từ thảo mát huyết hoạt huyết giúp thêm cho dễ lưu động, lại dùng rượu phụ vào. có thể phát ra, có thể thanh hỏa. Đó là thỏa đáng không cang cứng, không thấp vậy. .
6. Lời bàn của y gia
Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Đỗ Tất Lợi có chú thích:
Ở Việt Nam còn khai thác với tên câu đằng một số loài câu đằng khác, trong đó có loài: Uncaria tonkinensis Havil. Các tác giả trước (Lambert) không thấy có ancaloit mà chỉ thấy có một thứ cachou.
Thực ra người Trung Quốc gọi cây này là câu đằng bắc Việt, cũng như cây câu đằng Uncaria homomalla Miq.
Còn có biệt danh là: Tứ lăng thông. đại thông khí, đảo quế kim câu.
Bộ phận dùng: Rễ. Công dụng: Phong thấp đánh đập, ngã. Trị cao huyết áp, thiên đầu thống, lòi dom, ra khí hư. Kinh phong, thần kinh tọa. Nói chung có nhiều cây câu đằng khác nhau nước ta chỉ khai thác một số, mà cũng chưa phân loại, sau đây tôi ghi 9 loại câu đằng khác nhau để ta cùng theo dõi chữa trị:
1) Giống câu đằng bắc Việt. Tôi đã nêu trên đây.
2) Song câu đằng Uncaria rhynchophylla (Miq) Miq ex Havil.
Cây này Trung Quốc gọi tên là 1 song câu đằng. Dùng chữa: Giáng huyết áp, chấn kinh. Trị đau đầu, 1 trẻ con kinh, giản (động kinh).
3) Song câu đằng, câu đằng: Loai Uncaria lacuigata wall ex G Don . Biệt danh: Quang câu đằng.
– Bộ phận dùng: Cành và móc câu.
– Công dụng: Thanh nhiệt bình can, tắt phong, lên kinh, chấn đau. 1.
4) Đảo quế kim câu. Uncaria lancifolia Hutch Tên Trung dược: Câu đằng.
– Bộ phận dùng: Móc câu, thân cành, rễ.
– Tính vị: Móc câu và dọc: Ngọt, đắng, hơi lạnh. Rễ: Đắng, ngọt bình.
– Công dụng: Móc câu và dọc thân cành:
Thanh nhiệt tình can, tắt phong ngừng co quắp (kính). Trị trẻ con Sốt cao kinh sợ giá lạnh chân tay, co quắp, trẻ con khóc đêm, đau đầu do phong nhiệt vấp ngã đánh đập tổn thương.
Rễ: Trừ phong thấp, thông đường lạc.
5) Câu đằng lá to (đại diện câu đằng)
Uncaria macrophylla wall – Tên trung dược Câu đằng. -Biệt danh: Song câu đằng.
– Bộ phận dùng: Dọc cành, mỌC câu.
– Tính vị: Ngọt, hơi đắng, hơi lạnh.
– Công dụng: Mát nóng, chín kinh, bình can tắt phong. Trị sốt cao Co quắp, cao huyết áp, đầu đau, mắt sâu sẫm hoa đen (huyễn):
6) Câu đằng cành leo (phan chi câu đằng)
Uncaria scandens (smith) Hutch.
– Tên trung dược: Câu đằng.
– Biệt danh: Ung chảo phong, đảo điếu phong.
– Bộ phận dùng: Thân cành, móc câu.
– Công dụng: Thanh nhiệt tình can, tắt phong, lên kinh.
7) Bạch câu đằng. Uncaria sessillifructus Roxb
-Tên trung dược: Câu đằng.
. Biệt danh: Câu đằng cành dài (trường ngạnh câu đằng).
– Bộ phận dùng: Thân dọc, mó: câu.
– Tính vị: Ngọt, hơi lạnh,
– Công dụng: Thanh can, sáng mắt, tắt phong yên kinh, hoạt huyết thông lạc.Chữa viêm khớp kiểu:
phong thấp, vấp ngã đánh đập tổn thương, đau thần kinh hông, xương bị gãy, trẻ con kinh phong, cao huyết áp, thiên đầu thống, trẻ con lòi dom.
8) Hoa câu đằng Uncaria sinensis (Oliv) Havil – Tên trung dược: Câu đằng.
– Bộ phận dùng: Dọc thân và móc câu. . – Tính vị: Đắng, mát.
– Công dụng: Thanh nhiệt bình can, tắt phong định tên kinh. Trị máu nóng sinh ra. Kinh phong, sốt cao không lui.
9) Vân nam câu đằng Uncaria yunnanensis K.C. Hsia.
– Bộ phận dùng: Dọc thân cành, rễ, móc câu.
– Công dụng:
+ Dọc thân cành, móc câu: Thanh nhiệt bình can, tắt phong định kinh, chấn đau.
+ Rễ: Trừ phong thấp, thông đường lạc.
Mong mọi người lấy đây làm cơ sở, khi chữa trị nên ghi rõ từng loại, loại câu đằng nào chuyên trị bệnh gì làm cơ sở cho đời sau bắt chước và thừa kế.
Nguồn: L/y Hy Lãn
Xem thêm: