Vị thuốc mẫu lệ còn gọi là Vỏ hàu, vỏ hà, hầu cồn, hầu của sông, hà sống (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Lệ cáp (Bản kinh). Mẫu cáp (Biệt lục). Lệ phòng (Bản thảo đô kinh). Hải lệ tử xác, hải lệ tử bi (Sơn đông trung dược). Tả sác (Trung dược chí).
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Mẫu lệ là vỏ con Hàu (Hà) (Ostrea sp), họ Mẫu lệ (Ostreidae).
Mẫu là đực, lệ là giống gà to, mẫu lệ là giống sò đực to.
– Hình thái: Hầu có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là ba loại dưới đây:
1) Hầu (mẫu lệ) gần sáng: Ostrea rivularis Gould
Vỏ hầu 2 mảnh, chắc dầu, hiện ra hình tròn, hoặc tròn trứng, hoặc hình tam giác, vỏ trái úp và vỏ phải tương đối to mà dầy, vỏ phải (tức vỏ trên) hơi lệch bằng, so với vỏ trái (tức vỏ dưới) nhỏ, mặt ngoài là một tấm vải màu nâu tía hoặc màu nâu vàng, mọc khum rất mỏng mà bằng thẳng. Hầu 1 – 2 tuổi tấm vảy bằng, mỏng xốp, có lúc hiện ra dạng long lanh, hầu 2 đến, vài năm, mảnh vảy bằng phẳng, có lúc mé sau nổi lặn thành dạng sóng nước nhỏ; loại hầu sống nhiều năm tấm vảy tầng xếp lên nhau, cứng dầy như đá, Mặt vỏ có sắc thái tro. Xanh, tía, nâu, mặt trong sắc trắng, mé bên là sắc tro tía, dây chằng sắc tía đen, ngấn cơ đóng vỏ rất to, sắc vàng nhạt, phần nhiều là hình tròn trứng hoặc hình tạng thận, vị trí ở vùng giữa bên lưng, chân thoái hóa.
Hầu là loại ăn tạp cả động vật và thực vật nhỏ lơ lửng trong nước chủ yếu là các loại rong tảo. Mùa sinh đẻ từ tháng 7 – 10 nhiều nhất là tháng 8 – 9.
2) Mẫu lệ (hầu) dài: Ostreo gigas Thunb.
Vỏ hầu to, cứng dậy, lưng và bụng hầu như song song, nói chung chiều dài vỏ gấp 3 lần chiều cao vỏ, vỏ trái phụ vào, vỏ phải tương đối bằng như cái nắp, mảnh vảy hình vòng xoắn hiện dạng vân sóng, rải thưa thớt tầng thứ rất ít, mặt vỏ sắc nhạt tía, sắc tro trắng, hoặc sắc vàng nâu. Mặt trong có sắc trắng sứ, ngấn cơ đóng vỏ hình 6 móng ngựa, sắc nâu vàng, vị trí ở vùng sau mé lưng vỏ. Vỏ trái lõm xuống. mảnh (phiến) vải so với vỏ phải to thô. Vùng chất thịt mềm, mang thành dạng dải thẳng, không cong đến sừng sau lưng. Có thể thu nhặt vỏ quanh năm, rửa sạch, phơi khô. Loại này miền duyên hải đều có.
3) Mẫu lệ đại liên loan: Ostrea talienwhanensis crosse.
– Vỏ hầu loại to, loại vừa dầu. trước sau kéo dài, định vỏ đến vùng sau dần dãn rộng gần tựa hình tam giác, vỏ trái phụ vào, mặt ngoài có phải tấm vảy nhô lên lặn xuống làm thành dạng sóng nước, không phẳng như mẫu lệ (hầu) gần sông. sườn tỏa tia không rõ ràng. mặt vỏ sắc vàng nhạt, mặt trong vỏ sắc trắng, ngấn cơ đóng vỏ hàu sắc trắng hoặc sắc tía, vị trí ở mé sau lưng. Vùng chất thịt hình kéo dài, mang từ mé trước kéo dài đến giữa mé sau, độ cong nhó.
– Thu hái: Vỏ hàu có thể lấy quanh năm
– Bào chế:
+ Mẫu lệ sống: Rửa sạch phơi khô nghiền nhỏ dùng.
+ Mẫu lệ nung: mẫu lệ rửa sạch đặt trên là không khói nung đến sắc tro trắng, lấy ra để nguội, nghiền nhỏ dùng.
+ Mẫu lệ tẩm giấm: Điều trị các bệnh về Can huyết. Tỷ lệ 1 kg bột Mẫu lệ pha 100ml giấm.
2. Vị thuốc Mẫu lệ theo Dông y
– Tính vị: Mặn sáp, mát.
– Vào kinh: Can, thận.
+ Thang dịch bản thảo: Vào túc thiếu âm thận.
+ Bản thảo kinh sơ: Vào thận, can, đởm.
– Công dụng chủ trị:
+ Thu liễm âm, tiềm lặng dương, ngừng mồ hôi sáp tinh, hóa đờm, mềm chất rắn.
+ Trị kinh giản, huyễn vạng, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, di tinh, đái rất đái đục, băng lậu, ra khí hư, loa lịch (hạch) u bướu,
+ Bản kinh: Chủ thương hàn nóng lạnh, sốt rét nóng nhiều, kinh sợ giận dữ, trừ co rút trùng ruỗi, mạch lươn, khí hư đỏ trắng, uống lâu mạnh xương khớp,
+ Biệt lục: Trừ nhiệt lưu ở khớp đốt vinh vệ, hư nhiệt đi về không định, phiền đầy. Ngừng mồ hôi, tâm đau khí kết, ngừng khát, trừ lão huyết, xáp xít tiểu tràng, ngừng đại tiểu tiện, chữa tiết tinh, hầu tắc, ho hắng, tâm dưới sườn bĩ nóng.
+ Dược tính luận: Chủ trị con gái băng huyết ngừng mồ hôi trộm, trừ phong nhiệt, ngừng đau, trị ôn ngược lại cùng đỗ trọng uống trừ mồ hôi trộm. Bệnh nhân hư mà nóng nhiều thêm dùng địa hoàng, tiểu thảo.
+ Bản thảo thập di: Giã bột xoa khắp mình trừ người lớn trẻ con ra mồ hôi trộm. Cùng rễ Ma hoàng, Xà sàng tử, Can khương làm bột trừ âm hãn.
+ Hải dược bản thảo: Chủ con trai di tinh hư hao gầy yếu, bổ thận chính khí, ngừng mồ hôi trộm, trừ phiền nhiệt, trị thương hàn đờm nhiệt, có thể bổ dưỡng an thần, trị trẻ con kinh giản.
+ Chân châu nang: Mềm tích cứng, lại trị khí hư, ôn ngược, lở loét sưng, làm thuốc men” chất cứng thu sáp,
+ Cương mục: Hóa đờm, mềm chất cứng, thanh nhiệt trừ thấp, ngừng đau khí tâm tỳ, đi lg, đái đục đỏ trắng, tiêu sán hà tích khối, bệnh bướu, kết hạch.
+ Y học chung trung tham tây lục: Ngừng ợ, ngược.
+ Hiện đại thực dụng trung dược: Làm thuốc chế axit, có tác dụng hòa vị, chấn đau.Trị dạ dày thừa chua, thân thể hư yếu, mồ hôi trộm, cùng tâm quí, hơi động là sợ, thịt giật… Đối với đàn bà có mang cùng trẻ con chất canxi thiếu cùng người lao phổi chữa có công hiệu.
* Liều lượng: 12-40g/ngày.
+ Dùng ngoài: Nghiền nhỏ xoa khô, hoặc rắc đáp. .
* Kiêng kỵ:
+ Bản thảo kinh tập chú: Bối mẫu làm sứ, được Ngưu tất, Cam thảo, Viễn chí, Xà sàng tử là tốt. Ghét Ma hoàng, Thù du, tân di.
+ Bản thảo kinh sơ: Phàm bệnh hư mà nóng nhiều nên dùng, hư mà có lạnh kỵ dùng, thân hư không hỏa tinh lạnh tự ra kiêng dùng.
3. Phương chọn lọc có Mẫu lệ
1) Trị quay cuồng say sẩm (huyễn vậng)
Mẫu lệ 6 đ.cân; Long cốt 6 đ.cân; Cúc hoa 3 đ.cân; Câu kỷ 4 đ.cân; Hà thủ ô 4 đ.cân
Sắc nước uống. (Sơn đông trung thảo dược thủ san)
2) Trị bệnh bách hợp, khát không khỏi:
Qua lâu căn; Mẫu lệ (sao). Lượng bằng nhau nghiền nhỏ uống một thìa cà phê, ngày 3 lần.
(“Kim quỹ yếu lược” Qua lâu mẫu lệ tán)
3) Trị các loại khát:
Mẫu lệ to không kể nhiều ít để trong nồi đất nung đỏ, để lạnh nghiền nhỏ, dùng cá diếc sống nấu nước điều uống thuốc lg trẻ con 1/2g. (Kinh nghiệm phương)
4) Trị đái nhiều:
Mẫu lệ (sao khói); Nước tiểu trẻ 3 thăng. Sắc còn 2 tháng, chia 3 lần uống. (Càn Khôn sinh ý)
5) Trị tiểu tiện lâm bí, uống thuốc huyết không công hiệu:
Mẫu lệ; Hoàng bá (sao). Lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, nước tiểu hồi hương điều uống. (Truyền tư “Y học tập thành”)
6) Trị trong khi băng huyết lại rò rỉ chất đỏ trắng không ngừng, khí hư kiệt:
Mẫu lệ 3 lạng; Miết giáp 3 lạng. Nghiền nhỏ, rượu điều uống 11 thìa cà phê, ngày 3 lần. (Thiên kim phương)
7) Trị mọi hư không đủ cùng bệnh mới đột ngột hư tân dịch không bền chặt, cơ thể thường tự ra mồ hôi, đêm nằm càng nặng hơn, lâu mà không ngừng, khô gầy, tâm hay kinh hãi, ngắn hơi phiền muộn mỏi mệt:
Rễ ma hoàng (rửa) 1 lạng; Hoàng kỳ 1 lạng; Mẫu lệ (tẩm nước gạo sao đỏ) 1 lạng.
Cùng nghiền nhỏ mỗi lần uống 3 đồng cân, nước 1 bát rưỡi tiểu mạch hơn 100 hạt, cùng sắc còn 8/10 bỏ bã uống nóng, ngày 2 lần, không kể lúc nào. (Cục phương)
8) Trị nằm thì ra mồ hôi trộm, phong hư đầu đau:
Mẫu lệ – Bạch truật – Phòng phong đều 3 lạng nghiền nhỏ rượu điều uống 1 thìa cà phê ngày 2 lần. (“Thiên kim phương” Mẫu lệ tán)
9) Trị mồ hôi trộm cũng trị mồ hôi ra vùng âm hộ:
Mẫu lệ nghiền nhỏ như bột có mồ hôi, chốn chốn đều xoa. (Kinh nghiệm phương)
10) Trị bệnh ôn sau khi cho đi đại tiện, đại tiện lỏng sệt, trong ngày đi 3 – 4 lần, mạch vẫn nhanh:
Mẫu lệ sống 2 lạng, nghiền nhỏ, nước 8 bát sắc còn 3 bát, chia 3 lần uống khi ấm. (“Ôn bệnh điều biện” Nhất giáp tiễn”)
11) Trị các loại loa lịch (hạch)
a) Mẫu lệ (nung) 4 lạng; Huyền sâm 3 lạng.
Nghiền nhỏ, miến bột trộn làm viên như hạt ngô đồng, Sớm chiều sau khi ăn đi nằm đều uống 30 viên, rượu điều uống. (Kinh nghiệm phương)
b) Bột mẫu lệ 5 đồng cân, trộn – nước mật gà mà dán vào. (Mạch nhân chứng trị)
12) Trị Vỵ toan quá nhiều:
Mẫu lệ 5 đ.cân; Hải phiêu tiêu 5 đ.cân; Triết bối mẫu 4 đ.cân. Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, mỗi ngày 3 lần. (Sơn đông trung thảo dược thủ san)
13) Trị sau khi ốm nặng khỏi, làm mệt một chút là mũi ra máu:
Mẫu lệ trái 10 phần; Thạch cao 5 phần. Cùng giã nhỏ, rượu điều uống 1 thìa cà phê ngày 3 – 4 lần. Cũng có thể viên mật như hạt ngô mà uống. (Bổ khuyết trừu hậu phương)
14) Trị đâm chém ra máu: Dùng bột mẫu lệ đắp. (Trửu hậu phương)
15) Trị mộng, di tinh, ỉa sền sệt:
Bột mẫu lệ cùng dấm hoàn viên như hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên, nước cơm điều uống, ngày 2 lần . (Đan khê phương)
16) Trị nhọt sưng chưa thành, dùng để nhổ độc đi: Bột mẫu lệ hòa nước đắp, khô lại bôi lại đắp.
17) Trị kinh nguyệt không ngừng:
Mẫu lệ nung nghiền nhỏ, cùng bột dấm làm viên, lại nung rồi nghiền nhỏ, rồi lấy gạo dấm, hòa bột lá ngải nhào thành cáo viên như hạt ngô, mỗi lần dùng 40 – 50 viền nước dấm nhạt điều uống. (Phổ tế phương)
18) Trị tâm tỳ khí thống, khí thực có đờm..
Bột mẫu lệ nung rượu điều uống 2 động cân. (Đan khê tâm pháp).
19) Trị bệnh thủy nang sưng.
Bột mẫu lệ 2 lạng Can khương (sao) 1 lạng.
Cùng nghiền nhỏ, nước lạnh trộn đắp lên trên nang sưng, phút chốc nang nóng như lửa khô lại bôi, tiểu tiện lợi thì thôi và khỏi. Một phương dùng nước hành, miến trắng cùng điều, trẻ con không dùng can khương. (Cổ kim lục nghiệm phương)
4. Lâm sàng báo cáo – Trích dẫn y văn
Lâm sàng báo cáo
Chữa lao phổi ra mồ hôi trộm:
Dùng mẫu lệ 5 đồng cần thêm nước 500ml sắc còn 200ml làm lượng uống 1 ngày, sớm chiều chia ra uống (có thể thêm đường cho dễ uống) uống liền vài ngày, sau khi mồ hôi ngừng ra lại uống 2 – 3 ngày lấy củng cố kết quả. Sau khi uống vài thang Công hiệu không rõ ràng có thể căn cứ nguyên tắc biện chứng thi trị, tùy chứng thêm bớt. Đã trị 10 giường, nói chung sau uống thuốc 2 – 3 thang mồ hôi trộm tiêu mất, 3 giường kỳ đầu công hiệu không rõ ràng, trong đó 2 giường thêm long Cốt, toan táo nhân, sau khi uống vài thang cũng thu được hiệu quả tương đối tốt, trong quá trình, chữa trị không thấy có phản ứng phụ không tốt,
Trích dẫn y văn
1) Trương Nguyên Tố
Mạnh thủy để chế bởi cái dương chói lọi thì khát đòi uống không nghĩ đến nữa, cho nên loại vỏ sò mẫu lệ có thể ngừng khát vậy.
2) Thang dịch bản thảo
Mẫu lệ vào kinh túc thiếu âm thận, mặn làm thuốc mềm chất rắn; dùng Sài hồ dẫn đi, cho nên có thể trừ cục cứng dưới sườn; lấy trà dẫn có thể tiêu kết hạch; lấy đại hoàng dẫn có thể trừ khoảng đùi sưng; địa hoàng làm sứ, có thể ích tính thu sáp, ngừng tiểu tiện, nó vốn là thuốc kinh thận vậy,
3) Cương mục:
Mẫu lệ bố âm thời giã sống dùng, nung qua thì thành tro không thể bổ âm
4) Bản thảo tư biện lục:
Miết giáp, mẫu lệ cách dùng rõ ràng có khác, không thể lẫn lộn dùng được, riêng chỉ có tiết nóng mềm chất rắn, người ta thường coi là một, không phân biệt gì, không biết điều đó có nên biện rõ mà không thể quên bỏ được không?.. (Bản kinh) với Miết giáp chủ trị tâm bụng trưng và tích cứng, đổi Mẫu lệ thi chủ kinh hãi khí giận co rút chùng rãn. Trọng Cảnh dùng Miết giáp trong bài Miết giáp tiễn hoàn sở dĩ để phá trưng hà. Gia thêm mẫu lệ vào thang tiểu sài hổ sở dĩ để trừ sườn đầy… từ đó mà xem thì các chủ trị của Miết giáp là vùng âm hộ bị ăn mòn, trị hạch, nóng trong xương há có thể dùng mẫu lệ mà thay được. Mẫu lệ chủ trị mồ hôi trộm, tiêu khát, loa lịch, hạch ở cổ ấy, há có thể thay bằng miết giáp. Miết giáp trừ thịt xấu mà cũng thu liễm nhọt ung võ vì âm được bổ ích mà dương bèn hòa vậy. Mẫu lệ trị kinh hãi mà lại ngừng di tiết ấy vì dương đã lên mà âm bền chặt vậy.
Nguồn: L/y Hy Lãn
Xem thêm: