Vị thuốc Bạch đậu khấu còn gọi: Đậu khấu, viên đậu khấu. – Trung Quốc: Vốn tên là đa cốt, thường gọi: đới xác khấu, bạch khấu nhân, bạch khấu xác. Tên cổ gọi: xác khấu (Bản thảo cương mục).
– Tên khoa học: Amomum cardamomum L. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng:
Đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus cardamomi rotundi) là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây bạch đậu khấu (Amomum cardamomum).
– Hình thái .
Đậu khấu là loại cỏ mọc lâu năm. Thân rễ có vảy, từ thân rễ những trục mang lá và trục mang hoa và quá ló lên mặt đất..
Thân mang lá có thể cao 2 – 3m, lá mọc so le không cuống, phiến lá hình mác dài 23cm rộng 7,5cm. Trung Quốc dược học đại từ điển mô tả hình như cây chuối tiêu, lá tựa lá đỗ nhược, dài 2-3m sáng bóng, đồng hà không héo, quả sắc tro trắng hình cầu, hơi có hình tam giác, bóp dễ vỡ. Đâu đâu cũng có lông cứng ngắn trong quả có 3 buồng chứa 9 – 12 hạt. Hiện ra sắc vàng nhạt, có mùi thơm cay tê, ngậm vào miệng thấy có khí ấm rất sảng khoái.
– Thu hái và chế biến
Đậu khấu mọc hoang và được trồng ở nước ta, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Srilanca, Nam Mỹ. Trung Quốc không có loại này thường nhập của các nước, mới đây có trồng thử ở Vân Nam.
Thường hái ở những cây đã 3 năm, khi quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng thì hái về phơi hay sấy khô, loại bỏ cuống, xông diêm sinh cho vỏ trắng ra là được, khi dùng bóc vỏ lấy hạt.
2. Vị thuốc Bạch đậu khấu theo Đông y
– Tính chất: Cay, rất ấm, không độc.
– Công dụng: Ấm vị, hành khí, dùng chữa tào tạp, nôn mửa, ợ chua, không tiêu hóa, bệnh phổi.
– Chủ trị: Tích khí lạnh, ngừng nên ngược, ăn vào nôn (phản vỵ) tiêu cơm, hạ khí xuống.
* Liều dùng: 2 – 4 gam.
* Kiêng kỵ: Phàm nôn mửa, phản vị, đau bụng bởi vì hỏa uất, chứng nhiệt thì cấm dùng
3. Người đời xưa đã dùng để chữa
1) Làm tan khí trệ đọng trong phổi, khoan khoái cách mô, làm cho hay ăn, trừ màng che ở lòng tràng con mắt,
2) Trị sốt rét lúc nóng lúc lạnh, ợ nghẹn, giải độc rượu,
3) Bạch đậu khấu có người cho rằng cùng súc sa nhân là 1 loại, khí vị đã cùng, công dụng không khác. Ngoài ra có một khí kỳ diệu thanh sảng, đi vào phần khí của kinh phế mà làm thuốc chủ yếu tan khí cho người bệnh phổi. Và lại cay ấm khi thơm, lưu hành cả tam tiêu, làm ấm tỳ vị mà khiến cho chúng lúc nóng lúc lạnh, bụng bành chương, sốt rét do hư, phản vị, đau bụng, màng che ở mắt, gân đỏ trong con mắt đều trừ được, không giống như súc sa mật cay, ấm, thơm kiêm đắng công chuyên hòa vợ tỉnh tỳ, điều trung còn đối với bộ phận khác như phế thận thì chỉ kiêm dùng thôi. Cho nên phế vỵ có hỏa cùng phế vì khí mỏng yếu phải kiêng dùng.
Tóm lại: Bạch đậu khấu cao ấm vào hai kinh tỳ phế, tan khí trệ ở trong phổi trừ đình tích ở trong vị, lui màng mờ ở trong mắt, thông ợ ngược ở cách mô, trừ sốt rét, giải độc rượu, ngừng nôn mửa, Công của nó đều do khí thơm tho sinh ra cả. Nếu qua lửa sao thì đã giảm nửa công sức, nên cho sắc uống thì hơn. Nhưng nên nghiền nhỏ đợi khi mọi thuốc sắc kỹ rồi nhân lúc sôi hòa uống thi tốt.
Theo học thuyết Anh Mỹ thì cho rằng:
Bạch đậu khấu cũng có loại tía gọi là tử đậu khấu, loại đắng là ích trí tử, công dụng cùng thảo đậu khấu cùng giống nhau, quả dùng làm thuốc, cả vỏ là tốt.
4) Học thuyết gần đây:
Trương Sơn Lôi nối: Bạch đậu khấu “Khai báo bán tháo” bảo là cay mà ấm, trị tinh khí lạnh, ngừng nôn ngược phản vị, tiêu ăn, hạ khí, xét về công ấm vỵ tỉnh tỳ cùng với Thảo đậu khấu, Nhục đậu khấu khác họ mà cùng công, nên gọi cùng chữ đậu khấu là vì vậy. Riêng bạch đậu khấu khí thơm trong trẻo, cay dữ có hơn 2 loại kia, mà không có vị sáp trệ. Vì có khí thơm tho nên càng khéo đi lên để mở ra tiết ra cái khí trệ ở thượng tiêu, tác dụng này so với thảo, nhục đậu khấu chuyên trị trung hạ tiêu không giống nhau.
Có người nói bạch đậu khấu làm tan cái khí trệ ở trong phổi, có người nói bổ khí phế khí, đó đều là lấy khí làm trọng. Cái tác dụng cay . bốc lên thì công hiệu ắt ở bộ phận trên, cho nên khoan khoái ngực lợi cách mô lại là sở trường.
Người nói khí mỏng là không đúng, vì khí vị vị thuốc này rất nùng hậu, không thể nói là bạc được. Vả lại nhắm vào lưỡi lâu, thấy cái khí trong suốt lạnh buốt, dần dần từ từ thấm vào tâm tỳ thì trước lên sau xuống, cho nên lại có thể hạ khí, so với những vị khác cay đi lên ấy đối tuyệt không giống như nhau
Tần hồ cương mục bảo là rất ấm (đại ôn), tôi sợ chưa đủ. Đó chỉ là cái tính lạc dị của khấu nhân sa nhân lên xuống âm dương đều kỳ diệu, cho nên thống trị được mọi khí phế, tỳ , can, thận nóng lạnh hư thực đi đâu chữa gì cũng được.
– Dương Nhân Trai bảo chữa sốt rét do tỳ hư trị nôn mửa nóng lạnh, vẫn không ngoài cái nghĩa ráo thấp mở đàm, ôn ấm để giúp người bệnh tỳ vận chuyển cho mạnh mẽ.
4. Phối hợp ứng dụng vị Nhục đậu khấu
1) Trị vị hư phản vị, cùng với chứng bệnh do lạnh mà nôn mửa rất hay
Bạch đậu khấu; Nhân sâm; Gừng sống; Quất bì; Hoắc hương
2) Trị đờm lạnh dừng ở vị làm nôn mửa giống như phản vị
Dùng: Bạch đậu khấu; Bán hạ; Quất hồng; Gừng sống; Bạch truật; Phục linh.
3) Trị tỳ hư lòng trắng mắt sinh màng che
Bạch đậu khấu; Quất bì; Bạch truật; Bạch tật lê; Quyết minh tử; Cam cúc hoa; Mật mông hoa; Mộc tặc thảo; Cốc tinh thảo
4) Trị khí trệ ở thượng tiêu
Bạch đậu khấu; Hoắc hương; Quất bì; Mộc hương. Thêm: Ô dược; Hương phụ; Tử tô thì: Trị bệnh đàn bà khí nghịch không hòa.
5) Trị bệnh cuối thu, phát sinh sốt rét, lạnh nhiều nóng ít, nôn mửa vỵ. Nếu ăn uống không được
Dùng: Bạch đậu khấu; Nhân sâm; Bạch truật; Gừng sống; Quất bì
6) Trị vỵ lạnh đau tim, ăn rồi muốn mửa ra
Dùng: Bạch đậu khấu 3 quả, giã nhỏ, rượu tốt 1 chén uống ấm, uống vài lần thì tốt.
7) Trị tự nhiên tim đau
Phần nhiều nhá bạch đậu khấu rất tốt. Có thể giã nhỏ đun nóng uống. 8) Tri trẻ nôn sữa do vỵ
Bạch đậu khấu 14 qủa; Súc sa mật 14 quả; Cam thảo (nướng) 8g; Cam thảo Sống 8g.
Cùng nghiền nhỏ, vắt lấy luôn luôn thấm vào miệng trở
9) Trị tỳ hư phản vị.
Bạch đậu khấu 80g; Sa nhân 80g; Đinh hương 40g; Gạo tẻ để lâu 1 đấu (ước 10000g)
Lấy đất sét sao cháy gạo, bỏ đất nghiền nhỏ, dùng nước gừng hòa viên, mỗi lần uống 8 – 12 gam, dùng nước gừng điều uống.
10) Trị sau đẻ ợ nấc
Bạch đậu khấu 20g; Đinh hương 20g.
Nghiền nhỏ, dùng nước đào hồng uống 4g bột trên, phút chốc lại uống.
5. Tư liệu tham khảo
Tô Cùng nói: Bạch đậu khấu khí vị đều mỏng, tác dụng có 5:
+ Chuyên vào kinh phế, là thuốc chữa phế..
+ Tan khí trệ ở trong ngực.
+ Trừ đau bụng do cảm lạnh.
+ Ôn ấm tỳ vị..
+ Trị mắt đỏ đột ngột phát, trừ đầu mắt trong thuộc kinh thái dương có gân máu đỏ chạy qua, dùng chút ít chữa.
Nguồn: L/y Hy Lãn
Xem thêm: