Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Thanh bì (Thanh quất bì)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Thanh bì vốn tên là: Thanh quất bì. Gọi tên: Vật này là quất chưa vàng mà sắc vỏ còn xanh, bóc ra bỏ ruột lấy vỏ, vỏ xanh là thanh bì, bì là quất, bì (vỏ quất) thanh là xanh. Tên thường dùng: Tiểu thanh bì, thanh bì sao dấm.

Tên khoa học: Citrus tangerina hort. et Tanaka. Hoặc C. erythrosa Tanaka. 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Là quả non, hoặc vỏ quả chưa chín của nhiều loại quất. Thuộc họ cam quýt (Rutaceae). như cam nhỏ, bưởi nhỏ, chanh nhỏ. Người đời này thường lấy cam bưởi chanh nhỏ làm giả thanh – không thể không biện rõ.

– Thu hái: Khoảng tháng 7 – 8 lấy về phơi khô.

– Cách chế: Lý Thời Trân nói: Khi dùng thanh bì vào thuốc ngâm qua dấm sao qua dùng.

2. Vị thuốc Thanh bì theo Đông y

– Tính chất: Đắng, cay ấm, không độc. 

– Quy kinh: Vào kinh can, đởm, vị

– Chủ trị: Phá khí tiêu tích, sơ gan, ngừng đau. Làm thuốc chủ yếu chữa khí trệ, cho ăn, phá tích kết cùng với khí cách mô.

* Lượng dùng: 4g – 12g/ngày. 

* Kiêng kỵ:  Người khí hư không tích.

Vị thuốc Thanh bì

Vị thuốc Thanh bì

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo bàn về thanh bì rằng:

Thanh bì ta lấy tháng tư, ba.

Nước nóng dụng vào ngâm rửa qua

Bỏ núm xong rồi ta bỏ ruột. 

Tiêu cứng trừ độc, tốt thay là. 

Ổn định can tỳ, tiêu ứ trệ. 

Vì chưng tính nó đắng, lành mà.

2) Đời Kim. Trương Nguyên Tố Chân châu nang bàn về thanh bì rang:

Phá tích cứng, tan khí trệ, trừ mọi thấp ở hạ tiêu, kiêm trị khí tích Ở sườn trái kinh can.

3) Đời Minh. Lý Thời Trân bản thảo cương mục bản về thanh bì rằng:

Trị khí nghịch ở ngực cách mô. trị sán khí ở bụng dưới (tiểu phúc) sườn đau, tiêu ung vú, Xơ gan mật. tả phế khí.

4) Đời Minh. Mậu Hy Ung bản thảo kinh sơ bàn về thanh bì rằng:

Thanh bị các phương đời cổ không dùng, đến thời Tống các nhà y mới dùng sắc nó xanh, vị cực đắng mà cay, khí ấm mà không độc, khí vị đều hậu, trầm mà giáng, thuộc âm. Vào kinh túc quyết âm (can) túc thiếu dương (đởm) đắng thì tiết, cay thì tan, tính lại khắc tiêu, cho nên chủ chữa khí trệ, cho ăn tăng. phá tích kết cùng khí bị cách trở (đưa cơm vào đến miệng trên dạ dày là nôn ngay). Ông Nguyên Tố bảo phá tích cứng, tan khí trệ, trị khí tích sườn trái kinh can, cũng là ý ấy vậy.

5) Đời Minh. Lý Sĩ Tài bản thảo đồ giải bàn về thanh bì rằng: Quất nhỏ gọi là thanh bì công dụng tất thảy giống nhau. Nhưng tính tương đối mạnh. Thanh bì như người đương tuổi niên thiếu, khí anh liệt đương mạnh. Trần bì như tuổi lão thành thì cái tính táo cấp vội vàng đã hóa thanh bì vào  can vì sắc xanh vậy, cuối cùng chủ trị chứng phế tỳ là nhiều. Mạch sốt rét tự huyền, là can phong hay xảy ra, thanh bì vào gan tan tà, vào tỳ điều đàm, cho nên là vật phẩm người bệnh sốt rét tất phải cần.

4. Phối hợp ứng dụng

1) Thanh bì cùng nhân sâm, miết giáp có thể tiêu ngược mẫu[mfn]Ngược mẫu: Chứng này là làm kiệm huyết và đồ ăn mà kết làm ra trưng hà phục ở kinh can, nóng lạnh luôn dấy, không thể coi là “tích nó tích chứa lại mà công kích.[/mfn]

2) Thanh bì cùng Nhân sâm, Bạch truật, Tam lăng, Nga truật, A ngùy, Phàn hồng, Sơn tra, Lồng khúc, Mộc hương. Trị huyễn tích[mfn]Huyễn là tích tụ treo ở trong bụng. Chứng này phần nhiều do khí âm dương không hòa, hoặc bực giận vào lúc đương ăn uống, ăn và khí cũng bác kích mà đờm hỏa phụ vào, bèn hợp lại thành hình, gần bên trái hải rốn, đều có 1 đường gân mạch nổi ăn, lớn như cánh tay như cái ống, nhỏ như ngón tay như quán bút, nên dùng Xạ hương hoàn, tích khối hoàn, tam lòng tán, phân chư can hoàn …[/mfn] khí khối, cùng các loại tích rắn do ăn thịt.

3) Thanh bì cùng Chỉ thực, Nhục quế, Xuyên khung trị sườn trái đau.

4) Trị khí cách mô lạnh cùng sau khi cơm rượu no đầy

Dùng thanh quất bì 1 cân chia 4 phần. 4 lạng dùng nước muối ngâm, 4 lạng dùng nước sôi ngâm. 4 lạng dùng dấm ngâm. 4 lạng dùng rượu ngâm. đều ba ngày lấy ra, bỏ cùi trắng cắt nhỏ như tơ. lấy 1 lạng muối sao hơi cháy rồi nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 2 đ.cân (ước 6,4 gam) lấy bột trà 2g sắc nước uống ấm, cũng có thể điểm uống. .

(Khoái cách thang phương).

5) Điều lý tỳ cho khoan khoái khí

Dùng thanh quất bì 1 cân, phơi nắng khô rồi nghiền nhỏ, bột cam thảo 1 lạng (32g) bột đàn hương nửa lạng (16 gam) hòa trộn đều cất đi, mỗi lần dùng 1 – 2 đồng cân (3,2 – 6,4 gam) thêm vào chút ít muối nước sôi điểm uống.

6) Phép chế thanh bì

Thường uống an thần, điều khí, tiêu ăn, giải rượu, ích vị, không kể người già trẻ con. Tống Nhân Tôn mỗi khi ăn xong nhà vài miếng. Đây là Hòa Phác Chân nhân hiến cho gọi là vạn niên thảo. Lưu Kỹ đổi tên là diên niên thảo. Nhân Tôn lại đem cho Lã thừa tướng dùng thanh bì 500g ngâm bỏ vị đắng, bỏ ruột, luyện sạch, bạch diêm hoa 160 gam, chích cam thảo 192g, hồi hương xuất khẩu 128g, nước ngọt 10 lít, không khuấy đảo, chớ để lộ đáy, đợi hết nước, đun lửa nhỏ sấy cho khô, chớ cho cháu, bỏ cam thảo hồi hương chỉ lấy thanh bì cất kỹ dùng. (Dị giản phương) 

7) Trị bệnh sốt rét lúc nóng lúc lạnh 

Dùng thanh bị 32g sao tồn tính, nghiền nhỏ trước khi phát cơn rượu ấm điểu uống 3 – 4g đến lúc lên cơn lại uống.(Thánh huệ phương)

8) Trị cảm sốt sinh ở ngược lên, tiếng ợ xung quanh nghe rất to

Lấy tứ hoa thanh bì tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần uống 6,4 gam nước sôi để nguội điều uống. (Y lâm tập yếu phương) 

9) Trị sau đẻ khí nghịch

Dùng thanh quất bị nghiền nhỏ, hành trắng, nước tiểu trẻ con sắc 6,4 gam uống. (Kinh nghiệm phương)

10) Do tích lâu ưu uất, trong buồng vú có hạch như đầu ngón tay, không đau không ngứa, 5 – 7 năm thành ung gọi nhu nham, không thể chữa được. 

Dùng thanh bị 13 gam nước 1 bát rưỡi sắc còn 1 bát từ từ uống ngày 1 lần, hoặc dùng rượu uống. (“Đan khê phương” phụ nhân nhũ nham phương)

11) Trị điếc tai ra nước: Thanh bị sao nghiền nhỏ gói bông nhét vào lỗ tai..

12) Trị môi ráo sinh lở: Thanh bì sao nghiền mỡ lợn hòa bội.

* Phương tễ trứ danh

Thanh tỳ thang

Trị nóng nhiều. Sốt rét nóng nhiều dùng (tế sinh phương). Thanh bì, Hậu phác, Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ, Cam thảo, Phục linh, Bạch truật, Thảo quả (nướng). 9 vị trên thêm gừng 3 lát, nước sắc uống.

5. Y gia bàn luận

– Vương Hiếu Cổ nói: Trần bì trị cao, thanh bị trị ở thấp, cùng Chỉ xác trị ngực cách mô, chỉ thực trị vùng dưới tim cùng một ý.

– Chu Chấn Hạnh nói: 

Thanh bị là thuốc phần khí 2 kinh can đởm, cho nên người giận dữ nhiều, có khí trệ, dưới sườn có uất tích, hoặc vùng bụng dưới (tiểu phúc) có đau sán thì dùng, để sơ thông 2 kinh hành khí vậy. Nếu người 2 kinh thực nên trước bổ mà sau dùng. Lại nói: Sơ khí của gan thêm thanh bì, sao đen thì vào phần huyết vậy.

– Trần Gia Mô nói:

Sốt rét lâu, nóng dữ tất phải phát sinh tích hòn, nên uống nhiều Thanh tỳ thang trong có thanh bì cơ lợi tà của gan thì tích tự nhiên không kết vậy.. 

– Lý Thời Trân nói:

Thanh quất bị tức vỏ quất chưa vàng mà sắc xanh, mỏng có bóng sáng, khí thơm dữ, người này phần nhiều lấy cam nhỏ, bưởi nhỏ, chanh nhỏ làm giả, không thể không cẩn thận phân biệt, dùng Vào thuốc, ngâm bỏ ruột, cắt thành từng miếng, sao qua dùng.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm