Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Trầm hương. Vật phẩm này là những lỗi đốt gỗ có mùi thơm, thả xuống nước sẽ chìm, nên có tên (trầm là chính, hương là thơm). Lại vì khí thơm như mật, bèn gọi là mật hương. Tên ký nam thường dành cho mọi loại trầm.

– Còn gọi:

Kỳ nam, trà hương, gió bầu (Việt Nam), Bois d’aigle, bois d’aloes (Pháp). Cống trầm hương, khối trầm hương, trầm hương phiến, ma trầm hương, trầm hương tiết (Trung Quốc)

– Tên dời cổ gọi trong các kinh diễn: Trầm thủy hương, lan lật hương. yến khẩu hương, to như cái nón gọi bồng lai hương, một hương. thủy trầm hương (Cương mục). Phụ tử hương, chi lan hương. hoàng trầm hương, thanh quê hương (Tô Tụng).

 Tên khoa học:

Aquilaria agallocha Roxb(A. crassna pierre). Thuộc họ Trầm (Thymelacaceae).

Trong chất gỗ của cây trầm hương khoa thụy hương, ngẫu nhiên có chất nhựa ngưng đọng, thơm tho sắc đen, chất gỗ do đó biến hóa mà tăng thêm trọng lượng thì gọi là trầm hương. 

(Theo Trung Quốc dược học đại từ điển).

– Nơi sinh:

Trầm hương mọc hoang ở những vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Trị Thiên, Hội An miền Nam Việt Nam. Còn mọc ở Quỳnh Châu, Quảng Đông, Hải Nam (Trung Quốc), Tân Gia Ba, Ấn Độ, Ba Tu.

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Trầm hương là loại gỗ có nhiều nhựa dầu của cây Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre), thuộc họ Trầm (Thymeleaceae).

– Hình thái

Cây trầm hương là loại cây cao thường xanh tươi tốt, cao tới 24 – 25m, lá mọc so le xen kẽ, hình tròn trứng, dài 8 – 10cm, rộng 1,5 – 5,5cm nhọn ở phía cuống, đầu lá cũng nhọn, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt hơn có lông. Cuống dài 4 – 5mm cũng có lông, mặt trên thành rãnh, hoa hình tán hay chùm mọc ở kẽ lá. Hoa màu trắng tro, quả như quả cau, hình lê, có lông, dài 4cm rộng 3cm. Phía dưới có chu tính (perigone) đồng trưởng. Vỏ quả mở làm 2 mảnh, xốp, một hạt gồm một phần trên hình nón, phía dưới dài cùng một kích thước, vỏ ngoài cứng phía trong mềm. Quả chín thì tự vỡ rơi hạt xuống, chất gỗ sắc lâu, trong chứa nhựa, do vô số chất sợi tơ song song mà thành, nhai nó hơi có vị đắng, khí thơm, vứt vào trong lửa thì cháy và phát sinh mùi thơm sảng khoái.

– Chủng loại:

Cứng đen chìm xuống nước gọi là trầm hương, nửa chìm nửa nổi cùng với loại ngang bằng mặt nước gọi là kê Cốt hương. Cành nhỏ rắn chắc chưa bị nát gọi là thanh quế hương, thân thì gọi là sạn hương, rễ gọi là hoàng thục hương, loại rễ đốt nhẹ to gọi là mã để hương. 

– Pháp chế:

Phàm dùng trầm hương không nên để khô, loại cứng nặng chìm xuống dưới nước là tốt. Nửa chìm nửa nổi là thứ hai. Không cho thấy lửa. Lý Thời Trân nói: Muốn hoàn tán lấy giấy gói kín, khô thì tán, hoặc cho vào bát sứ cho nước mài, lấy bột phơi khô cũng được. Muốn dùng sắc thuốc thì sắc các thuốc khác riêng, mài trầm hương riêng rồi trộn nước mài cùng thuốc sắc cùng uống.

Vị thuốc Trầm hương

Vị thuốc Trầm hương

2. Vị thuốc Trầm hương theo Đông y

– Tính chất: Cay hơi ấm, không độc. 

– Vào kinh: Vào kinh tỳ, vị, thận.

– Công hiệu: Giáng khí, nạp thận, điều trung bình can, mạnh nguyên dương.

– Chủ trị:

Phong thủy độc sủng, trừ khí xấu ác, chữa các bệnh đau ngực bụng, nôn mửa, bổ dạ dày, hen suyễn, bí tiểu tiện, còn có tác dụng giảm đau trấn tĩnh. 

* Lượng dùng: 1,6 – 3,22 gam hoặc 2,5 – 5 gam.

* Kiêng kỵ: Phàm âm hư hỏa vượng cùng khí hư hãm xuống thì cấm dùng. Kiêng lửa.

3. Từng thời đại đi cùng để chữa

1) Cuối đời Lê, Lãn Ông dược phẩm đựng nếu bàn về trầm hương rång:

Trầm hương vị cay mà không độc, khí hậu vị bạc có thể lên có thể xuống, thuộc dương. Vào kinh túc dương minh, thái âm, thiếu âm. Trên đến trời dưới đến chín suối. không phải sợ kiêng gì. Lại nói: Kiêm vào kinh thủ thiếu âm (tâm). túc quyết âm (can).

– Chủ dùng:

Bổ thận thuận khí, ức âm giúp dương, trị ly càng tốt, nôn tả cũng chữa, kiểm trị mọi tà khí ác, phong thủy, sưng độc tâm bụng đau đớn, hoắc loạn trúng ác, 5 tạng có thể điều, quỉ chú lánh được, ấm eo lưng gối, mạnh nguyên dương, phá huyền tích, tan uất kết. Nói chung khí lạnh khí uất, khí ngược đều điều được. Đó là thuốc rất quí để hòa khí vị vậy. Thơm mà xung hòa có thể điều tỳ vị, ấm mà chìm xuống có thể ấm mệnh môn. Lại nói: Có thể ngừng chuyển gân, cùng phong lạnh, tế tắc (ma tý) xương khớp không thuận lợi, thấp phong, ngứa ngoài da.

– Cấm dùng:

Thơm, ráo, chạy, tiết đi cho nên người trúng khí hư mà khi chẳng về nguồn cùng người âm thiếu, lượng thịnh về hóa, khí hư hãm xuống, đều không nên dùng.

– Phép chế:

Vào thuốc sắc nên mài uống. vào thuốc hoàn tán nên nghiền riêng rất nhỏ..

– Xét trầm hương đều bẩm thụ khí dương để sinh, kiêm cái tinh mưa móc để kết cho nên khi thơm tho; có thể trị phong độc thủy thũng ấy vì phong là dương tà, uất ở kinh lạc, gặp hỏa cùng quạt lên thì phát sinh mọi độc. Trầm hương được cái tinh khí của mưa móc cho nên có thể giải được cái hóa của phong độc. Thủy thũng (phù nước) ấy là tỳ thấp vậy. Tỳ ghét thấp mà thích táo, cay thơm thì vào tù mà ráo thấp thì thủy thũng tự tiêu; tà phong khí ác trung vào người đều theo miệng mũi mà vào. miệng mũi là khiếu của dương minh vị được cái khí dương trong trẻo thơm tho thì tỳ vị Lên mà khí ác trừ. Điều nói chủ trị tâm bụng đau hoắc loạn (miệng nôn trên tháo) huyền tích mọi chứng đều là cái sức điều khí vậy.

2) Hải Thượng Lãn Ông Lĩnh nam bản thảo có bàn về trầm hương rằng:

Vị trầm hương nam tính nó ôn.

Thông trời suốt đất thế gian d ôn.

Đuổi tà, ấm dạ, trừ đau bụng.

Giảng khí xuống rồi giúp khí luôn.

Khí tụ tiêu trừ đà có tiếng.

Phép dùng kiêng lửa, chớ coi thường.

Quỳnh Châu phủ ấy, Quỳnh Sơn săn.

Di tích trời Nam núi Ngọc Côn. Bài thơ này đại ý nói:

Vị trầm hương tính ấm, có sức mạnh thông thiên triệt địa mà nhiều người biết, có tác dụng đuổi trừ tà khí, làm ấm tỳ vị, trừ đau bụng. giáng khí xuống đồng thời lại trợ giúp khí luôn, tiêu trừ khí tích tụ (huyền tích) rất giỏi, ở Trung Quốc ở Quỳnh Sơn phủ Quỳnh Châu, ở Việt Nam có trầm hương ở núi Ngọc Côn.

3) Đời Đường. Lý Tuấn Hải tác bản thảo bàn về trầm hương rằng:

Chủ chữa đau tâm bụng, hoắc loan, trúng ác, tà quỉ chú[mfn]Quỉ chú là chứng một người bị bệnh chết một người nhà khác lại bị bệnh ấy vận vào mà mắc bệnh, đời xưa cho rằng ma quỉ rót vào cái bệnh đó, như kiểu truyền thi[/mfn] khí thanh (trong trẻo) vào thần, nên nấu cùng rượu uống, mọi bệnh lở loét sưng nên cho vào làm thuốc cao.

4) Đời Tống. Đại Minh Nhật Hoa chư gia bán tháo bàn về trầm hương rằng:

Điều hòa trung tiêu bổ 5 tạng, ích tinh mạnh dương, ấm eo lưng đầu gối, ngừng chuyển gân, nôn tả, khí lạnh, phá trưng tích phong lạnh, tê tắc xương khớp không cử động được, phong thấp ở bì phu, ngứa gãi, lỵ khí.

5) Đời Kim. Trương Nguyên Tố chân châu nang bàn về trầm hương rằng: Bổ mệnh môn thận phải.

6) Đời Nguyên. Lý Đông Viên dụng dược pháp tương bàn về trầm hương rằng: Bổ tỳ vị cùng đờm rãi, huyết ra ở tỳ.

7) Đời Minh. Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn về trầm hưởng rằng: Trị trên nóng dưới lạnh, khí ngược lên suyễn gấp, đại tràng bế tắc do hư, tiểu tiện “lâm” do khí[mfn]Lâm là đái nhỏ giọt mà sáp xít đau, vàng đỏ đục khó ra, tâm, khí tâm uất kết không duỗi, không thư thái[/mfn] Con trai tinh lạnh.

8) Sự tạo thành trầm hương

Việc tạo thành trầm hương chưa rõ. Có người nói trầm hương được tạo thành do một biến chất của những cứt chim ở kẽ cành

Hiện nay mới chỉ biết cây càng già 10 – 20 năm hoặc lâu hơn gỗ cây biến thành một chất bỏng như đá sỏi, có những vết nhăn gồ ghê trông giống như cánh chim ưng, do đó có tên là gỗ chim ưng (boi’s aigle). Tuy nhiên cũng có những mầu gỗ không có các điểm trên, mà chỉ có một mầu nâu đỏ đều. Có những miếng gỗ chỉ có những điểm màu lam nhạt. Trầm hương có hình dáng kích thước không nhất định, có khi là miếng gỗ, có khi là cục hình trụ, thường dài 10cm rộng 2 – 4cm hai đầu có vết như dao cắt, có khi lại như miếng gỗ mục; mặt ngoài màu vàng nâu, có khi có những vết dọc sẫm màu, chất cứng nặng, nơi cắt ngang có thể thấy những đám nhựa màu đen hay đen nâu. Có mùi thơm đặc biệt, đốt lên càng thơm.

Trung Quốc cũng có trầm hương nhưng vẫn nhập của ta, thường quí loại trầm của ta.

4. Phối hợp ứng dụng vị thuốc Trầm hương

1) Trị tư lự nghĩ ngợi tổn thương: Dùng trầm hương, nhân sâm, xương bồ, viễn chí, phục thần, toan táo nhân, sinh địa hoàng, mạch môn đông y.v… .

2) Trị trúng ác, trong bụng đau, tránh các loại khí ác: Trầm hương. mộc hương, hoắc hương, sa nhân.

3) Trị trong ngực khí kết, hoặc khí ngược không khoan khoái  Dùng: Trầm hương, tô tử, quất hồng. tỳ bà diệp, bạch đậu khấu, nhân sâm, mạch môn đông.

4) Trị trở dạ để không thông, không phải là tiểu tràng bàng quang quyết âm bị bệnh, đó là do gắng nhịn phòng sự, hoặc quá nhịn tiểu tiện gây ra, nên trị khí thì khỏi. không phải thuốc lợi có thể thông vậy. 

Dùng: Trầm hương 7g; Mộc hương 7g. Nghiền nhỏ, lúc đói bụng nước sôi điều uống lấy thông làm mức. (Y lũy nguyên nhung phương)

5) Trị mọi bệnh lúc nóng lúc lạnh do hư, đờm lạnh hư nhiệt dùng lãnh hương thang 

Dùng: Trầm hương, phụ tử nướng lượng hàng nhau, nước 1 chén sắc còn 7/10, phơi sương 1 đêm lúc bụng đói uống ấm.

(Vương hảo Chí y lũy nguyên nhung phương)

6) Trị vị lạnh ợ lâu 

Dùng: Trầm hương, tử tô, bạch đậu khấu nhân, đều 3,2g nghiền nhỏ mỗi lần uống 1,6 – 2,2 gam nước tai hồng đưa thuốc. (Ngô Cầu hoạt nhân tâm kinh phương)

7) Trị tâm thần không đủ, hỏa không giáng xuống, thủy chẳng đưa lên, hay quên, kinh quỹ dùng Chu tước hoàn,

Trầm hương 16 gam, phục thân 64 gam. Nghiền nhỏ, luyện thật hoàn viên bằng hạt đậu nhỏ, sau bữa ăn nước nhân sâm điều uống 30 viên, ngày 2 lần.

(Vương giao bách nhất trên phương)

8) Trị thận hư mắt đen. Ấm thủy tạng 

Dùng: Trầm hương 32g, thục tiêu bỏ mắt sao cho ra mồ hôi 123g. nghiền nhỏ rượu hoàn viên bang hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên, lúc đói nước muối điều uống. (Phổ tế phương)

9) Trị đại tràng hư bế, do cho ra mồ hôi nhiều, tân dịch hao khô. 

Dùng: Trầm hương 32g, nhục thung dung ngâm rượu sấy khô 64g. đều nghiền nhỏ lấy vững nghiền ra nước làm hồ viên như hạt ngô, mỗi lần uống 100 viên, nước mật điều uống. (Nghiêm tử lễ tế sinh phương)

10) Trị đậu sang (đậu mùa bị hãm đen) 

Dùng trầm hương, đàn hương, nhũ hương lượng bằng nhau, đốt ở trong cái chậu ôm đứa trẻ bị đậu hãm ở trên khói xông tức đậu lại mọc.

11) Chữa nôn mửa, đau bụng đau dạ dày

Trầm hương 10g, nhục quế 10g, bạch đậu khấu 8, hoàng liên 8g, định hương 10g. Tất cả tán nhỏ, ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần lg bột này. Dùng nước nóng chiêu thuốc. 

5. Các sách nói cách chữa

1) Trầm hương hổ phách hoàn

Trị thủy thũng, các loại chứng cấp và khó, tiểu tiện không thông (cổ phương) – Hổ phách, hạnh nhân, tử tô, xích linh, trạch tả đều 5 đồng cân, đình lịch, úp lý nhân (bỏ vỏ đầu nhọn) trầm hương đều 1,5 lạng. trần bì, phòng kỷ đều 7,5 động cân, cùng nghiền nhỏ viên với mặt bằng hạt ngô, lấy xạ hương làm áo, mỗi lần uống 25 viên, dần tăng đến 50 viên, lúc đói dùng thang nhân sâm điều uống, lượng hư thực mà gia giảm thêm.

2) Trung được đại từ điển nói 

Công dụng chủ trị:

Giáng khí ôn trung, ấm thận nạp khí.

Trị khí nghịch suyễn thở, nôn mửa ợ ngược, vùng bụng trên bụng dưới chướng đau, eo lưng đầu gối Thư lạnh, đại tràng hư bí, tiểu tiện khí lâm, con trai tinh lạnh.

3) Biệt lục: Chữa phong thủy độc sưng, trừ khí xấu.

4) Đào Hoằng Cảnh: Chữa hạch ác sưng độc. 

5) Hải được bản thảo: Chủ tâm bụng đau, hoắc loạn, trúng ác, thanh thần, nên nấu với rượu mà uống. mọi lở sưng nên nấu cao mà dùng.

6) Nhật Hoa tử bản thảo:  

Điều trung, bố 5 tạng, ích tinh, mạnh dương, ấm eo lưng đầu gối, trừ tà khí, ngừng chuyển gần, nôn tả, khí lạnh, phá trưng tích, trị phong lạnh, tê tắc, khớp đốt hư bại. thấp phong da dẻ ngứa, tâm bụng đau, lý khí. . .

7) Chân châu nang: Bổ thận, lại có thể trừ khí xấu, điều hòa trung tiêu,

8) Cương mục: Trị trên nóng dưới lạnh, khí ngược lên suyễn thở, đại tràng hư bế, tiểu tiện khí lâm, con trai tinh lạnh.

9) Y lâm soạn yếu:

Bền thận bổ mệnh môn, ôn ấm trung tiêu, ráo tỳ thấp, tả tâm, giáng khí ngược lên, phàm các loại khí không điều, đều có thể điều, kiêm trị ly độc cấm khẩu cùng tỷ lạnh, phong lạnh, cùng tà ác.

10) Bản thảo tái tân: Trị can uất, giáng can khí, hòa tỳ vị, tiêu khí thấp, lợi thủy mở khiếu.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm