Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Đan sâm (Trừ huyết đan sâm). Còn gọi: Điền đan sâm, tiểu đan sâm, tử đan sâm, vân nam thử vũ huyết đan sâm, Xích đan sâm, trư huyết đan sâm.

Vị này là hình tựa sâm mà sắc đỏ (đan tức đơn là đỏ, sâm là sâm).

– Tên cổ trong sách cổ:

Xích sâm (Biệt lục). Mặc dương nhũ (Ngô phổ bản thảo). Trục mã (Đào Hoằng Cảnh). Bôn mã thảo (Tiêu bính). Sơn sâm (Nhật hoa bản thảo).

– Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza Bunge , Thuộc họ Hoa môi (Labiatae)

Là rễ phơi khô của cây đan sâm (Radix salviae multiorrhizae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Đan Sâm là rễ phơi khô của cây Đan sâm

– Hình thái

Cỏ sống lâu năm, cao 0,3 – 0,8m toàn thân có lông trắng vàng nhạt; thân vuông, có gân dọc. Lá kép 3 – 5 lá chét, mọc đối, mép có răng cưa tù. Hoa mọc thành chùm đầu cành hay kẽ lá. Vòng hoa gồm 3 – 10 hoa, thường là 5 tràng màu xanh tím nhạt, 2 môi, môi dưới 3 thùy, 2 nhị, vòi thò ra.

Có hoa từ tháng 5 đến tháng 8 Tam Đảo, có quả vào tháng 8, tháng 9. Cây này ta mới nhập về trồng ở Tam Đảo. Rễ dùng làm thuốc, nhất là bổ.

– Thu hái: Thu hái vào mùa xuân hay mùa thu

– Bào chế

Đan sâm lấy về loại bỏ tạp chất, loại bỏ rễ con, rửa sạch, ủ mềm, thái lát, phơi khô để dùng.

Chế rượu: Lấy đan sâm đã thái, thêm rượu, trộn đều đậy kín cho ngấm hết rượu với tỷ lệ 10 kg Đan sâm : 1 lít rượu. Sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra để nguội.

ĐAN SÂM ẨM - Vị thuốc Đan sâm

Vị thuốc Đan sâm

2. Vị thuốc Đan sâm theo Đông y

– Tính chất: Đắng, hơi lạnh, không độc.

– Vào kinh: Vào kinh can, tâm bào lạc.

– Công dụng:

Trừ ứ đọng, sinh tân dịch mới, hoạt huyết điều kinh, chuyên trị bệnh yếu vàng chứng tạng táo và thanh tâm trừ phiền, chấn tĩnh ngừng đau, an thần, trị kinh nguyệt không đều, gan xơ cứng hóa.

– Tác dụng:

Lúc vào dạ dày hơi có cùng vị toan dấy lên tác dụng mà giúp ch cho tiêu hóa, sau khi đến ruột mới thứ tự phân giải mà bị ruột hấp thu; sau khi vào máu có thể xúc tiến huyết dịch tuần hoàn, khiến hồng cầu sản sinh thịnh, sức thay cũ đổi mới của tế bào được tăng thêm, rôn dùng làm thuốc thông kinh cường tráng, và làm thuốc chủ yếu cho phụ khoa.

– Chủ trị

Tà khí ở tâm, bụng, ruột reo úng lục như nước chảy, tích tụ lúc nóng lúc lạnh, phá “Trưng” trừ “Hà”, ngừng phiền đầy, ích khí, nuôi máu. (Bản kinh).

Trừ bệnh đau ở vùng tâm bụng, khí kết lạnh, cứng eo lưng, cột sống, chân tê tắc thấp khớp, trừ tà phong lưu đọng lại, uống lâu có ích cho người (Biệt lục).

*Lượng dùng: 6g – 20g/ngày.

* Kiêng kỵ: Phàm không ứ trệ cấm dùng. Sợ nước muối, sọ dấm. phản lê lô.

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác dược phẩm vậng yêu thương nói về đan sâm rằng:

Nhuận mà mặn là tốt. Còn gọi “Bôn mã thảo” vì uống vị này chín yếu mềm có thể chạy đuổi theo ngựa (bôn là chạy, mã là ngựa). Vị đắng hơi lạnh không độc, vào 3 kinh tâm, can, tâm bào.

– Chủ dùng:

An thần, tan kết đọng, ích khí nuôi âm, thông điều mọi mạch, từ máu ứ mà sinh máu mới, yên thai sống, mà ra thai chết, trị khí hư băng huyết chữa sau đẻ, lúc có mang, chân tê tắc mềm yếu có thể mạnh, mắt đỏ sưng có thể tiêu tan, tan trưng hà, thúc mủ sinh ra thịt, tránh những bệnh ma quái mờ ám (quỷ sùng, tinh muội) nuôi chính đuổi tà trị tà phong để lại nóng gây ra cuồng loạn buồn bực, cùng chứng lao nhiệt, tâm bụng bệnh khó chữa đã lâu ngày (cố tật). Đầu gáy đau, khớp đốt nhức, eo lưng cột sống cứng đơ, tứ chi không cử động.

– Cấm dùng: Người khí vỹ hư hàn ấy châm chước nên dùng, có mang không có gì chớ dùng.

– Xét Đan sâm sắc đỏ hợp lý hỏa ở phương nam vào tim chuyên chủ về chứng huyết. Người xưa coi một vị bằng cả bài “tứ vật” lại thêm bổ âm vậy. Công sức tuy nhiều ở bổ máu, song càng sở trường về thông hành máu, thực là thuốc chủ yếu cho can hỏa,

– Cách chế:

Thanh tâm trừ nhiệt dùng sống, nuôi tâm huyết ngừng đau tâm nên cùng máu tim lợn sao, hòa tâm âm điều tâm khí sao mật rượu mà dùng.

4. Phối hợp ứng dụng vị Đan sâm

1) Mạnh bước chân đi vững vàng. Dùng: Đan sâm; Ngưu tất; Địa hoàng; Hoàng kỳ; Hoàng bá. Lượng bằng nhau.

2) Trị nóng lạnh tích tụ. Phá trưng trừ hà, khí kết cố tật ở vùng tâm bụng

Dùng: Đan sâm; Mẫu lệ; Thanh cao; Ngưu tất; Miết giáp; Mẫu đơn bì; Diên hồ sách; Sơn ta khô (chế) Nước hạt nghể đỏ. Lượng bằng nhau.

3) Ích khí nuôi huyết. Dùng: Đan sâm; Đảng sâm; Mạch môn đông; Toan táo nhân; Địa hoàng. Lượng bằng nhau.

4) Trị bệnh đàn bà kinh nguyệt không điều, lúc trước lúc sau, lúc nhiều lúc ít, trước khi đẻ thai không yên, sau khi đẻ máu xấu không ra, kiêm trị lao lúc lạnh lúc nóng, eo lưng xương sống đau, xương khớp đau phiền.

Dùng “Đan sâm tán” gồm có: Đan sâm rửa sạch, cắt miếng phơi khô nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, rượu ấm điều uống.

5) Cho ra thai chết: Đan sâm; Đương quy; Ngưu tất; Tế tân.

6) Trị trụy thai ra máu: Đan sâm 12 lạng, rượu 5 lít nấu lấy 3 lít, uống ấm tùy theo khả năng, ngày 3 – 4 lần.

7) Trị hàn sán bụng đau. Bụng dưới liên tới âm hành cùng dắt dẫn đau. Dùng đan sâm 1 lạng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, rượu nóng điều uống.

8) Trị trẻ con nóng mồ hôi ra, co quắp do trúng phong gây ra: Dùng: Đan sâm 1/2 lạng; Cứt chuột sao 30 cái. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đ.cân. Nước tương điều uống.

9) Trị đàn bà bị ung vú: Đan sâm 2 lạng; Bạch chi 2 lạng; Thược dược 2 lạng. Giã nhỏ, ngâm dấm 1 đêm. Mỡ lợn 1/2 cân nhỏ lửa sắc thành cao, bỏ bã đắp.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ