Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Quế chi: Quế chi (Ramulus Cinnamomi) là quế bóc vỏ ở cành nhỏ hoặc dùng cả cành con của cây quế Cinnamomum cassia Presl, thuộc họ long não Lauraceae. Quế của Thanh Hóa Việt nam có tên là Cinamomum loureirii Nees. 

1. Tác dụng dược lý

  • Tác dụng kháng khuẩn:

Dịch chiết xuất quế chi từ Cồn, ở ngoài cơ thể có thể ức chế khuẩn trụ đại tràng (bacillus Coly), khuẩn trụ khô thảo (bacillus subtilis) cùng khuẩn cầu chùm nho sắc hoàng kim (staphylococcus aureus), nồng độ có công hiệu là 25mg/ml hoặc trở xuống. Đối với khuẩn cầu chùm nho sắc trắng (staphylococcus), shigella shigae(chí hạ thị lọ tật can lan), typhoid paratyphoid A bacillus (thương hàn hòa phó thương hàn giáp can lan), streptococcus pneumoniae (phế viêm cầu lan), bacillus gasoformans (sản khí can lan), anthrax bacillus (thán thư can lan), salmonella enteritidis (tràng viêm sa môn thị lan), vibrio Comma (hoắc loạn cô lan) vv… cũng có tác dụng ức chế.. 

  • Tác dụng lợi niệu:

Dùng lượng “ngũ linh tán” hàm chứa quế chi 0,25/kg tiêm tĩnh mạch chó đã gây mê cơ thể khiến cho lượng tiêu tăng thêm rõ rệt. Chỉ dùng quế chi tiêm tĩnh mạch (0,029 gam/kg) tác dụng lợi niệu so với 4 vị thuốc khác mạnh hơn rõ rệt. Cho nên cho rằng quế chi là một thành phần lợi tiểu chủ yếu trong bài ngũ linh tán”. Tác dụng này phương thức có thể tựa như salorgan (merscol). Ngoài ra còn có tác dụng kháng bệnh độc.

2. Tính vị quy kinh, tác dụng

Tính vị: Cay ngọt, ấm, không độc. 

Vào kinh:  Vào bàng quang, tâm, phê. 

+ Thang dịch bản thảo ghi vào kinh bàng quang. 

+ Lôi Công bào chế dược tính giải ghi vào phế kinh. 

+ Dược phẩm hóa nghĩa ghi vào can thận bàng quang. 

+ Bản thảo cầu chân ghi vào cơ biểu, kiêm vào tâm can. 

– Công dụng chủ trị:

Cho ra mồ hôi giải cơ, ấm sinh thông mạch, trị phong hàn biểu chứng, vai lưng chân tay khớp đốt nhức đầu, ngực tắc đờm ẩm, kinh bế trưng hà.

+ Thành Đô ký:

Tiết bôn đồn, hòa cơ biểu tan súc huyết ở hạ tiêu, lợi khí phế

+ Y học khải nguyên:

Chủ trị bí quyết: Trừ thương phong đau đầu, mở thớ thịt lỗ chân lông, giải biểu, trừ phong thấp ngoài da 2 chữ phong thấp là căn cứ (bản thảo phát huy, bổ sung.

+ Bản thảo kinh sơ:

Thực biểu trừ tà. Chủ lợi can phế khí, đầu đau, phong tý xương khớp co rút đau.

+ Dược phẩm hóa nghĩa:

Chuyên đi vùng trên vai cánh tay, có thể đưa thuốc đến chỗ đau, để trừ đờm ngưng đọng máu trị đọng ở khoảng tứ chi khớp đốt..

+ Bản thảo bị yếu:

Ôn kinh thông mạch ra mồ hôi giải cơ.

+ Bản thảo tái tân:

Âm trung tiêu thông hành máu, mạnh tý ráo vy, tiêu sưng lợi thấp. Trị chân tay phát lạnh gây tê, gân co rút đau, kiêm trị mọi chứng ngoại cảm hàn lương.

+ Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục:

Cho ra mồ hôi giải cơ, ấm kinh thông mạch, trị ngoại cảm phong hàn, vai cánh tay chi khớp nhức đau.

vị thuốc quế chi

3. Ứng dụng lâm sàng của Vị thuốc Quế chi

Chứng biểu hàn: nếu biểu hư có mồ hôi thường phối hợp với bạch thược để điều hoà doanh vệ như bài quế chi thang. Nếu biểu thực hàn không có mồ hôi, thường phối hợp với ma hoàng như bài ma hoàng thang.

Ôn kinh chỉ thống, điều trị các chứng đau do lạnh: Chứng tâm mạch ứ trệ gây đau tức ngực, điều trị thường phối hợp với chỉ thực, giới bạch như bài Chỉ thực giới bạch quế chi thang. Điều trị trung tiêu hư hàn, đau bụng do lạnh thì điều trị phối hợp dùng với bạch thược, di đường như bài Tiểu kiến trung thang. Nếu huyết hàn ứ trệ, đau bụng kinh, bế kinh, điều trị phối hợp dùng với đương quy – ngô thù du như bài ôn kinh thang; nếu phong hàn thấp tý, vai lưng đau nhức, điều trị phối hợp với phụ tử như bài quế chi phụ tử thang .

Chữa đờm thấp tích tụ: Chứng đàm ẩm tích tụ do tỳ dương không vận hoá, thường phối hợp dùng cùng với phục linh, bạch truật như bài linh quế truật thảo thang; nếu rối loạn công năng khí hóa của bàng quang, phù thũng, tiểu tiện bất lợi  thường phối hợp dùng cùng với trư linh, trạch tả như bài ngũ linh tán.

Chứng hồi hộp trống ngực: mạch kết đại thường dùng phối hợp với cam thảo, đẳng sâm, mạch môn như bài chích cam thảo thang. 

Hóa khí lợi tiểu: Quế chi thông dương khí, tăng cường khí hóa ở thận giúp lợi tiểu tốt. trị các chứng phù thũng do ngoại cảm phong hàn ảnh hưởng tới sự khí hóa của thận.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị thái dương trúng phong, dương phù mà âm yếu. Dương phù ấy nhiệt tự phát, âm yếu ấy mồ hôi tự ra, ngây ngấy sợ lạnh, sợ gió, phát sốt, mũi reo, mửa khan.

Quế chi 3 lạng (bỏ vỏ ngoài) Thược dược 3 lạng
Cam thảo (nướng) 2 lạng Sinh khương (cắt) 3 lạng
Đại táo 12 quả

Năm vị trên, cắt vụn 3 vị, nước 7 thăng lửa vừa nấu còn 3 thắng, bỏ bã, ấm vừa phải uống 1 thắng. Uống được 1 lúc ăn cháo nóng hơn 1 tháng để giúp sức thuốc, đắp ấm bụng hơn 1 giờ thấy khắp mình dâm dấp tựa ra mồ hôi là tốt. 

Xem chi tiết tại (“Thương hàn luận” Quế chi thang)

2) Trị thương hàn 8 – 9 ngày, phong thấp cùng chống nhau, mình mẩy đau phiền, không thể tự quay chuyển, không nôn, không khát, mạch phù hư mà sáp ấy. 

Quế chi (bỏ vỏ) 4 lạng Phụ tử (nướng, bỏ vỏ) 3 củ
Sinh khương (cắt vụn) 3 lạng Đại táo 12 quả
Cam thảo (nướng 2 lạng

Năm vị trên nước 6 thăng nấu còn 2 thăng, bỏ bã, chia 3 lần uống ấm.

(‘Thương hàn luận” Quế chi phụ tử thang)

3) Trị mọi chi khớp nhức đau, mình mẩy gầy gò, chân sưng như thoát, đầu xây xẩm ngắn hơi, luôn buồn nôn:

Quế chi 4 lạng Thược dược 3 lạng
Cam thảo 2 lạng Ma hoàng 2 lạng
Sinh khương 5 lạng Bạch truật 5 lạng
Trị mẫu 4 lạng Phòng phong 4 lạng
Phụ tử 1 củ (nướng)

Chín vị trên lấy nước 7 thăng nấu lấy 2 thắng, uống ấm 7 hợp, ngày 3 lần uống.

(‘Kim quỹ yếu lược” Quế chi thược dược tri mẫu thang)

4) Trị trong tâm bĩ, mọi nghịch lên, tâm lơ lửng đau:

Quế chi 3 lạng Sinh khương 3 lạng
Chỉ thực 5 quả

Ba vị trên nước 6 tháng nấu còn 3 thăng chia 3 lần uống ấm.

(“Kim quỹ yếu lược” Quế chi sinh khương chỉ thực thang)

5) Trị thương hàn sau khi cho ra mồ hôi thấy người dưới rốn run rẩy (quý) đó là muốn bôn đồn vậy:

Phục linh 1/2 cân Quế chi (bỏ vỏ) 4 lạng
Cam thảo (nướng) 2 lạng Đại táo 15 quả

Bốn vị trên nước 1 đấu, nấu trước phục linh giảm hai thăng, cho mọi thuốc vào nấu lấy 3 thăng, bỏ bã, uống ấm 1 thăng, ngày 3 lần.

(“Thương hàn luận” Phục linh quế chi cam thảo đại tảo thang)

6) Trị huyết tý âm dương đều nhỏ, thốn khẩu trên mục quan nhỏ, giữa mục đích nhỏ khẩn. Bên ngoài thấy chứng thân thể bất nhân, dạng phong tê:

Hoàng kỳ 3 lạng Thược dược 3 lạng
Quế chi 3 lạng Sinh khương 6 lạng
Đại táo 12 quả

Năm vị trên lấy nước 6 – nấu còn 2 thằng uống ấm 7 hợp ngày 3 lần.

(Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang)

7) Trị người hay xuất tinh, bụng dưới căng cấp âm đầu lạnh, mắt hõm đen, tóc rụng, mạch rất hư, khâu trì, vì ỉa ra nguyên thức ăn, mất máu, mất tinh, mạch khâu động vi khẩn.

Quế chi 3 lạng Thược dược 3 lạng
Sinh khương 3 lạng Cam thảo 2 lạng
Đại táo 12 quả Long cốt 3 lạng
 Mẫu lệ 3 lạng

Bảy vị trên lấy nước 7 thăng nấu còn 3 thăng chia ra uống ấm 3 lần.

(Quế chi long cốt mẫu lệ thang)

8) Trị hư lao lý cấp, quý, nục, trong bụng đau, mộng thất tinh, tứ chi nhức đau, chân tan phiền nóng, họng khô miệng ráo:

Quế chi (bỏ vỏ) 3 lạng Cam thảo (nướng) 2 lạng
Đại táo 12 quả Thược dược 6 lạng
Sinh khương 3 lạng Di đường 1 thăng

Sáu vị trên nước 7 thăng nấu lấy 3 thăng, bỏ bã, cho di đường vào, nhỏ lửa dung giải, uống ấm 1 thăng, ngày 3 lần.

(Thang tiểu khiển trung) 

9) Trị đàn bà vốn có bệnh trưng, ít kinh chưa đầy 3 tháng mà thấy rò rỉ ra không ngừng thai động ở trên vốn đó là “trưng” cố kết làm hại. Có mang 6 tháng động ấy, trước 3 tháng nước sinh lợi là có thai vậy. Người đại tiện ra máu sau đó ngừng kinh 3 tháng đó là đông máu vậy. Sở dĩ máu không ngừng là “trưng” cục máu tích không đi vậy, nên hạ cái trưng đi:

Quế chi Phục linh
Mẫu đơn bì (bỏ lõi) Đào nhân (bỏ vỏ đầu nhọn)
Thược dược

 Lượng bằng nhau, cùng nghiền nhỏ, mật hoàn viên bằng viên phấn mỗi ngày trước bữa ăn uống 1 viên. Không biết có gì khác, thêm đến 3 viên.

(Quế chi phục linh hoàn)

Từ phương 6 trở xuống trích từ Kim quỹ yếu lược.

5. Các nhà bàn luận

1) Dung dược tâm pháp:

Quế chi khí vị đều nhẹ cho nên có thể đi lên phát tán ra phần biểu.

2) Vương Hiếu Cổ:

Bản thảo nói quế có thể ngừng phiền ra mồ hôi, mà Trương Trọng Cảnh trị thương hàn có nên phát hãn, mấy chỗ đều dùng “Thang quế chi”. Lại nói: Không mồ hôi không được uống quế chi, người bệnh hay và mồ hôi không được lại cho ra mô

Nếu dùng quế chi là lại cho ra mồ hôi, người mồ hôi nhiều ấy dùng “thang quế chi cam thảo”, ở đây lại dùng quế chi để đóng mồ hôi vậy. Một thuốc hai cách dùng, cùng nghĩa của bản thảo có thông không? Nói rằng: Bản thảo nói thuốc cay ngọt rất nóng, có thể tuyên dẫn trăm thứ thuốc, thông huyết, mạch, ngừng phiền ra mồ hôi, đó là điều huyết mà mồ hôi tự ra vậy. Trọng Cảnh nói rằng thái dương trúng phong, người âm nếu ấy mồ hôi tự ra, vệ thực doanh hư cho nên phát nóng mồ hôi ra. Lại nói rằng: Bệnh thái dương phát nhiệt mồ hôi ra ấy, đó là doanh nếu vệ mạnh. Âm hư dương tất (Tấu) họp theo, cho nên đều dùng quế chi cho ra mồ hôi. Đó là điều khi doanh thì khí vệ tự hòa, phong tà không có chỗ dung chứa, bèn tự ra mồ hôi mà giải, chứ không phải quế chi có thể mở tấu lý phát ra mồ hôi vậy. Mồ hôi nhiều dùng quế chi ấy, lấy đó để điều hòa doanh vệ thì tà theo mồ hôi ra mà mồ hôi tự ngừng chứ không phải quế chi đóng lỗ chân lông vậy. Người ngu ấy không biết cái ý ra mồ hôi đóng mồ hôi, làm cho rằng thương hàn không mồ hôi ấy cũng dùng quế chi, lầm quá đáng vậy. Dưới chữ thang quế chi có chữ phát hãn, nên cho rằng có chữ “xuất” nữa nghĩa là mồ hôi tự nhiên phát ra, không phải như ma hoàng có thể mở tấu lý (lỗ chân lông thớ thịt) phát ra mồ hôi vậy. Cái trị mồ hôi ra do hư cũng nên ngược lại cái ý này.

3) Bản thảo khiên nghĩa bổ di:

Trọng Cảnh trị phần biểu dùng quế chi, không phải phân biếu có hư dùng quế để bổ, phản vệ có tà phong, cho nên bệnh tự ra mồ hôi, dùng quế chi để phát tà ra, vệ hòa thì phần biểu dầu kín, mồ hôi tự ngừng, không phải quế chí có thể thu được mồ hôi và dùng chữa đầu.

4) Cương mục:

Ma hoàng đi khắp suốt da lông cho nên chuyên dùng cho ra mô hôi mà tà lạnh tan, phế chủ da lông, cay chạy về phế vật. Quế chị thấu suốt doanh vệ cho nên có thể giải cơ mà phong tà đi, tỳ chủ doanh phế chủ vệ, ngọt chạy tỳ. cay chạy phế vậy.

5) Bản thảo dựng ngôn:

Quế chi tan phong hàn đuổi tà biểu, phát tà ra mồ hôi, ngừng ho hắng, là thuốc trừ đau phong ở khoảng chân tay khớp đốt vậy. Khí vị tuy không tách rời cay nóng, nhưng thể nó là cành nên chỉ có thể phát tan được cái tà ở khoảng cơ tấu da lông, các chốn khớp đốt chân tay đầu gối cánh tay vậy.

6) Bản thảo thuật:

Quế chi cùng quế mỏng tuy đều thuộc loại cành nhỏ, nhưng quế mỏng, nhất là vỏ mỏng, cái lực hòa doanh hình như không bằng quế cành vậy, lại nữa nhục quế tn bôn đồn mà quế chi cũng dùng, vì bôn đồn thuộc khí thận, khí thận ra ở bàng quang, quế chi vào kinh túc thái dương bàng quang vậy, các thầy thuốc đương đời không biết cái nghĩa tinh vi thực phần biểu của quế chi, cho rằng vị quế chi có thể bổ phần vệ mà làm dầy kín tấu lý. Nếu vậy sao không dùng sâm, kỳ? Bởi vì cái phong của bốn mùa nhân vì cái khí của bốn mùa, mùa đông giá lạnh tổn thương phần vệ, vệ bị gió lạnh ngăn che thì không vì khí doanh làm cho hòa, cho nên mồ hôi ra vậy. Riêng quế chi cay ngọt có thể làm tan gió lạnh. Ở phần biểu, lại thông huyết mạch, cho nên hợp với bạch thược, từ bền chặt vệ để đạt đến doanh, khiến nó cùng hòa cơ được giải mồ hôi ngừng ra.

6. Liều dùng kiêng kỵ

* Cách dùng lượng dùng

Uống trong: Sắc uống (8-12g/ ngày)hoặc vào hoàn tán.

* Kiêng kỵ

Quế chi cay ấm rất dễ thương âm động huyết, nên cấm dùng ở những trường hợp ngoại cảm nhiệt bệnh, âm hư hoả vượng, huyết nhiệt vong hành… nên thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, kinh nguyệt ra nhiều.

+Bản thảo tòng tân: Người âm hư, các loại chứng huyết không thể lầm dùng.

+ Đắc phối bản thảo: Âm hư huyết thiếu, vốn có chứng về huyết, ngoài không có tà lạnh, dương khí bên trong thịnh, 4 cái đó cấm dùng.

Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tư liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ