Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ma hoàng – Ma hoàng (Herba Ephedrae) là phần ngọn hay trên mặt đất phơi âm can hoặc sấy khô của cây ma hoàng Ephedra Sinica Stapf, thuộc họ ma hoàng Ephdraceae.

Tên gọi khác là Long sa (Bản kinh), ty tướng, ty diêm (Biệt lục). Cẩu Cốt (Quảng nhã).

– Nguồn gốc: Loại thân chất có có tên gọi thảo ma hoàng – mộc tặc ma hoàng – trung ma hoàng thuộc họ Ma hoàng.

a- Thảo ma hoàng: Ephedra sinica stapf. Còn gọi là hoa ma hoàng. 

b- Mộc tặc ma hoàng: Ephedra equisetina Bge. Loài này giống mộc tặc, F equisetina là mộc tặc.

c- Trung ma hoàng: Ephedra intermedia schrenk et T mey.

1. Tác dụng dược lý

1) Tác dụng giống thần kinh – giao cảm

+ Ephedrin có tác dụng làm giãn phế quản thích hợp dùng cho những khi phế quản co mà thở khó khăn.

+ Ephedrin có tác dụng ức chế (giảm) nhu động, đối với cơ trơn của ruột và dạ dày. 

+ Ephedrin có tác dụng kích thích cơ tim và làm cá nhỏ mạch máu ngoại vi, làm cho tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao và kéo dài.

+ Ephedrin còn làm lượng huyết đường tăng cao, chuyển hóa tăng, co nhỏ lá lách làm tăng lượng hồng huyết cầu.

+ Khi bị trúng độc hoặc rỏ vào mắt thì làm giãn đồng tử.

2) Kích thích thần kinh trung ương

+ Ephedrin làm hưng phấn vỏ đại não, làm cho tinh thần phấn chấn, giảm và ngăn tác dụng gây ngủ của thuốc ngủ, hưng phấn trung khu hô hấp.

3) Tác dụng miễn dịch nhanh

Nếu dùng ma hoàng hay ephedrin liên tục thì chúng có hiện tượng mọi tác dụng nói trên kém đi rất mau (đối với adrenalin không có hiện tượng này). .

Ngoài ra ma hoàng có tác dụng gây ra mồ hôi, thông tiểu tiện, kích thích bài tiết nước tiểu, bài tiết dịch vị. | Tác dụng của rễ ma hoàng hoàn toàn ngược lại với cành và thân. Nếu dùng cao lỏng rễ ma hoàng tiêm vào động vật thì thấy huyết áp giảm xuống, mạch máu ngoại vị giãn ra và hô hấp tăng nhanh.

2. Tính vị quy kinh, tác dụng

– Tính vị: Cay, đắng, ấm. 

– Về kinh: Vào kinh phế, bàng quang. 

– Công dụng chủ yếu: Ra mồ hôi, bình suyễn lợi thủy.

Trị thương hàn biến thực phí nóng sợ lạnh không mồ hôi, đầu . đau, mũi tắc, xương khớp đau nhức. ho hắng khí suyễn; phong thủy phù thũng, tiểu tiện không lợi, phong tà bế tắc khó chữa, da dẻ bất nhân, phong chẩn ngứa gãi.

+ Bản kinh:

Chủ trị trúng phong, thương hàn, váng đầu, ôn ngược. Phát biểu ra mồ hôi, trừ tà nóng, ngừng ho ngược khí xốc lên, trừ tà lúc nóng lúc lạnh, phá trưng kiên tích tụ.

+ Biệt lục:

Chủ 5 tạng tà khí hoãn cấp, phong sườn đau, chữa các bệnh khác về vú, ngừng thích ngủ, thông chân lông thớ thịt, giải cơ, tiết tà khí ác, tiêu ban độc đỏ đen.

+ Dược tính luận: Trị độc phong ngoan tố trên mình, da thịt bất nhân.

+ Điền nam bản thảo: Trị khiếu mũi bế tắc không thông, thơm thối không phân biệt,

Chủ 5 tạng tà khí hoãn cấp phong sườn đau, chữa các bên khác về vú, ngừng thích ngủ, thế chân lông thớ thịt, giải cơ, tiết tà. khí ác, tiêu ban độc đỏ đen.

+ Dược tính luận: Trị độc phong ngoan tý trên. mình, da thịt bất nhân,

+ Điền nam bản thảo: Trị khiếu mũi bế tắc không thông, thơm thối không phân biệt, phế lạnh ho hắng.

+ Cương mục: Tan mắt đỏ sưng đau, thủy thũng, phong thũng, sau đẻ máu trệ.

+Khoa học đích dân gian dược thảo: Trị khí suyễn, ho 100 ngày, viêm chi khí quản.

+ Hiện đại thực dụng trung dược: Đối với khớp đau nhức có công hiệu.

vị thuốc ma hoàng

3. Ứng dụng lâm sàng của Vị thuốc Ma hoàng

Chứng ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh không có mồ hôi, phát sốt đau đầu, mạch phù mà khẩn, thường dùng phối hợp với quế chi trong bài Ma hoàng thang

Chứng hen suyễn: Ma hoàng còn có tác dụng khai tuyên phế khí, dùng để điều trị bệnh suyễn khái thực chứng, thường phối hợp với hạnh nhân, cam thảo. Ngoài ra ma hoàng còn phối hợp với tế tân, can khương, bán hạ… để điều trị chứng hàn đàm đình ẩm (ho khó thở, đờm nhiều, trong loãng) như bài Tiểu thạch lâm thang. 

Phối hợp với thạch cao, hạnh nhân, cam thảo để thanh phế bình suyễn, như bài Ma hạnh thạch cam thang. 

Chứng phù thũng, hoàng đàn, hay phong tà xâm nhập biểu, phế mất công năng tuyên giáng thủy thũng,  gây nên tiểu tiện không thông, phối hợp với cam thảo tức là bài Cam thảo ma hoàng thang; nếu kèm theo nóng trong, tỳ hư, có thể phối hợp với thạch cao, sinh khương, cam thảo, bạch truật …

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị đau đầu thái dư nóng, mình đau eo lưng đốt nhức đau, sợ gió không nói mà suyễn:

Ma hoàng (bỏ đốt) 3 lang Quế chi 2 lạng
Cam thảo (nướng) 1 lạng  Hạnh nhân 70 hạt

Lấy nước 9 thăng trước nấu ma hoàng bớt đi 2 thằng, bỏ bọt nổi cho mọi thuốc vào nấu lấy 25 thăng, bỏ bã, uống ấm 8 hợp, chăn đắp bụng cho ra mồ hôi nhẹ không nên ăn húp cháo..

(“Thương hàn luận” Ma hoàng thang)

2) Trị bệnh thái dương sau khi cho ra mồ hôi, không thể lại dung Thang quế chi mồ hôi ra mà suy không nóng lớn dùng: 

 Ma hoàng (bỏ đốt) 4 lạng Hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn 50 hạt
Cam thảo (nướng) 2 lạng Thạch cao (đập vụn), gói vải ½ cân

Bốn vị trên lấy nước 7 thăng, nấu ma hoàng giảm bớt 2 thăng, 9, bỏ bọt, cho mọi thuốc vào, nấu lấy 2 thăng, bỏ bã, uống ấm 1 tháng. ” 

(Thương hàn luận” Ma hạnh thạch cam thang) 

3) Trị bệnh toàn thân đều đau, phát nóng, về chiều nóng hơn, gọi tên là phong thấp. Bệnh này tổn thương vì có mổ – tổn thương lâu bị lạnh gây ra:

Ma hoàng (bỏ đốt) 1/2 lạng Cam thảo (nướng) 1 lạng
Ý dĩ nhân 1/2 lạng Hạnh nhân (bỏ vỏ đầu nhọn sao)

Tất cả giã dập: Mỗi lần uống 4 tiền chùy (ước 4g) nước 1 chén rưỡi sắc còn 8/10 bỏ bã uống ấm. Có mồ hôi nhẹ tránh gió.

(“Kim quỹ yếu lược” Ma hạnh ý dĩ cam thang)

4) Trị phong tý vinh vệ không thông hành, tứ chi đau nhức:

Ma hoàng (bỏ rễ, đốt) 5 lạng Quế tâm 2 lạng

Tán nhỏ, lấy rượu 2 thăng, lửa vừa sắc như cháo. Mỗi lần uống không kể lúc nào, rượu nóng điều uống 1 thìa trà uống dần, lấy ra mồ hôi làm mức độ. 

(Thánh huệ phương)

5) Trị thương hàn nhiệt và phần biểu phát sinh hoàng đản:

Ma hoàng 3 lạng, rượu ngon 5 lít, nấu còn 15 lít, uống ấm hết, mồ hôi ra mà giải. Mùa đông tháng giá lạnh uống với rượu, trong mùa xuân nên dùng nước.

(“Thiên kim phương” Ma hoàng thuần tửu thang)

6) Trị cảm mạo tà phong, mũi  tắc tiếng nặng, nói tiếng không ra. Hoặc thương phong, thương lạnh, đầu đau mắt hoa đen, tứ chi co cuộn, ho hắng nhiều đờm, ngực đầy khí ngắn:

Ma hoàng (không bỏ đốt) Hạnh nhân không bỏ vỏ đầu nhọn
Cam thảo dùng sống

Lượng bằng nhau. Giã thô, mỗi lần uống 5 đồng cần nước 1,5 bát, gừng 5 lát, cùng sắc còn 1 bát bỏ bã uống. Đắp chăn ngủ, lấy hơi ra mồ hôi làm mức. 

7) Trị nốt phỏng lở loét hãm vào trong đen sạm: 

Có Ma hoàng (bỏ đốt) 1/2 lạng, dùng mật một thìa cùng sao giờ lâu, lấy nước 1/2 lít sắc đợi sôi, bỏ bọt, lại sắc, bỏ 1/3, không dùng bã, nhân lúc nóng uống hết.

8) Tránh gió, sợ nốt lở loét lại ra vậy.

Một phép dùng rượu ngon cực sắc, riêng trẻ con không uống được rượu, nhưng công hiệu càng chóng vậy.  (Bản thảo khiên nghĩa)

5. Các nhà bàn luận

1) Lý Hãn:

Nhẹ có thể trừ thực, đó là loại ma hoàng cát căn vậy. Cái tà hữu dự của lục dâm, trú ở khoảng da lông dương phần, chân lông thớ thịt bế tắc, doanh vệ khí huyết không thông hành, cho nên nói rằng “thực”. 

Hai vị khinh thanh nhẹ (nhẹ trong) cho nên có thể bỏ cái thực đi vậy. 

2) Thang dịch bản thảo:

Ôi! Ma hoàng là thuốc trị vệ thực, quế chi là thuốc trị vệ hư, quế chi ma hoàng tuy là thuốc chứng thái dương kỳ thực là thuốc vinh vệ vậy. Phế chủ vệ (là khí), tâm chủ vinh (là huyết), cho nên ma hoàng là thuốc thủ thái âm, quế chi là thuốc thủ thiếu âm. Cho nên người bị thương hàn thương phong mà ho, dùng ma hoàng quế chi, tức là cái nguồn của thang dịch vậy.

3) Bản thảo kinh sơ:

Ma hoàng, nhẹ có thể trừ bỏ thực, cho nên dùng chữa thương hàn làm phương thứ nhất giải cơ. Chuyên chủ trị trúng phong thương hàn váng đầu, sốt rét nóng nhiều, phát biểu ra mồ hôi, trừ bỏ tà khí ấy bởi vì ngoại tà phong hàn thấp trú ở khoảng da lông ở dương thì (tấu lý) chân lông thớ thịt bế tắc chống cự lại vinh vệ khí huyết không thể đi, cho nên gọi là thực. Vị thuốc này nhẹ trong cho nên có thể trừ bỏ được ủng trệ thực khiến tà từ phần biểu tan ra vậy. Ho ngược khí xốc lên. ấy là phong hàn bị uất ở thủ thái âm phế vậy, lúc nóng lúc lạnh ấy là tà ở phần biểu vậy; 5 tạng tà khí hoãn cấp ấy là 5 chứng chậm 6 chứng nhanh vậy; phong sườn đau ấy là tà phong trú ở dưới sườn vậy. Đó đều là bệnh vệ thực vật. Trong vệ tà phong hàn đã tan thì mọi chứng kể trên tự trừ vậy. Cái mà nói rằng tiêu ban độc đỏ đen ấy, nếu như ở mùa xuân mùa hạ ấy không phải là thích nghi vậy. Phá trưng rắn tích tụ cũng không phải bỏ cái khả năng của thuốc phát biểu vậy. Khiết Cổ nói: Trừ tà lạnh ở trong phần vinh, tiết cái phong nhiệt ở trong vệ đó là lời bàn chính xác vậy. Uống nhiều khiến người  hư là vì chạy tan chân nguyên của người vậy.

4) Lời bàn của vụ Hy Lãn

Xưa có thuyết Lĩnh nam vô thương hàn tức khu vực “Lĩnh nam” không có chứng thương hàn, Linh nam , chỉ Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam. Có hay không không nên chấp nệ, mà chỉ nên biết tính chất của vị thuốc ma hoàng mà sử dụng cho thích hợp thôi. Ví dụ: đối với bệnh cần cho ra mồ hôi thì người phương bắc dùng tới 7 – 8 đồng cân mới ra được mồ hôi, mới khỏi bệnh, ta cho 1 – 2 đồng cân cùng phối hợp một vài vị khác mà đạt được hiệu quả chữa bệnh thì hà tất ta lại không dùng. 

Vẫn nên dùng bài 1 Ma hoàng quế chi thang nhưng số lượng ít đi cho phù hợp thời tiết và sức khỏe con người Việt – Nam mà thôi. Trong bài số 7 trên y học chung trung Sâm Tây lục lời bàn kỹ càng đáng học tiếp, song câu: “bỏ bọt nổi bởi vì cái  bọt nổi ấy tính quá dữ, bỏ đi khiến tính về hòa bình”. Câu nói này thì chưa đúng lắm. Nếu bọt ấy quá ái mạnh về ra mồ hôi thì ta dùng bớt lượng đi có hơn không? hà tất gì phải bỏ phí. Mà có thể là như lời Đào Hoàng Cảnh nói, bỏ bọt, vì bọt đó khiến người phiền. Lời nói này có lý hơn. Nếu chỉ quá mạnh về ra mồ hôi thì không cần phải bỏ mà chỉ cần bớt lượng sử dụng. 

6. Liều dùng bào chế và kiêng kỵ

Liều dùng: 3 -10g. Nếu phát hãn giải biểu thì dùng tươi, nếu chỉ khái bình suyễn thì dùng trích 2-3g.

Kiêng kỵ: Người vốn cơ thể ra mồ hôi trộm, khí suyễn, đều kiêng dùng.

Chú ý: ma hoàng phát tán rất mạnh, nếu biểu hư tự hãn, âm hư đạo hãn và hư suyễn đều phải rất thận trọng khi dùng. 

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Cắt bỏ mắt và rễ sôi mười dạo vợt bỏ bọt mà dùng. Nấu giấm sôi mà tay phơi khô.

Tẩm mật loãng (1/2 mật, 1/2 nước) sao qua (để tránh ra mồ hôi nhiều quá).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

+ Thân: cắt khúc 1 – 2cm (dùng sống). Cũng có thể tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua.

+ Rễ: rửa sạch, thái khúc, phơi khô.

Bảo quản: Để nơi mát, khô, tránh ánh sáng.

Nguồn: Tổng hợp / Có của dụng tài liệu của cụ Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm